lundi 7 février 2022

Larry De King - Thời suy tàn của đế chế CNN

 

CNN ra đời năm 1980. Có đại bản doanh đặt ở thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia, và lúc bấy giờ là công ty truyền thông duy nhất phát sóng truyền hình 24/24 giờ, với tin tức đủ loại.

Từ đó, CNN phát triển mạnh mẽ, trở thành người khổng lồ truyền thông, vươn ra khỏi nước Mỹ để có mặt trên hơn 200 quốc gia.

Ở bất cứ khách sạn nào có tên tuổi trên thế giới bạn đều thấy CNN có mặt trong các chương trình TV. Hay trong một chuyến bay quá cảnh ở sân bay nào đó, đều có bóng dáng của gã khổng lồ này.

Thái Hạo - Giải thiêng bánh chưng


Giải hoặc hay giải thiêng, giải ảo, đó là một trong những cách để trả đối tượng về đúng chỗ của nó, đặng thoát khỏi những ràng buộc ghê gớm của quá khứ, của các giáo điều và lớp sương khói huyễn ảo. Và nhà văn Phạm Thị Hoài đã cố làm điều đó với bánh chưng bằng bài viết đang gây nhiều tranh cãi của mình.

Câu hỏi đặt ra là, bánh chưng có còn "thiêng", còn "ảo", còn "hoặc" nữa không để mà "giải". Trong quan sát của tôi thì câu trả lời là "không".

Ngày nay, tính chất nghi lễ, thần bí, huyễn hoặc ở cội nguồn và mong cầu của người dân từ chiếc bánh chưng đã phôi phai gần hết. Không cần phải đợi đến tết để được ăn bánh chưng như xưa, từ hàng chục năm nay, bánh đã được bán như một món đồ ăn sáng, ăn vặt. Có cả bánh chưng nấu lẫn bánh chưng chiên từ chợ quê ra tới thành thị.

Lê Ánh - Đội tuyển đàn em thắng đội tuyển đàn anh là « hỗn »


Một sự đáng ngạc nhiên, có thể nói là chưa từng có trong lịch đá bóng của Việt Nam.

Thông thường trước và sau những trận đấu của đội tuyển Việt Nam với các quốc gia khác thì đội cổ động cổ võ, ăn mừng rầm rộ sau những cuộc chiến thắng. Lãnh đạo đảng thì tự hào tuyên bố vung vít.

Cùng lúc đó thì báo chí Đảng được ban Tuyên giáo chỉ thị tung hô tưởng chừng như đội tuyển Việt Nam vô địch…Những hình ảnh và video clip màn đi phượt, nhảy múa ăn mừng trên đường phố được đăng tải đầy dẫy trên báo chí Đảng và trên các mạng xã hội.

Tạ Duy Anh - Bàn cờ thế cuộc


(Vài ý nghĩ lan man đầu năm)

Từ năm 1957, trong cuốn “Chính đề Việt Nam”, của Tùng Phong (nghe nói là bút danh của ông Ngô Đình Nhu) tác giả đã đưa ra tiên đoán trước sau nước Nga cũng sẽ quay lại châu Âu, như trở về đại gia đình văn hóa của mình.

Năm 1991, điều này đã xảy ra.

Nhưng 30 năm sau, dưới thời Putin, nước Nga lại phải tìm đến Trung Quốc, kẻ thù lịch sử của mình, bằng thái độ nhún nhường, cầu cạnh của kẻ dưới. Thực sự thì Nga đang dung dưỡng một con hổ luôn đói mồi ngay trong nhà. Giới tinh hoa của nước Nga sẽ khó mà nuốt trôi viên thuốc đắng này.

vendredi 4 février 2022

Thái Hạo - Bánh chưng ở lại chịu lời đắng cay

 

Sáng thức dậy tình cờ thấy nhà văn Phạm Thị Hoài cũng vừa post bài “Các vua hùng đã có công” với nội dung “phê phán” bánh chưng. Trong đó có đoạn:

“Ẩm thực và văn chương có nhiều tương đồng, bánh chưng là một thứ văn xuôi thô, nặng, dềnh dàng, xơi một góc đã nghẹn và hứa hẹn từ phần còn lại là bội thực.

Lá gói lạt buộc hì hục, nấu như kháng chiến trường kỳ, song công phu vất vả thế vẫn chưa hết. Cái kiệt tác của ẩm thực dân tộc ấy đầy nguy cơ nhão nhoét, thiu, mốc, sống, sượng,

Võ Khánh Tuyên - Ngẫm...

 

Cắn một góc bánh chưng, bạn không nuốt nổi.... Ấy là NGÁN.

