dimanche 9 juillet 2023

Hoàng Quốc Dũng - Dối trá đến khổ

 

Chuyện gian dối trong thể thao thì ở nước nào cũng có (doping), nhưng gian dối kiểu khai gian thì đó là đặc thù của các nước cộng sản.

Ở ta có SEAGame, các nước ả rập có Pan-Arab Games (Jeux Panarabes).

Karina Poludkina là một nữ vận động viên ném lao của Nga đã đạt được một thành tích tốt vào dịp thi thể thao ở Nga ở Sotchi. Chỉ mấy ngày sau đó, theo thông tin của ban tổ chức Pan-Arab, tên của cô ta được thấy trong danh sách những người tham dự Pan-Arab, nhưng với tên Karina Polud và chơi cho đội Syria, nước chư hầu của Nga.

Nguyễn Thông - Chuyện đồng hồ (2)

 

Hồi tôi vào lớp 8 (năm 1969), lớp đầu cấp 3 hệ 10 năm, cả thôn có 4 đứa học trường huyện, đều nhà nghèo. Thuộc diện nói như nhà văn Nguyễn Huy Thiệp "chúng tôi sinh ra ở nông thôn, bố mẹ là nông dân", trường cách nhà hơn 3 cây số, xa thế nhưng tinh đi bộ, hôm nào cũng phải dậy từ sáng sớm.

Không có đồng hồ, chả biết đâu mà lần, cứ căn theo gà gáy và tiếng người đi chợ thì dậy. Riêng lão Cước cùng lớp, cùng tuổi nhưng tôi gọi bằng chú, có chiếc đồng hồ Nicle hai kim, kim xanh kim đỏ. Cũng chả nhớ nước nào sản xuất. Đeo oai lắm, ai hỏi giờ, thỉnh thoảng chú Cước tôi vung tay quay một vòng rõ rộng rồi mới trả lời.

Hồi đó người ta truyền tai nhau câu “Ni cờ le vừa nghe vừa lắc”. Muốn biết nó đang chạy hay không phải áp sát vào tai nghe tiếng tích tắc, nếu đã chết thì lắc mạnh nó mới chạy lại. Tôi ngờ lắm, mấy lần hỏi giờ, lão Cước đều ấp úng, hình như chỉ đeo để tán gái, cô Vân Chi mậu dịch viên cửa hàng bách hóa huyện chứ không cốt xem giờ.

Chương trình phát thanh RFI ngày 09.07.2023


 

samedi 8 juillet 2023

Ngô Nhân Dụng - Bước đường cùng của Putin

 

Chính phủ các nước Âu Mỹ đều đang bàn kín những kế hoạch đối phó với một nước Nga “hậu Putin.” Có lẽ người đang lo tính toán nhiều nhất là Tập Cận Bình.

Những truyện trinh thám, gián điệp thường kể những màn rất ly kỳ, rắc rối, khó hiểu trước khi kết thúc. Câu chuyện Vladimir Putin đang diễn ra đúng theo cách này.

Gần hai tuần lễ sau khi Yevgeny Prigozhin dẫn đạo lính đánh thuê Wagner về đe dọa Matskva rồi rút quân, tự mình chạy qua xứ Belarus, bỗng có tin Prigozhin đã trở về thành phố St. Petersburg rồi, và có thể đã có mặt ở thủ đô Nga! Chính Alexander Lukashenko, tổng thống Belarus, xác nhận tin này trước mặt hàng chục phóng viên, một việc xưa nay ít khi ông ta làm, nhất là có cả mấy nhà báo ngoại quốc.

Tuấn Khanh - Bản đồ đường chín đoạn và thời văn hóa giải trí

 

Câu chuyện ban nhạc Hàn Quốc được một công ty Trung Quốc đưa đến Việt Nam biểu diễn, mở ra những thách thức mới đối với nhà nước Việt Nam về vấn đề đối phó toàn diện với cả một hệ thống tuyên truyền rộng lớn tinh vi và kiên trì của Trung Quốc từ suốt nhiều năm nay.

Cần nhớ chính sách của Trung Quốc luôn nhất quán bảo vệ quan điểm của mình - họ đã chính thức áp dụng trên toàn thế giới và công khai -  nghiêm khắc với cả người bên ngoài Trung Quốc.

Đã từng có những ngôi sao lớn của phương Tây vấp phải nguyên tắc này như Brad Pitt, Keanu Reeves, Kenny G… Thậm chí có người đã phải nói lại, quy phục, thậm chí ra mặt nịnh bợ để có thể tiếp tục khai thác thị trường Trung Quốc như John Cena. Bắc Kinh rất rõ ràng: "Không đi với tôi, tức là kẻ thù của tôi".

