Bài đăng : Thứ bảy 14 Tháng Chín 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 14 Tháng Chín 2013
Hôm qua
14/09/2013, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận định rằng Trung Quốc bây giờ đã
"thực tế hơn" về Tây Tạng, sau một thời gian dài theo đuổi chính sách
đàn áp. "Chính sách cứng rắn của Trung Quốc đã hoàn toàn thất bại
!". Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố như trên nhân chuyến viếng thăm Litva, quốc
gia hiện giữ chức chủ tịch luân phiên Liên hiệp châu Âu.
Lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng đang sống lưu vong nói rằng : « Các nhà lãnh đạo (Trung Quốc) thực sự đang thử nghiệm cách cư xử thực tế hơn, như vậy là một dấu hiệu hy vọng ». Ngài cho biết : « Tôi hoàn toàn lạc quan ».
Theo Đạt Lai Lạt Ma, ngài đã nhận ra những dấu hiệu thay đổi chủ yếu từ
việc ngày càng có nhiều trí thức Trung Quốc và Phật tử bày tỏ tình
tương thân tương ái với Tây Tạng.
Báo chí cho biết chính quyền tại một số địa phương có người Tây Tạng sinh sống đã cho phép người dân được sùng bái Đạt Lai Lạt Ma như một lãnh tụ tôn giáo. Tuy nhiên vào tháng Bảy Trung Quốc đã cải chính là không có việc thay đổi chính sách đối với Tây Tạng.
Đạt Lai Lạt Ma, 78 tuổi, giải Nobel hòa bình năm 1989 đã phải trốn khỏi Tây Tạng sau thất bại của cuộc nổi dậy chống sự thống trị của Trung Quốc từ năm 1959, sau đó thành lập chính phủ Tây Tạng lưu vong tại Ấn Độ. Bắc Kinh xưa nay vẫn lên án Đạt Lai Lạt Ma xúi giục ly khai và bạo lực, trong khi ngài khẳng định chỉ mong muốn Tây Tạng được tự trị.
Hôm thứ Tư 11/09, Đạt Lai Lạt Ma đã gặp riêng Tổng thống Litva Dalia Grybauskaite tại Vilnius. Ông Grybauskaite gọi đây là một « vinh dự », và theo AFP thì Lithuania có nguy cơ chịu đựng sự giận dữ của Trung Quốc. Lãnh tụ tinh thần Tây Tạng vốn được quý trọng tại Litva - ngài là là một trong những nhân vật nổi tiếng đã ủng hộ quốc gia này tuyên bố độc lập vào năm 1990, sau nửa thế kỷ lệ thuộc Liên Xô.
Ngày mai, Chủ nhật 15/09 Đạt Lai Lạt Ma sẽ đến Praha, Cộng hòa Séc để tham gia hội nghị về nhân quyền mang tên « Forum 2000 ».
Báo chí cho biết chính quyền tại một số địa phương có người Tây Tạng sinh sống đã cho phép người dân được sùng bái Đạt Lai Lạt Ma như một lãnh tụ tôn giáo. Tuy nhiên vào tháng Bảy Trung Quốc đã cải chính là không có việc thay đổi chính sách đối với Tây Tạng.
Đạt Lai Lạt Ma, 78 tuổi, giải Nobel hòa bình năm 1989 đã phải trốn khỏi Tây Tạng sau thất bại của cuộc nổi dậy chống sự thống trị của Trung Quốc từ năm 1959, sau đó thành lập chính phủ Tây Tạng lưu vong tại Ấn Độ. Bắc Kinh xưa nay vẫn lên án Đạt Lai Lạt Ma xúi giục ly khai và bạo lực, trong khi ngài khẳng định chỉ mong muốn Tây Tạng được tự trị.
Hôm thứ Tư 11/09, Đạt Lai Lạt Ma đã gặp riêng Tổng thống Litva Dalia Grybauskaite tại Vilnius. Ông Grybauskaite gọi đây là một « vinh dự », và theo AFP thì Lithuania có nguy cơ chịu đựng sự giận dữ của Trung Quốc. Lãnh tụ tinh thần Tây Tạng vốn được quý trọng tại Litva - ngài là là một trong những nhân vật nổi tiếng đã ủng hộ quốc gia này tuyên bố độc lập vào năm 1990, sau nửa thế kỷ lệ thuộc Liên Xô.
Ngày mai, Chủ nhật 15/09 Đạt Lai Lạt Ma sẽ đến Praha, Cộng hòa Séc để tham gia hội nghị về nhân quyền mang tên « Forum 2000 ».
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.