Bài đăng : Thứ bảy 31 Tháng Ba 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 31 Tháng Ba 2012
Sau nhiều cuộc thương lượng gay go, tại Copenhagen ngày 30/03/2012, khối euro đồng ý nâng quỹ cứu trợ tài chính lên mức 800 tỉ euro, tương đương 1.000 tỉ đô la. Mục tiêu nhằm giúp các thành viên đối phó với nguy cơ khủng hoảng nợ công. Eurozone đáp ứng đòi hỏi của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tuy ở mức tối thiểu.
Ủy viên châu Âu phụ trách kinh tế Olli Rehn nhận định, cuối cùng Eurozone đã đưa ra một quyết định quan trọng về dài hạn. Ông Jörg Asmussen, thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Trung ương châu Âu (BCE) cho rằng các nước khu vực đồng euro đã « làm tròn nhiệm vụ », và sẽ có vị thế tốt trong đối thoại với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ họp lại vào tháng Tư.
Bà Christine Lagarde, Tổng giám đốc IMF và Bộ Tài chính Hoa Kỳ đều lên tiếng hoan nghênh quyết định trên đây. Định chế tài chính quốc tế này đã đặt điều kiện cho khu vực đồng euro phải tăng cường công cụ cứu trợ tài chính trước khi được IMF hỗ trợ.
Tuy vậy, số 800 tỉ euro nói trên là giải pháp tối thiểu, vì trong đó gồm cả 300 tỉ euro đã cấp hoặc đã hứa hỗ trợ cho ba nước Hy Lạp, Ai Len và Bồ Đào Nha. Trên thực tế, châu Âu không thể cho vay quá 500 tỉ euro.
Cho đến phút cuối, các nước khu vực đồng euro vẫn chia rẽ giữa hai phe : một bên muốn tăng cường tối đa quỹ cứu trợ tài chính để trấn an thị trường, bên kia muốn giới hạn ở mức thấp nhất để tiết kiệm chi phí.
Đức và Phần Lan từ chối việc nâng khả năng cho vay toàn bộ lên 940 tỉ euro, bằng cách tính vào cả Cơ chế Ổn định châu Âu (MES) và Quỹ Ổn định Tài chính châu Âu (FESF). Giải pháp được chọn lựa là gộp 500 tỉ của cơ chế ổn định dài hạn với 200 tỉ euro đã cam kết dành cho quỹ hỗ trợ ngắn hạn, thêm vào khoảng 100 tỉ euro các khoản cho vay cũ, để đạt đến tổng số 800 tỉ euro.
Hãng tin AFP nhận định, số tiền này hãy còn khiêm tốn để có thể cứu trợ một nước như Tây Ban Nha hiện đang bị thâm hụt ngân sách nặng nề. Tuy vậy thỏa thuận trên sẽ giúp các quốc gia khu vực đồng euro có thể hy vọng nhận được sự giúp đỡ của các định chế quốc tế.
Bà Christine Lagarde, Tổng giám đốc IMF và Bộ Tài chính Hoa Kỳ đều lên tiếng hoan nghênh quyết định trên đây. Định chế tài chính quốc tế này đã đặt điều kiện cho khu vực đồng euro phải tăng cường công cụ cứu trợ tài chính trước khi được IMF hỗ trợ.
Tuy vậy, số 800 tỉ euro nói trên là giải pháp tối thiểu, vì trong đó gồm cả 300 tỉ euro đã cấp hoặc đã hứa hỗ trợ cho ba nước Hy Lạp, Ai Len và Bồ Đào Nha. Trên thực tế, châu Âu không thể cho vay quá 500 tỉ euro.
Cho đến phút cuối, các nước khu vực đồng euro vẫn chia rẽ giữa hai phe : một bên muốn tăng cường tối đa quỹ cứu trợ tài chính để trấn an thị trường, bên kia muốn giới hạn ở mức thấp nhất để tiết kiệm chi phí.
Đức và Phần Lan từ chối việc nâng khả năng cho vay toàn bộ lên 940 tỉ euro, bằng cách tính vào cả Cơ chế Ổn định châu Âu (MES) và Quỹ Ổn định Tài chính châu Âu (FESF). Giải pháp được chọn lựa là gộp 500 tỉ của cơ chế ổn định dài hạn với 200 tỉ euro đã cam kết dành cho quỹ hỗ trợ ngắn hạn, thêm vào khoảng 100 tỉ euro các khoản cho vay cũ, để đạt đến tổng số 800 tỉ euro.
Hãng tin AFP nhận định, số tiền này hãy còn khiêm tốn để có thể cứu trợ một nước như Tây Ban Nha hiện đang bị thâm hụt ngân sách nặng nề. Tuy vậy thỏa thuận trên sẽ giúp các quốc gia khu vực đồng euro có thể hy vọng nhận được sự giúp đỡ của các định chế quốc tế.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.