Trạm thu phí BOT Cai Lậy nhìn từ flycam |
(Xecuatui
03.12.2017) – Bốn ngày liên tục người dân thay nhau túc trực 24/24 để phản đối
hoạt động của trạm thu phí BOT Cai Lậy, Tiền Giang.
Bất kể ngày đêm, người dân sống xung
quanh BOT Cai Lậy đã thay nhau túc trực ở khu vực trạm thu phí để cùng tài xế
lên tiếng phản đối.
Theo ghi nhận của phóng viên, suốt bốn
ngày qua (từ 30-11 đến 3-12), không khi nào khu vực trạm thu phí không có bóng
dáng của người dân địa phương.
"Người
dân sống xung quanh trạm thu phí BOT Cai Lậy rơi vào cảnh đêm không ngủ, ngày
không bình yên nhưng họ vẫn nhất quyết đồng lòng muốn dời trạm đi nơi
khác" - ông Lãm,
một người dân sống kế trạm thu phí, kể.
Ông Lãm cho biết thấy xả trạm là cảm
giác ông vui theo, như được trúng số.
Một số tài xế cho biết sẽ không “chịu
thua” chủ đầu tư, bằng mọi cách sẽ tìm lại công bằng trong việc thu phí.
Tương tự, bà Tám, một chủ quán nước kế
bên trạm thu phí, mấy ngày nay bỏ tiền túi để mua nước suối mang ra khu vực
cabin thu phí. Khi thấy tài xế nào đưa tiền lẻ, mệt mỏi thì bà và con trai mang
tặng nước để uống.
Bà Tám cho hay: "Nếu trạm thu phí đặt ở đây thì tôi được hưởng lợi vì tài xế dừng
chân gần trạm mua lạp xưởng, uống nước nghỉ ngơi nhưng không vì lợi ích cá nhân
mà tội các bác tài".
Ông Lê Văn Vĩnh, ngụ xã Bình Phú, huyện
Cai Lậy, cho biết hễ người dân rời khỏi khu vực trạm thu phí là nhân viên cho
đóng barie và thu trở lại.
"Chúng
tôi là dân địa phương mà cũng bức xúc hoạt động của trạm huống hồ tài xế. Việc
phản đối là yêu cầu chính đáng" - ông Vĩnh nói.
Ngày 3/12, trạm BOT Cai Lậy (Tiền
Giang) bước sang ngày thứ 4 thu phí trở lại. Tuy nhiên tình trạng căng
thẳng ở đây vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt mà ngày càng "nóng"
hơn.
Các tài xế phản đối việc trạm đặt sai
vị trí vẫn kiên trì "chiến đấu" với chủ đầu tư. Hết dùng tiền lẻ,
tiền chẵn mệnh giá lớn, rồi không đồng ý vì vé in mờ, nay các tài xế lại chơi
“chiêu” dừng ngay tại trạm để vệ sinh cho xe.
Không thể “đối đầu” lại các tài xế, đến
15h45 ngày 3/12, trạm BOT Cai Lậy đã phải xả trạm hơn 20 lần trong ngày.
“Sáng giờ thu rồi xả, xả rồi thu, nhiều
lắm không đếm được đâu. Chúng tôi nhà gần đây, không có xe ô tô nhưng cũng qua
cổ vũ các tài xế. Nói chung vui lắm!”, một người dân sống cạnh trạm BOT Cai Lậy
cho biết.
“Chúng tôi sẽ đấu tranh đến cùng, vì sự
công bằng chúng tôi có thể nghỉ việc để chiến đấu với chủ trạm. Lần này, chúng
tôi sẽ dùng chiến dịch tiền xu, chúng tôi đã đổi tiền xu ở Sài Gòn. Hôm nay 10
kg tiền xu đã được chuyển đến đây”, một tài xế đang túc trực gần khu vực trạm
cho biết.
Trước đó, ngày 2/12, trạm
thu phí Cai Lậy cũng vấp phải sự phản đối quyết liệt của tài
xế và người dân khiến trạm này phải xả cửa tới 12 lần.
Trước sự phản ứng dữ dội trên, chủ đầu tư quyết định xả trạm. Tuy nhiên,
khi một chiếc xe ô tô 4 chỗ đang chạy qua thì bất ngờ thanh chắn barie hạ xuống
đập vào xe làm trầy xước kính chắn gió. Ảnh: Văn Dũng
Cho rằng trạm BOT Cai Lậy cố tình phá hỏng xe của mình, tài xế đã bỏ vô lăng xuống bắt đền chủ đầu tư. Ảnh: Văn Dũng
Cho rằng trạm BOT Cai Lậy cố tình phá hỏng xe của mình, tài xế đã bỏ vô lăng xuống bắt đền chủ đầu tư. Ảnh: Văn Dũng
Rất đông người dân đã kéo đến, la ó yêu cầu chủ đầu tư BOT Cai Lậy phải
giải quyết rõ ràng sự việc trên. Ảnh: Văn Dũng
Giao thông trên quốc lộ 1 lại một lần nữa bị ùn tắc nghiêm trọng. Ảnh:
Văn Dũng
Những người già tỏ ra mệt mỏi khi đi qua khu vực trạm BOT Cai Lậy. Ảnh: Văn Dũng
Những người già tỏ ra mệt mỏi khi đi qua khu vực trạm BOT Cai Lậy. Ảnh: Văn Dũng
Trạm thu phí Cai Lậy hoạt động từ ngày
1/8, thời gian thu phí 6 năm 5 tháng. Trạm có 8 làn xe cơ giới, mỗi chiều có một
làn thu phí tự động, mức phí mỗi lượt từ 35.000 đến 180.000 đồng.
Trạm nằm trong dự án BOT tuyến tránh
thị xã Cai Lậy và bảo trì, tăng cường mặt quốc lộ 1 khởi công năm 2014. Trong
đó, phần tuyến tránh được đầu tư mới với hơn 1.000 tỷ đồng, đoạn sửa chữa quốc
lộ 1 trên 300 tỷ đồng.
Sau hai tuần hoạt động, nhiều tài xế
dùng tiền lẻ 200, 500 đồng vo tròn bỏ vào chai, bịch nylon hoặc đếm từng tờ khi
qua trạm... nhằm phản đối cách đặt trạm bất hợp lý ở quốc lộ 1.
Các tài xế cho rằng, việc chủ đầu tư
đặt trạm BOT trên quốc lộ 1 để thu phí hoàn vốn tuyến đường tránh không hợp lý.
Một số người khác thì cho rằng, phí thu tại trạm BOT này quá cao. Thậm chí,
nhiều người còn mang heo quay ra “cúng trạm” và đập heo đất để lấy tiền trả
phí.
Sau đó, Bộ GTVT đã họp, thống nhất giảm
giá vé cho tất cả các phương tiện. Cụ thể, mức phí thấp nhất với xe dưới 12
chỗ, xe tải dưới 2 tấn là 25.000 đồng/lượt (trước 35.000 đồng), mức cao nhất
140.000 đồng (trước 180.000 đồng) với xe tải từ 18 tấn trở lên và xe đầu kéo
container trên 40 feet.
Theo chủ đầu tư, mức phí sẽ giảm 30% so
với trước đây. Người dân tại 4 xã, gồm Phú Nhuận, Mỹ Thành Nam, Bình Phú và Phú
An (huyện Cai Lậy) được miễn phí qua trạm nếu như không kinh doanh vận tải.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.