Affichage des articles dont le libellé est Bay giải cứu. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bay giải cứu. Afficher tous les articles

samedi 22 juillet 2023

Hà Phan - Phiên tòa giải cứu làm sân khấu hài có nguy cơ mất khách

 

Xem đá banh xong rồi, bà con mình nên chuyển ngay sang theo dõi phiên tòa giải cứu vì nhiều tình tiết có tính giải trí khá cao.

Được nói lời sau cùng trước khi Tòa nghị án, cựu Phó Chủ tịch Quảng Nam Trần Văn Tân lại lẩy Kiều "Trót đà gây việc chông gai / Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng"!

Chưa biết Tòa có "thương bài" nào không nhưng Tân "Kiều" cho biết nhờ bản lĩnh và trí tuệ sẵn có của cha mẹ hai bên, còn dì dượng cậu mợ sao không thấy nói nên "Vườn nhà dẫu vắng người chăm sóc / Ly trắng đào hồng tự nở hoa".

Lê Quý Hiền - Kịch hay !

 

Nhà cháu theo nghề sân khấu, đã xem nhiều vở diễn nhưng chưa bao giờ thấy vở “Chuyến bay giải cứu” đầy xung đột và hấp dẫn thế.

 - Tuyến nhân vật nhận hối lộ thường “không đòi”, và tuyến đưa hối lộ thường “phải đưa” nếu muốn làm ăn. Cả hai tuyến nhân vật trên “sân khấu” đều là tuyến này phạm tội vì tuyến kia rồi ân hận. Hóa ra tội phạm là cái thằng “văn hóa cảm ơn” !

- Tính cách nhân vật rất rõ ràng. Vai doanh nghiệp ra doanh nghiệp, nói về nỗi khổ của kẻ bị phụ thuộc. Vai quan chức ra quan chức, nhiều ông nói trước tòa như nói ở hội nghị về thành tích, công trạng, hoàn cảnh. Nhiều nhân vật nói như nhau theo đúng như sách. Ví dụ như đoạn rất ân hận và xin lỗi từ xin lỗi Đảng, Nhà nước, Nhân dân, cơ quan, tới những người về nước bị cách ly trong ngày dịch.

Nguyễn Đình Bổn - Độc !

 

Độc lắm, độc lắm! Chớ hông phải chơi!

Ngâm Kiều, lẩy Kiều thì các cụ xưa thường xuyên làm nhưng ra tòa mà đọc Kiều thì chỉ có cán bộ thời nay!

Mà cái ông phó chủ tịch Quảng Nam này cũng độc khi đọc hai câu: "Trót đà gây việc chông gai/ Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng?".

Bớ mấy ông tòa, tay Tân chơi xỏ mấy ông đó!

vendredi 21 juillet 2023

Nguyễn Xuân Nghĩa - Thử làm luật sư vụ án "chuyến bay giải cứu"

 

Về trường hợp bị cáo Hoàng Văn Hưng, cựu trưởng phòng 5, cơ quan điều tra Bộ Công an, đã có dư luận trên mạng xã hội cho rằng Viện Kiểm sát, Tòa án không đủ chứng cứ, hay chứng cứ không thuyết phục để buộc tội bị cáo Hưng.

Tôi đồng ý với quan điểm này, mặc dù trong sâu thẳm tôi tin Hoàng Văn Hưng CÓ TỘI.

Viện Kiểm sát chỉ có một chứng cứ để buộc tội Hoàng Văn Hưng nhận hối lộ. Chứng cứ này là lời khai của bị cáo Nguyễn Anh Tuấn (cựu thiếu tướng, cựu phó giám đốc công an Hà Nội). Bị cáo Tuấn khai đã đưa cho bị cáo Hưng chiếc cặp trong đó có tiền hối lộ, nhưng không đưa ra người làm chứng.

Dương Quốc Chính - Hành trình của chiếc va li

 

Viện Kiểm sát mới công bố video Hưng nhận cái cặp được coi là có 450 ngàn (đô la). Video 3 phút, cơ bản không có gì quan trọng, vì Hưng đã nhận là có nhận cặp, chỉ chối là trong đó có tiền.

Video đó có có khoảng 20 giây cuối cùng là hay. Đó là sau khi nhận cặp, Hưng lại đem nó lên một chiếc ô tô màu đen, là ô tô của Hưng. Nhưng chuyện hay ho là Hưng ngồi trong xe đó 7 phút 30 giây, rồi đi ra tay không, sau đó chiếc xe chạy đi.

