Affichage des articles dont le libellé est Án oan. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Án oan. Afficher tous les articles

lundi 21 décembre 2020

Lê Thế Thắng - Chuyện Hồ Duy Hải tiếp hay dừng ?


Tôi không hỏi câu đó, là câu hỏi nhiều người dành cho tôi.

Câu trả lời là “dừng”.

Không phải dừng vì sức ép, hay bất cứ lý do nào tương tự. Mọi việc cần làm đều đã làm, mọi nghi vấn hầu hết đã được luật sư, nhà báo, cộng đồng phân tích, mổ xẻ để thấy vụ án đó cần phải xem xét lại.

lundi 14 décembre 2020

Lê Thế Thắng - Tòa xử Hồ Duy Hải, hay thật hay !


1. Ở phiên sơ thẩm tại Long An năm 2008, sau bao nhiêu dày công sắp xếp. Dù gia đình Hồ Duy Hải đã từ chối, cơ quan điều tra vẫn ép Hồ Duy Hải phải nhận ông luật sư cựu Công an Võ Thành Quyết.

Tại phiên tòa, luật sư của gia đình là Nguyễn Văn Đạt bào chữa thì tòa tắt micro, khiến bên ngoài người dân không nghe được phần bào chữa Hải oan. Nhưng luật sư được sắp xếp Võ Thành Quyết thì tòa bật loa ầm ầm. Và kỳ khôi trên đời có luật sư chỉ chăm chăm kết tội thân chủ tại tòa.

Ông Quyết từ quá trình điều tra đều ép Hồ Duy Hải nhận tội, xin khoan hồng, ông thúc gia đình Hải chấp nhận đi, đừng kêu oan nữa. Hải cũng phải thuận theo phần nào để yên lành trong giai đoạn điều tra. Tới khi ra tòa Hải kêu oan, ông luật sư quay ra kết tội thân chủ của mình. Và người dân Long An bên ngoài tòa chỉ nghe thấy “Hải có tội”.

lundi 14 septembre 2020

Đỗ Ngà - Vì sao công lý & CS không bao giờ đứng chung ?

 


Vụ án Đồng Tâm dự tính kéo dài trong 10 ngày nhưng chỉ trong 4 ngày là kết thúc. Trong 4 ngày này người dân lần lượt thấy rõ mồn một một bản cáo trạng đầy rẫy chi tiết bịa đặt.

Chưa hết, tại tòa án nhờ các luật sư liên tục cập nhật tình hình, nên hội đồng xét xử lộ rõ bộ mặt chà đạp lên quy tình tố tụng, và thêm vào đó là những hành động côn đồ của công an với các luật sư.

Nói thẳng ra đây là một bản án bỏ túi, những mức án đã định trước khi tòa diễn ra.

dimanche 12 juillet 2020

Lê Thế Thắng - Hồ Duy Hải, ông Chấn và mấy câu hỏi tại sao



Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ Hồ Duy Hải thăm ông Nguyễn Thanh Chấn. Ảnh Lê Thế Thắng
Bà Loan tới thăm ông Chấn, là lần thứ ba trong 7 năm qua, tính từ thời điểm ông Chấn được ra tù - sau 11 năm bị giam cầm oan sai vì tội giết người.

Ông Chấn chỉ bị lãnh án chung thân, là nhờ cha ông đã bỏ mạng cho đất nước. Là con liệt sĩ, ông mới may mắn giữ được mạng sống để còn được trở về. Bởi nếu không, ông đã phải dựa cột để lãnh vào người những viên đạn ác nghiệt, y như cách cha ông đã từng chết cho Tổ quốc.

Vợ ông Chấn kể lại, bà đã rất dằn vặt mình. Vì nếu bà không sai ông đi lấy nước, thì chẳng có lý do gì để người ta ép ông ấy vào tội giết người thay cho kẻ khác.

samedi 27 juin 2020

Trần Đăng Khoa - Hồ Duy Hải có bằng chứng hoàn toàn vô tội



Vụ án Hồ Duy Hải đến nay đã rõ quá rồi. Chúng ta chỉ còn chờ phán quyết chính thức của một phiên tòa sạch do Ủy ban Tư pháp Quốc hội thành lập, sẽ tiến hành trong thời gian không còn lâu nữa. Tuy nhiên, dư luận xã hội vẫn không hạ nhiệt mà càng ngày càng nóng. 