Xì xụp bát Phở Chó quán ven đường.... Bạn bảo NGON.

Nhưng đó là bạn, người phàm phu tục tử, người chỉ biết ăn là ăn. Còn nếu là người có học, đặc biệt là Tây học. Khi chê bai, chửi rủa bánh chưng, bánh dầy, bánh tét...Bạn phải rối rắm tầm chương trích cú, điển này tích kia, nhồi kiến thức y khoa một chút, triết lý một chút, rê dắt cho đối phương hoa mắt mà tưởng bạn hoa mỹ lung linh.

Nguyễn Chương - Bao giờ, một xã hội có "khuôn mặt người"?

 


*&*

Một chị năm nay cỡ 60 tuổi, sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, vào sống ở Sài Gòn (đổi tên thành TPHCM) được hơn mười năm. Chị nói chị công tác trong một cơ quan cấp sở, và trong câu chuyện kể lể về quá khứ, chị chép miệng mà nói: “Anh ở trong Nam, đâu phải chịu bom rơi, đâu trở thành nạn nhân chiến tranh”.

Tôi nghe xong, thảng thốt: phải chi hồi năm 1976, lúc đó chị còn nhỏ, không biết gì, không trách. Sao bây giờ, 60 tuổi rồi, vô Nam sống cũng mươi năm rồi, mà chị vẫn chưa đủ trí khôn hay sao?

Mà, chẳng riêng gì chị, vẫn còn biết bao người bằng lòng với mớ lệch sử được học quấy quá, lếu láo ở trường...

Thái Vũ - Từ vụ Cha Thanh bị sát hại, đến những con người với lý tưởng tận hiến

 

Một chi tiết nhỏ thấy trên Facebook về Cha Giuse vừa bị sát hại. Tôi copy và sửa lại chút cho dễ đọc

...Ai chưa đến nhà ông Cố, sẽ không biết cha Giuse được sinh ra trong gia đình rất khá giả. Ở Saigon mà gia đình cha có đến 2 héc ta đất, có hồ câu cá cho thuê làm điểm du lịch...

Vậy đấy, mà chàng thanh niên đẹp trai hiền lành lại chọn sống cuộc đời tận hiến cho Chúa, từ bỏ sự giàu sang để lên phục vụ nơi vùng cao nghèo khó.

Lê Quốc Quân - Thông tin thêm về vụ sát hại Cha Thanh

 

Chú thích của TM: Vụ sát hại linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh xảy ra vào ngày 29.01.2022, nhưng đến ngày 03.02.2022 báo chí nhà nước mới đưa tin, và Tòa Giám Mục Kontum lên tiếng.

Do thấy Chính quyền cũng như Giáo quyền khá im lặng trong vụ Cha Giuse Trần Ngọc Thanh bị sát hại, nên tôi đưa bổ sung thêm thông tin và mong muốn được mọi người chia sẻ rộng rãi.

Lúc Cha Thanh bị tên Kiên chém là vào khoảng 7 giờ 15 phút tối ngày 29/1. Sau khi dâng lễ chiều vào lúc 6 giờ thì Ngài bắt đầu giải tội. Tòa giải tội ở cuối nhà Nguyện rất đơn sơ, Cha ngồi ở ghế một bên, hối nhân ngồi phía bên kia và xưng tội. Có một số người đang đợi xưng tội cùng các em nhỏ chơi xung quanh.

Lê Hữu Lương - Miền Nam bao dung từ một tấm ảnh Tết Mậu Thân

 

“… Một ngày tàn chinh chiến ấy

Lửa khói lắng chìm

Tìm về nơi bờ bến…”

Tôi đã chỉ được "ăn" 18 cái Tết ở quê nhà, mà còn phải trừ đi 3,4 cái Tết khi mình còn quá nhỏ để ý thức được.

Lê Kiên Thành - Bài báo không được đăng nhân ngày thành lập Đảng

 

Nhà báo Tô Lan Hương điện thoại: nhân ngày thành lập Đảng, chú viết cho báo cháu một bài được không? Viết về công cuộc chống tham nhũng.

- Mình nói về chuyện này nhiều rồi, thêm nữa, mạnh nữa chắc gì đã hay, chắc gì đăng.

Quả như dự đoán, mất cả buổi. Cuối cùng không đăng được.

Thái Hạo - Tết không đóng cửa

 

Đến gần trưa, mình mới lững thững đi xuống nhà bố mẹ, cách khoảng 200 mét. Nghe thấy tiếng tivi đang hát, hai chiếc xe máy trên sân, cửa và cổng đều không đóng. Gọi bâng quơ vài tiếng, không thấy ai trả lời, biết là cả nhà đã đi chúc Tết.