Nguyễn Ngọc Chu - « Chính phủ sụp đổ »

 

Sáng nay một số báo đưa tin “Chính phủ Hà Lan sụp đổ”. Thoạt nghe tưởng “kinh thiên động địa”.

Thực tế thì chỉ vì muốn hạn chế dòng người xin tị nạn đến Hà Lan, nhưng hai trong số bốn đảng thuộc liên minh cầm quyền không đồng ý, mà Thủ tướng Mark Rutte (thủ lĩnh đảng bảo thủ) đã đệ đơn từ chức của toàn bộ nội các.

Sự tự nguyện từ chức của chính phủ khi không đạt được sự đồng thuận của các đảng phái về một vấn đề nào đó, là biểu hiện của một xã hội nhân văn, dân chủ.

Chương trình phát thanh RFI ngày 08.07.2023


 

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 498, 07-07-2023

 

1. Chiến  trường Bakhmut lại một lần nữa quay về trung tâm của cuộc chiến tại Ukraina, chỉ khác trước là lần này quân Ukraina tấn công còn bên Nga chuyển sang cố gắng phòng thủ. 

Sau hơn 1 tháng đụng độ ác liệt, phía Ukraina đã dần dần chiếm được cao điểm ở phía nam thành phố, gần làng Klishchiivka và từ đây, nã đạn xuống các vị trí của quân Nga bên dưới, gây nhiều thiệt hại cho Lữ đoàn lính dù số 83, khiến họ phải rút lui một cách hỗn độn vào bên trong khu vực dân cư trong làng.

vendredi 7 juillet 2023

Wagner : Các phó tướng của Prigozhin sẽ ra sao sau cuộc nổi dậy ? (1)

 

(Emmanuel Grynszpan, Le Monde 07/07/2023) Được Kremlin nuông chiều nhờ mang lại những chiến thắng ở Syria hay Ukraina, họ đã biến mất hay trở nên kín tiếng.

Năm 2016, họ hãnh diện chụp hình tại Kremlin bên cạnh Vladimir Putin, ngực gắn đầy huy chương nhờ chiếm được Palmyra ở Syria. Giờ đây, mười hai ngày sau cuộc binh biến ngắn ngủi của Wagner, các phó tướng của Yevgeny Prigozhin đã trở nên những kẻ bị xa lánh. Dmitri Utkin (biệt danh « Wagner »), Alexandre Kuznetsov (« Ratibor ») hay Andrei Trochev (« Sedoi ») đã trở nên nhũn nhặn.

Trong khi ông chủ dùng máy bay riêng qua lại giữa Nga và Belarus nhằm cố gắng cứu vãn những gì còn lại trong đế chế truyền thông, hệ thống nhà hàng và lính đánh thuê của mình, những tay chân của Prigozhin phải đối mặt với một lựa chọn phức tạp. Liệu họ cũng sẽ tị nạn ở Belarus, theo lời mời của nhà độc tài Alexandre Lukashenko, trong khi chờ đợi cơn bão đi qua?

Đỗ Duy Ngọc - Xây sân bay

 

Việt Nam vẫn còn là nước nghèo, nhất là đang thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Dân còn khổ, bệnh viện còn thiếu, trẻ con vùng cao, vùng sâu, vùng xa không có ngôi trường ra hồn để học. Người công nhân, lao động kiếm ăn từng bữa hụt hơi, thất nghiệp đe doạ, cái đói chực chờ.

Thế mà nhà nước lại cứ mở thêm sân bay. Phí tổn không hề nhỏ. Hà Nội với sân bay Nội Bài chưa thấy đủ, lại tính mở thêm ở Hà Nội một sân bay nữa. Theo dự tính, đến năm 2050, Việt Nam sẽ có 33 sân bay. Theo quy hoạch, thời kỳ 2021-2030, cả nước sẽ hình thành 30 sân bay gồm:

14 sân bay quốc tế: Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc.

Nguyễn Đình Bổn - Tiêu chuẩn kép mất dạy của Trung Quốc!

 

Vụ Việt Nam cấm chiếu phim Barbie vì lý do có đường lưỡi bò được truyền thông quốc tế loan tin rộng rãi.

Trả lời câu hỏi của giới nhà báo về vụ này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh hôm thứ Ba (04/07) nói các nước không nên gắn vấn đề Biển Đông với hoạt động trao đổi văn hóa bình thường.

Đây là một sự xảo trá, một tiêu chuẩn kép mất dạy !

Hà Phan - Đường lưỡi bò : Dứt khoát không để tạo tiền lệ !

 

Nói bảo thủ hay cố chấp tôi nhận, nhưng gì chứ vụ đường lưỡi bò là phải dứt khoát! Đừng có lấy lý do văn hóa, kinh tế hay ngoại giao, bộ mặt này nọ ra để xuê xoa cho bất cứ ai, công ty, tổ chức nào ủng hộ đường lưỡi bò.