Những người muốn cứu Hải và cứu cả nền tư pháp của chúng ta, thì đưa ra những bằng chứng không thể bác bỏ về việc Hải vô tội. Những người tàn phá nền tư pháp và tàn phá cả thể chế của chúng ta thì truy bức Hải đến cùng, để giết cho bằng được một người dân không có bằng chứng phạm tội. 

Gần đây nhất là ông Đỗ Văn Đương, nguyên đại biểu Quốc hội, Phó ban Dân nguyện. Ông đã viết đến ba trang gửi Chủ tịch nước để bênh vực ông Nguyễn Hòa Bình, cho là ông đã xử đúng người đúng tội. Bằng cớ là ông đã vào tận nhà tù hỏi Hải và Hải đã nhận tội và còn mong được chết sớm. Ông Đương bảo ông không a dua, không nói theo đám đông

jeudi 25 juin 2020

Nhà văn Hoàng Quốc Hải - Không thể câm nín mãi trước bất công và phi lý



Từ bữa Tòa án Nhân dân Tối cao xử phiên giám đốc thẩm về vụ án Hồ Duy Hải, đã có quá nhiều người nói về vụ án này. 

Các nhà chuyên môn về pháp luật, từ lập pháp đến hành pháp, từ giới luật sư đến các nhà văn hóa, các nhà khoa học tự nhiên; từ nhà văn, nhà báo, nhà giáo, đến đông đảo công chúng. Tất cả đều bức xúc về phiên tòa xử không đúng luật. Việc kết án không thuyết phục. 

Không phải mọi người nói Hồ Duy Hải có tội hay không có tội; mà vấn đề là ở chỗ bản án được Tòa tối cao xử giám đốc thẩm tuyên tử hình, lại không có bất cứ một vật chứng nào làm bằng cớ, chứng minh cho hành vi gây án của bị án Hồ Duy Hải; thay vào đó dầy đặc những lời cung. Do vậy, bất cứ một người có đầu óc bình thường nào cũng không thể tin được, chứ đừng nói giới luật gia. Nói chung, sự quan tâm của công chúng là tính công minh của luật pháp chứ không thiên vị bị cáo hoặc quan tòa. 

dimanche 31 mai 2020

Trịnh Hồng Thọ - Hãy dựng tượng người chết thảm này !



Đây là hình ảnh của ông Lương Hữu Phước, 55 tuổi, ngồi trên bậc thềm tòa án tỉnh Bình Phước, vào cuối buổi sáng 29/5/2020, sau khi bị Hội đồng xét xử phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm, kết án ba năm tù giam về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. 
Ông quay về nhà, viết lên Facebook: 
Nếu một cái chết của tôi làm thức tỉnh nền tư pháp tỉnh Bình Phước thì cũng đáng lắm chớ !
Rồi ông trở lại tòa án Bình Phước, gieo mình từ trên lầu xuống đất, chết ngay tại chỗ. 

Hoàng Hải Vân -Thân phận một con người



Tôi không đọc được toàn bộ hồ sơ vụ án nên không thể khẳng định anh Lương Hữu Phước bị xử 3 năm tù là oan hay không oan. Nhưng khi anh lấy cái chết để tự minh oan cho mình sau phiên tòa phúc thẩm, ta thấy gì ? 

Có những người có thể ngồi tù oan mười năm, hai mươi năm thậm chí ba mươi năm, vì họ tin vào lẽ phải trước sau gì cũng chiến thắng. Còn anh Phước thì nghĩ mình bị oan và không tin lẽ phải sẽ đến với anh. Và còn nữa, có rất nhiều thân phận bi thương mà chúng ta không biết, đối với những thân phận đó không cần đến 3 năm tù, mà chỉ cần 3 tháng tù thôi cũng rơi vào tuyệt lộ sống không bằng chết. Cho nên đừng nói 3 năm tù là ngắn hay là dài.