Vậy chiếc xe chạy đi đâu, khi nó đem theo chiếc va li nhạy cảm như vậy? Liệu có phải là để chuyển cho người khác nữa? Hưng làm gì tới 7 phút 30 giây ở trên xe? Kiểm tra vali, rồi gọi điện cho ai đó? Chắc chắn tra khảo lái xe của Hưng là sẽ rõ nếu Hưng có điện thoại. Kiểm tra điện thoại của Hưng cũng có thể biết.

Tạ Duy Anh - Đưa hối lộ và nhận hối lộ

 

Phiên tòa bi hài nhất lịch sử tư pháp Việt Nam cho đến thời điểm này, vẫn đang diễn ra.

Loại bỏ các âm thanh chối tai, gây nên bởi những kẻ vừa thất đức vừa thất học mà thực tế là những kẻ đầu đường xó chợ khoác áo quan chức. Tôi thấy nhiều tiếng nói bi thương, ai oán vọng ra từ đó mang âm điệu kêu cứu, cần được cả xã hội lắng nghe.

Nó khiến chúng ta không thể không suy nghĩ một cách nghiêm túc, không chỉ về những gì đang chứng kiến.

Dương Quốc Chính - Cơ chế xin-cho

 

Vụ giải cứu đồng bào bản chất là từ cơ chế xin cho.

Nhiều khi anh em thiện lành và bò đỏ chỉ biết lao vào chửi bọn quan tham, bọn doanh nghiệp đưa hối lộ, làm hỏng cán bộ ta, bọn cán bộ điều tra sâu mọt chạy án...Nhưng phải hiểu đó chính là vấn đề của thể chế.

Thể chế càng tạo ra nhiều cơ chế xin - cho thì càng tạo ra cơ hội cho tham nhũng. Chính vì thế, một chính trị gia cánh hữu là tổng thống Mỹ Reagan đã nói : "Trong cuộc khủng hoảng hiện tại, chính phủ không phải là giải pháp cho những vấn đề của chúng ta; chính phủ chính là vấn đề."

jeudi 20 juillet 2023

Hoàng Nguyên Vũ - Rồi kết thúc phiên tòa “Chuyến bay giải cứu”, dân có nhận lại được tiền không?

 

Xin đặt ra ba câu hỏi:

1/ Phạm tội toàn tiền lớn, không thấy bất cứ kẻ nào nộp đủ, thậm chí phần nộp lại đa số rất nhỏ. Nếu số tiền còn lại đưa cho vợ, chồng, con cái, bồ nhí giữ, thì có nên truy tố vợ chồng, con cái, bồ nhí vì tội tiêu thụ tài sản do kẻ khác phạm tội mà có không?

2/ Phạm tội toàn tiền lớn, không nộp lại đủ, có cần tịch thu tài sản của những kẻ phạm tội kiểu ngân hàng xiết nợ không?

Phạm Loan - Tám nhân vụ đại án chuyến bay giải cứu

Vụ chuyến bay giải cứu với hối lộ các kiểu, mình cũng không định theo dõi vì thấy nó là chủ đề vừa xưa cũ vừa thường xuyên ở nước ta rồi. Nhưng cứ mỗi khi vào Facebook là lại thấy có tin, có video các buổi xử án ở tòa ... Thế là cũng xem, cũng nghe, cũng vẫn choáng váng, vẫn xót xa, bức xúc và ê chề đủ thứ.

Nghe những con số tham ô, hối lộ của vụ này thì quả là cũng ấn tượng. Kiếm tiền nhiều và dễ dàng như thế bảo sao người ta không u mê mụ mẫm và tha hóa. Như anh Lưu chị Luyến khỏe mạnh, tử tế, làm lụng quần quật được dăm ba triệu một tháng. Đàng này chỉ cần thực hành quyền lực nhẹ nhàng thôi, trong 270 ngày nhận tiền 253 lần với tổng giá trị hơn 42 tỉ thì lại chả "hết nước chấm", không lú mới là lạ.

Con số ấn tượng, bối cảnh đặc thù, nhưng cách thức tham ô tham nhũng thì không hề lạ. Nó vẫn thế xảy ra hàng ngày, mọi nơi, mọi lúc trên đất nước hình chữ S. Chắc chắn tất cả người dân Việt Nam sống tại Việt Nam đều không xa lạ. Chúng ta đã chấp nhận và dung dưỡng nó. Bức xúc đấy rồi quên đấy. Bức xúc khi mình là nạn nhân nhưng lại vô cùng hoan hỉ khi mình được trục lợi.

Lê Thanh Phong - Doanh nghiệp bị bắt ép đưa tiền theo "luật rừng"

 

Thực ra, gọi hành vi đưa hối lộ là "văn hóa phong bì" có thể không đúng về bản chất. Đã là văn hóa thì không thể xấu, ở đây là "tệ nạn phong bì".