Cái gì mình không cấm, không cản, không kiểm soát được thì đành chịu chứ có quyền, có cách cần kiên quyết để không tạo tiền lệ.

Họ chỉ xin lỗi khi việc đã rồi, dễ dàng bỏ qua nghĩa là đồng ý. Mưu mô áp đặt lưỡi bò khắp nơi, đủ lĩnh vực và chủ đích len vào giới trẻ để chấp nhận dần rồi lấy đó làm bằng chứng chống lại chủ quyền quốc gia mình, chẳng bao giờ là vô tình hay sơ suất cả.

Lưu Trọng Văn - Học trò nghiện ma túy bắt đầu từ cái bẫy này

 

MỖI GIA ĐÌNH HÃY THẬT CẢNH GIÁC!

Công an Thanh Hóa cho biết:

“Theo điều tra, xác minh của Phòng cảnh sát điều tra về tội phạm ma túy Công an tỉnh Thanh Hóa. Thời gian qua, trên địa bàn Thanh Hóa xuất hiện loại ma túy thường được đựng trong các gói trà giảm cân, đông trùng hạ thảo, gói bột nước trái cây có in dòng chữ dễ nhầm lẫn như: "Crispy fruit", "Crispy fruit grape", hoặc "nước dâu", "nước vui", cà phê "White coffe"…

Công an Thanh Hóa khẳng định:

“Đây là sản phẩm nhìn bề ngoài giống một loại nước giải khát, trong đó có dạng gói hương dâu, hương nho, hương xoài. Theo kết quả giám định của cơ quan công an, số ma túy trên là một loại ma túy mới xuất hiện, được pha trộn từ nhiều chất ma túy tổng hợp như: MDMA, ketamine, diazepam.

Nguyễn Thông - Chuyện dạy văn học văn (5)

 

Vẫn chuyện dạy văn học văn của ròng rã mấy chục năm, từ thập niên 50 đến thập niên 90 thế kỷ trước.

Như nhà cháu đã kể, môn văn trong nhà trường xã hội chủ nghĩa chả khác gì môn chính trị. Giá trị văn học bị xem nhẹ, thậm chí tước bỏ, để thay vào đó những nội dung, chủ đề, đề tài mang màu sắc chính trị, phục vụ chính trị. Ai đời, tác phẩm văn chương được đưa vào sách giáo khoa lại là thứ chả văn chương chút nào.

Kiểu như “Nay ở trong thơ nên có thép/Nhà thơ cũng phải biết xung phong”, “Đau khổ chi bằng mất tự do/Đến buồn đi ỉa cũng không cho”, “Em ơi ra mà xem kìa mây bay/Lớp lớp trên nền trời đuổi giặc/Tốp đi đầu in hình quân xâm lược…/Chiến tranh nhân dân là vô địch/Sẽ đi vào quần chúng học thuyết ta”, “Dọn tí phân rơi, nhặt từng ngọn lá/Mỗi hòn than mẩu sắt cân ngô”, “Ngói mới trăm nơi cùng cửa sổ/Xây lên không khí những tòa gương”, v.v...

Nguyễn Thông - Chuyện dạy văn học văn (4)

 

Cuộc sống luôn vận động và biến đổi, tại sao môn văn trong nhà trường xã hội chủ nghĩa lại ì ra, giống như nửa thế kỷ trước?

Không nhất thiết cứ phải thay đổi hết, có những tác phẩm hay vẫn cần giữ lại, những bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương, Tre Việt Nam, truyện ngắn Một lần tới thủ đô, Lặng lẽ Sa Pa... chẳng hạn.

Nhưng những thứ quá cũ kỹ, nhất thời như Vợ nhặt, Tắt đèn, Thư nhà, Hòn đất, Sống như anh, Bất khuất, Nhật ký trong tù, thơ Tố Hữu, Xuân Diệu... thì nên đưa vào bảo tàng được rồi. Cũng như bài “Lê nin trong hiệu cắt tóc” vậy, chỉ hợp với lứa tuổi sinh ra trước 1975, chứ bắt bọn trẻ bây giờ học, chúng nuốt làm sao trôi.

Nguyễn Thông - Chuyện dạy văn học văn (3)

 

Thời tôi đi học, kể từ cấp 1 đã nghe người nhớn nói với nhau “văn dĩ tải đạo”, còn bé nên chả hiểu. Tới lúc nhớn thì lờ mờ rằng đó là thứ quan điểm về văn chương của người xưa.