Tôi có hỏi vài luật sư bạn tôi, các bạn đều giống như tôi, không thể khẳng định anh Phước có oan hay không, vì các bạn cũng không có hồ sơ. Đó là căn cứ theo luật. Nhưng với những gì được công bố tại cuộc họp báo sau khi anh Phước chết, ta có thể mường tượng được đâu là lẽ công bằng. 

samedi 30 mai 2020

Nguyễn Hồng Lam - Đánh đổi



Xe máy của anh Lương Hữu Phước bị xe người khác đâm vào, người bạn ngồi sau xe anh tử nạn. Ra tòa, anh Phước bị kết án 3 năm tù về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Sáng 29-5, Tòa Bình Phước xử phúc thẩm, y án.

Uất ức, buổi chiều anh Phước đã tìm đến Tòa án Bình Phước nhảy lầu tự tử. Trước đó 3h, anh đã treo panel lên trang cá nhân của mình: “Nếu một cái chết của tôi làm thức tỉnh nền tư pháp tỉnh Bình Phước thì cũng đáng lắm chớ!”

Bị tuyên án tử hình, dù đã tuyệt vọng, hầu hết tội nhân đều làm đủ mọi cách để mong được sống. Đó là khi họ chọn sự sống, kể cả phải chấp nhận nhốt toàn bộ phần đời còn lại trong ngục tối.

Đoàn Kiên Giang - Sau những bản án ở Bình Phước, người nhảy lầu, người dùng dao tự sát



Sáng 29/5, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Bình Phước tuyên án phúc thẩm đối với bị cáo Lương Hữu Phước (SN 1965, phường Tân Xuân, TP Đồng Xoài) y án sơ thẩm với mức án 3 năm tù về tội danh “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện...”.

Đến chiều cùng ngày ông Phước vào trụ sở TAND tỉnh Bình Phước, lên lầu 2 và nhảy xuống tự sát.

Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm lần thứ nhất, Hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên phạt ông Phước 3 năm tù giam, sau đó ông kháng cáo. Lên phiên xét xử phúc thẩm, HĐXX tuyên hủy án sơ thẩm vì chưa làm rõ nhiều vấn đề, kết tội chưa có cơ sở.

mercredi 27 mai 2020

Tạ Duy Anh - Hoan nghênh ông Nguyễn Thế Kỷ



Lúc 18 giờ kém ngày 24 tháng 5 năm 2020, VOV Giao thông của ông Nguyễn Thế Kỷ phát một chương trình phải nói là rất nặng ký về án oan, kéo dài chừng 30 phút. 

Điều đáng kể nhất là bản tin đã tường trình chi tiết về quá trình các tử tù như Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long, Nguyễn Thanh Chấn…bị nhục hình, bức cung trong hầm tối, bởi những tên cán bộ điều tra ác quỷ, đến mức để giữ mạng sống ra tòa đòi công lý, họ đã phải nhận tội giết người.

Hoanh Nghênh ông Nguyễn Thế Kỷ.

Bản tin vừa nêu đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh phiên tòa Giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải đang là tâm điểm của dư luận, phản ánh sự xộc xệch, nhem nhuốc của nền tư pháp Việt Nam. 

mercredi 20 mai 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Cải cách tư pháp phải bắt đầu từ thẩm phán



I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH TƯ PHÁP 

Một quốc gia muốn văn minh thì phải có một nền tư pháp văn minh tương thích. Trong một nền tư pháp bệnh tật thì không bao giờ một quốc gia có thể phát triển thành một “đế chế văn minh”. 

Nền tư pháp là “cái lồng nhốt quốc gia”. Quốc gia muốn lớn mạnh thì “chiếc lồng tư pháp” phải lớn nhanh hơn sự bành trướng của quốc gia. Hoàn thiện tư pháp là tiến trình song hành không tách rời đảm bảo cho sự tiến bộ mỗi quốc gia. Việt Nam muốn bay lên thì nền tư pháp Việt Nam phải bay lên cùng lúc.

Bởi thế, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam luôn quan tâm đến nền tư pháp. Trong các Văn kiện Đại hội Đảng (IX- XII) đều đề cập đến Cải cách Tư pháp (CCTP). Đặc biệt, ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược CCTP đến năm 2020.