Phong bì làm quà, cảm ơn, tình nghĩa là văn hóa. Nhưng cảm ơn tới vài chục tỉ đồng thì đó là đưa và nhận hối lộ, là tệ nạn, là hành vi phạm tội.

Đối với các bị cáo trong nhóm đưa hối lộ, đương nhiên là có hành vi vi phạm pháp luật, ai cũng nhận tội, cũng tự nhận thức mình đã sai. Nhưng nếu đặt vào hoàn cảnh của họ, bị cán bộ ép buộc, bị gợi ý phải làm theo "luật" xin - cho, thì khó có cách lựa chọn nào khác.

Dương Quốc Chính - Đưa hối lộ mà bị bùng tiền

 

Mình có chút tâm tư về pháp lý, 500 anh em luật sư lý giải hộ mình cái. Cu Hưng cựu an ninh điều tra không hề bị Viện Kiểm sát luận tội đưa hối lộ hay nhận hối lộ, chỉ bị luận tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Có nghĩa là nó có thể đã nhận tiền từ tướng Tuấn để chạy án, nhưng nó ôm luôn không chạy. Như vậy tại sao chính Viện Kiểm sát lại luận tội bị cáo Hằng là chạy án (đưa hối lộ), bằng cách đưa tiền cho Tuấn, rồi Tuấn đưa cho Hưng? Tuấn cũng bị luận tội môi giới hối lộ nữa?

Việc đưa hối lộ này có được Hưng thực hiện đâu. Bởi bản thân Hưng cũng không hề bị luận tội nhận hối lộ hay đưa hối lộ. Nó (có thể) ôm tiền về tiêu xài thôi!

mercredi 19 juillet 2023

Trần Hiển - Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

 

Luật sư nói: Gia đình cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng tự nguyện dùng hết tài sản để khắc phục hậu quả.

Tài sản bao gồm: Một căn chung cư cao cấp trị giá 15 tỉ, một căn chung cư bình dân hơn trị giá khoảng 5 tỉ, một chiếc ô tô lúc mới mua trị giá khoảng 4 tỉ, cổ phiếu và trái phiếu giá trị khoảng 5 tỉ, tài khoản và tiền mặt khoảng 1,3 tỉ. Tổng tài sản đứng tên Cục trưởng kê biên bị cơ quan chức năng thu giữ khoảng 30 tỉ.

Lưu ý: Đây chỉ là tài sản đứng tên Cục trưởng thôi nhé, còn tài sản đứng tên người thân và họ hàng không tính. Chưa kể Cục trưởng có một công ty liên quan đến giáo dục.

Tạ Duy Anh - Ai tước liêm sỉ ở họ ?

 

Theo dõi vụ án, tôi có nhận xét thế này:

Cái đám cán bộ mang danh trí thức, được ăn học, có danh có chức, nhưng họ đánh mất sạch liêm sỉ.

Chỉ xin dẫn hai trường hợp là ông Tô Anh Dũng và bà Nguyễn Thị Hương Lan.

Một người nhận tới 25 tỉ đồng, mà vẫn nói như đang báo cáo về kết quả học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ăn đến rỗng túi đồng bào, mà vẫn "coi họ như ruột thịt" thì còn hơn cả sự kinh tởm.

Cù Mai Công - Cái gì của Caesar hãy trả lại cho Caesar

 

Phiên tòa “chuyến bay giải cứu” mới tạm xong phần đề nghị mức án sau khi "cập nhật" tiền khắc phục hậu quả. Một số báo chí, truyền thông rút tít: Tòa đang tạm dừng để các bị cáo “Nộp tiền khắc phục vụ án”.

Trước hết đây là lỗi câu cú do muốn rút tít gọn vì vụ án đang diễn ra; đúng/sai, hay/dở chưa rõ thì có gì phải khắc phục nó. Phải ghi rõ “Nộp tiền khắc phục hậu quả vụ án”.

Nhưng nếu ghi “Nộp tiền khắc phục hậu quả vụ án”, tức đã nói hậu quả thì buộc phải nói đến bị hại, nạn nhân đầu tiên, trực tiếp của vụ án này: những người mua vé “chuyến bay giải cứu” cao chót vót là đối tượng chính đáng, đầu tiên, duy nhất nhận lại tiền khắc phục hậu quả gây ra với họ này.

Mai Quốc Ấn - Những kẻ máu lạnh

 

Cuộc “đốt lò” không phải gần đây, nó đã kéo dài hơn 6 năm!

Trước khi có đại dịch, kể cả Ủy viên Bộ Chính trị cũng thành “củi”.

Nhưng các phe nhóm vẫn bàn kế hoạch rồi ăn chia trên nỗi đau thân phận, trên xác người suốt mấy năm đại dịch. Họ bàn kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch ngay giữa kinh kỳ-trung tâm chính trị quốc gia.