Đại loại văn để chở đạo, còn đạo là gì thì rộng lắm. Thày tôi bảo lớn rồi hiểu. Lên cấp 2, học lớp 7, hỏi thầy Phất, thầy nói đạo không phải chỉ những lời dạy của Khổng tử, Mạnh tử đâu, mà bất cứ cái gì vì con người, bênh vực con người đều đạo cả. Văn chứa những thứ ấy mới là văn. Tôi về hỏi lại thày, thày gật.

Nhưng trong nhà trường xã hội chủ nghĩa lại khác. Suốt mấy chục năm (còn bây giờ thế nào thì tôi không rõ lắm) người ta chỉ nhét vào môn văn (cả ở trường học lẫn xã hội) thứ đạo chính trị, đạo cộng sản. Những tác phẩm nào phù hợp với đạo này thì được đưa vào sách giáo khoa để dạy cho học trò.

Nguyễn Thông - Chuyện học văn làm văn (2)

 

Tôi gắn bó với môn văn của chế độ này đã lẩu lầu lâu nên quá rành về nó. Kể từ khi học cấp 2 rồi cấp 3 (hệ 10 năm), tiếp đó mài đũng quần ở khoa Văn 4 năm rưỡi, rồi dính ngay nghề dạy học gần hai chục năm nữa, còn gì mà chẳng “ở trong chăn mới biết chăn có rận”.

Những ai ở miền Bắc trước năm 1975 trải qua các cấp học phổ thông (hồi ấy, từ cấp 1 tới cấp 3, tức từ lớp 1 đến hết lớp 10, gọi chung là hệ phổ thông, để phân biệt với hệ bổ túc văn hóa; cũng như đại học có hệ chính quy, khác với hệ tại chức, chuyên tu) đều hiểu môn văn trong nhà trường nó là thứ văn gì.

Sau nhiều năm thời thế thay đổi, cho tới nay, về cơ bản môn văn vẫn vậy. Nói ngắn gọn thì, không có văn chương đúng nghĩa trong nhà trường xã hội chủ nghĩa, mà chỉ có văn học cách mạng, văn học chính trị. Một thứ văn học què quặt, thiển cận, phiến diện, méo mó, phi nghệ thuật, bị chính trị chi phối đến mức thảm hại. Một thứ văn học sống sượng phục vụ tuyên truyền, giết chết nghệ thuật.

Nguyễn Thông - Chuyện học văn làm văn (1)

 

Nhân chuyện thiên hạ đang lời ra tiếng vào về đề thi môn văn, về bài văn dài 22 trang... nhà cháu ngẩn ngơ nhớ lại chuyện dạy văn, học văn, làm văn, thi văn những năm chưa xa.

Trong các môn học ở nhà trường, văn luôn được coi là môn chính, cùng với toán. Thậm chí ngày xưa, xưa xửa xừa xưa, chỉ học mỗn môn văn. Bắt đầu từ “nhất là một, nhị là hai” rồi tam tự kinh, rồi đến tứ thư ngũ kinh. Cứ thuộc kinh sách như cháo, xôi kinh nấu sử thật nhừ là có thể đi thi, giành lấy cái bảng vàng trạng nguyên bảng nhỡn. Chả cần toán lý hóa sinh siếc gì cho mệt.

Văn mặc nhiên được coi là thứ tiêu chuẩn để đánh giá con người, cả về tri thức và đạo đức. Hồi xưa khen nhau, ai đó được xếp vào hạng “văn hay chữ tốt” không khác gì bây giờ được phong giáo sư tiến sĩ, anh hùng, huân chương Hồ Chí Minh, danh hiệu nhân dân này nọ.

Chương trình phát thanh RFI ngày 07.07.2023


 

jeudi 6 juillet 2023

Nguyễn Thông - Chuyện đồng hồ (1)

Trong những thứ “vật bất ly thân” của một thời, chiếc đồng hồ đeo tay được coi là món sang trọng và trị giá nhất. Mấy thứ còn lại gồm kính, bút, đèn pin.

Ông em rể tôi có thói quen chỉn chu cẩn thận, trước lúc xuất hành đi đâu, hoặc trước khi từ chỗ nào đó trở về, lại nhắc toáng lên “nhớ kiểm tra đèn pin kính bút đồng hồ xem để quên cái gì không”. Vài năm trở lại đây thì lão ý đã bắt kịp thời đại, không nhắc đèn pin kính bút nữa mà đảo mắt ngó nghiêng rồi hô nhớ đừng quên điện thoại và cục sạc nhá.

Bây giờ chả mấy ai khoe đồng hồ dù có những cái xịn giá lên tới mấy trăm nghìn đô Mỹ, quy ra tiền xứ ta phải vài chục tỉ bạc. Hẩm hiu bởi nó đã hết thời, trừ một vài thương hiệu cực xịn, người ta sắm hoặc đeo do thừa tiền, cốt để khoe của, trưởng giả học làm sang.