Những ngày Tết, ở quê mình, thường mọi người không đóng cửa. Cứ để cả cổng và cửa nhà như thế. Nếu có khách vào chơi, chủ không có nhà thì quay ra hay có thể tự vào ngồi uống ly nước rồi ra về (mấy ngày Tết gần như trên bàn luôn có nước trà mới pha, còn ấm nóng).

Có nhiều lý do văn hóa cho việc để cửa này, nhưng cũng còn vì: ngày Tết không có kẻ trộm. Không phải chỉ vì kẻ trộm bận ăn Tết, mà hơn thế, dường như mọi loại người đều tự thấy mình phải giữ cho lòng lương thiện trong mấy ngày ấy, như một ý niệm thiêng liêng.

Đỗ Hòa - Một bộ mặt mới của TPHCM

 

Ai không đến Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) trong 6 tháng gần đây chắc là khó mà hình dung những tấm hình này được chụp ở đâu.

Trong khi các thành phố lớn trong và ngoài nước nơi có bờ sông, thì họ đều biến nó thành một điểm nhấn thu hút khách du lịch của thành phố, một địa điểm check-in bắt buộc đối với du khách, những ai đã từng đến thành phố ấy.

Vậy mà cái bờ sông bến Bạch Đằng nhếch nhác với những hàng quán sinh tố, bãi giữ xe tự phát, là tụ điểm tệ nạn của dân chích choác ngay tại quận trung tâm của TPHCM đã tồn tại sừng sững trước mặt trụ sở Ủy ban đến mấy chục năm, qua mấy đời lãnh đạo mà không ai lấy làm xấu hổ.

Thẩm Tuyên - Rời xa bóng đêm u ám, cất bước trên những nẻo đường hoa

 

Tháng 10-2020, trở về Việt Nam tính ăn Tết xong lại lãng du tiếp cùng con gái. Vé máy bay mua xong, chờ tới ngày thì trận bão Vũ Hán hoành hành bên Tàu, tràn sang Âu-Mỹ. Được cái là, VNA chỉ giam tiền 8 tháng rồi hoàn trả đủ, không phải đòi, chẳng cần trả lãi làm gì.

Rồi tới lượt con đường trước nhà bị phong tỏa hai đầu suốt một tháng trời. Khi dỡ phong tỏa đường thì tới phong tỏa phường... lan đến cả thành phố nhiều nhiều tháng.

Sáng sáng ra balcon ngồi đọc báo, uống cà phê, rồi vào dịch sách chơi. Ngày qua ngày như vậy. Cả một con đường chỉ một hộ nhiễm cũng phong tỏa, tiếp tế. Đọc báo Tây, chỉ thấy có Tàu làm triền miên vậy với niềm tin sắt đá zéro covid.

Chương trình phát thanh RFI ngày 04.02.2022


 

jeudi 3 février 2022

Cuba dùng thực phẩm giá Nhà nước để nhử người dân đói khổ, né biểu tình


Đăng ngày:

 

Alberto, một nhạc công đại vĩ cầm (contrebasse) thất nghiệp do đại dịch than thở, người dân bây giờ phải xếp hàng, xô xát nhau vì một mẩu thịt gà « mậu dịch », giá cả thị trường tăng đến chóng mặt. Sổ mua hàng phân phối không đủ cho nhu cầu, nhưng ít ai còn sức để chống đối, sau các cuộc biểu tình quy mô ngày 11/07/2021 (được mệnh danh là sự kiện « 11 J »), cuộc tuần hành công dân hụt ngày 15/11/2021 (« 15 N ») và nạn trấn áp sau đó.

Mua báo Đảng thay cho giấy vệ sinh !

Chương trình phát thanh RFI ngày 03.02.2022

mercredi 2 février 2022

Đỗ Duy Ngọc - Tết


Qua đến mồng một, ngày Tết chỉ còn chút hương vị, vì thực tế đón Giao thừa xong có cảm giác Tết đã vừa đi qua hết một nửa đường. Ngày ba mươi, đêm ba mươi rộn ràng không khí Tết đầy ắp trong mỗi căn nhà, làng xóm.

Người ta bảo ba mươi chưa phải là Tết, nhưng với tôi, ba mươi mới gọi là Tết. Đó là ngày nhà nhà lo nấu nướng, chuẩn bị rước ông bà về vui Tết với cháu con.

Nhà đã thoảng mùi nhang trầm, bàn thờ đã chưng hoa trái. Bàn thờ ngày thường đôi khi lạnh lẽo giờ bừng sáng với những sắc màu. Bát nhang tươi mới, hoa trái đủ đầy, những tấm ảnh không còn phủ bụi, tất cả nhìn về với lòng thành kính.