Họ không sợ hãi cuộc “đốt lò”?

Dương Quốc Chính - Nộp tiền khắc phục hậu quả gì ?

 

Vụ chuyến bay giải cứu nhiều báo nêu khái niệm các bị cáo NỘP TIỀN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ, có báo gọi là nộp tiền. Nhưng nộp tiền này để làm gì? Khắc phục hậu quả cho ai? Ai sẽ được hưởng số tiền này?

Phải hiểu bản chất là người dân, hành khách được "giải cứu" mới là bên chịu thiệt hại về tiền bạc. Nhà nước, ngân sách mất quái gì đâu, chẳng qua chế độ, chính quyền, ngành công an, ngoại giao bị mang tiếng xấu với nhân dân, nhưng chả thiệt hại đồng nào hết. Vậy bị cáo nộp tiền vào ngân sách là ngân sách được lợi, vì chả mất gì mà lại được đóng tiền vào không ít, trong khi người dân chịu thiệt hại thì lại không được trả lại tiền.

Trường hợp bị cáo nộp lại tiền với tội danh lừa đảo thì tiền đó đúng ra phải trả lại bên bị lừa. Như tướng Tuấn nộp 1,55 triệu đô thì tiền đó phải trả bị cáo Hằng (là bị cáo tội đưa hối lộ nhưng đồng thời là bị hại trong vụ lừa đảo).

Mai Bá Kiếm - Chuyện tiền Lan lãnh sự

 

Tôi kể người nghe đời Lan Lãnh sự (Nguyễn Thị Hương Lan)

Lập trò bay giải cứu.

Lúc dịch còn căng Lan vẫn thường ma lanh,

Đem viết thành planning (kế hoạch).

Thuở ấy kiều dân đang bí lối kêu cứu bên Lan

Lan như bông hoa ngàn thương yêu vô vàn

Nguyện thề giải cứu sẽ không hề lìa xa.

mardi 18 juillet 2023

Lưu Nhi Dũ – Thư ký bị đề nghị tử hình, thứ trưởng « mình đồng da sắt » !

 

Trong vụ án chuyến bay giải cứu vĩ đại, 54 bị cáo, có 23 cựu quan chức bị cáo buộc nhận hối lộ, trong đó 18 người bị truy tố khung hình phạt tử hình.

Tuy nhiên sáng 17-07, Viện Kiểm sát chỉ đề nghị phạt cựu thư ký Thứ trưởng Y tế Phạm Trung Kiên án tử hình, 17 bị cáo khác chắn “ăn năn hối cải” nên thoát án tử.

Phân tích hành vi của bị cáo Kiên, Viện Kiểm sát đánh giá bị cáo này tham nhũng với thủ đoạn trắng trợn nhất, 253 lần nhận tiền hối lộ, với số tiền lên đến 42,6 tỉ đồng.

Mai Quốc Ấn - Án quá nhẹ, coi chừng lại « ngạo nghễ Việt Nam »

“Một án tử hình, trên 350 năm tù được đề nghị chia lần lượt cho 53 bị cáo là một phần trong nhiều nội dung đáng chú ý tại phiên tòa ngày 17/07/2023.” (Trích NLĐ).

Án vẫn rất nhẹ! Vì phạm tội để kiếm chác trên tài sản, sức khỏe và cả sinh mệnh của đồng bào.

Án nhẹ thì các “đồng chí chưa bị lộ” sẽ mừng vì biết chỉ cần khắc phục bằng tiền - cũng là tiền kiếm chác trên tài sản, sức khỏe và cả sinh mệnh của đồng bào, là sẽ có án nhẹ.

Dương Quốc Chính - Tướng Tuấn làm thịt em gái mưa ?

 

Anh Tuấn không hề khai nhận là lấy tiền của em gái Hằng, nghe loáng thoáng là giữ 400 ngàn thôi, nhưng lại nộp tiền khắc phục là 1,5 triệu $. Như vậy là đã vượt chỉ tiêu, đáng tuyên dương.

Bị cáo nào cũng như Tuấn thì đốt lò là tăng thu ngân sách, có lãi to! Năm nay có khi GDP vẫn tăng trưởng cao do thu tiền khắc phục hậu quả!

Nhưng ở một suy luận khác, 1,5 triệu đô này phải chăng chính là số tiền mà Tuấn đã lấy của Hằng mà không đưa Hưng? Vậy chứng tỏ Hưng chỉ cầm được khoảng 1,1 -1,3 triệu đô. Nếu trừ đi con số như Tuấn thuật lại lời Hưng là đưa Viện Kiểm sát 700 ngàn (thực tế có khi không tới, Hưng cứ chém để đòi tiền vậy), thì các con số có vẻ phù hợp hơn.