mercredi 17 juillet 2019

Tàu Việt Nam đối đầu với tàu Trung Quốc trên Biển Đông



Đường đi của tàu Hải Dương Địa Chất 8 Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam trong hai ngày 16 và 17/07/2019, do GS Ryan Martinson ghi nhận.

Giặc lại đến nhà...

(Reuters 17/07/2019) Các tàu Việt Nam và Trung Quốc từ nhiều tuần qua đang gờm nhau tại một lô dầu ngoài khơi vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hai think-tank tại Washington hôm nay 17/07/2019 cho biết như trên.

« Đường lưỡi bò » bao trùm phần lớn Biển Đông mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền, kể cả một phần lớn thềm lục địa Việt Nam, nơi có các lô dầu khí được khai thác.

Hải Dương Địa Chất 8, một tàu của Cục điều tra địa chất Trung Quốc (CGS) hôm thứ Hai 15/7 đã hoàn tất chuyến nghiên cứu 12 ngày gần quần đảo Trường Sa, theo như hai báo cáo khác nhau của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) và Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng Hiện đại (C4ADS).

Một trong số các lô dầu được Việt Nam nghiên cứu và nhượng quyền cho công ty Tây Ban Nha Repsol (REP.MC), năm ngoái và năm 2017 đành phải ngưng hoạt động trong vùng biển của Việt Nam, dưới sức ép của Trung Quốc.

mardi 16 juillet 2019

Nguyễn Lương Hải Khôi - Thành cổ Bắc Ninh và thành cổ Hakodate


Thành cổ Hakodate trên Google Maps.
Thành cổ Bắc Ninh trên Google Maps.

Giống nhau: Hai thành có kiến trúc ngôi sao kiểu Tây phương. Thời đại xây dựng cũng gần gần nhau.

Khác nhau: Ngày nay, một cái được quy hoạch thành công viên lịch sử, một cái bên trong chia lô bán nền từ đời nào không rõ. 

Lịch sử: Một cái thành nơi đánh nhau tranh giành ảnh hưởng giữa quân Thanh và quân Pháp. Quân Việt đông 7.000 người, đứng giữa, theo truyền thống thì ủng hộ thiên triều. Kết quả là thành thuộc địa. 

Còn cái kia? Sau khi hai lãnh địa Choshu và Satsuma tiến vào Edo, lật đổ Mạc phủ, Phó đề đốc Hải quân Mạc phủ là Enomoto Takeaki chạy lên thành Hakodate này để lập một nhà nước cộng hòa kiểu Tây Phương (soạn Hiến pháp dân chủ và tổ chức bầu tổng thống đầu tiên ở Châu Á). 

Mai Bá Kiếm - « Hoàng gia » Lê Thanh Hải



TPHCM CỐ LỜ TỘI PHẠM CỦA LÊ TẤN HÙNG, NHƯNG LƯỚI TRỜI TUY THƯA KHÓ LỌT !


Ngày 17/10/2015, Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) lần thứ 10 không bầu chức danh Bí thư Thành ủy, và Bộ Chính trị phân công Lê Thanh Hải “chỉ đạo” Thành ủy.


Ngay sau đó, Ban chấp hành Đảng bộ khóa 10 bầu Võ Văn Thưởng làm phó bí thư thường trực “điều hành hoạt động” của Thành ủy.

Ngày 5/2/2016, Bộ Chính trị phân công Đinh La Thăng vào làm Bí thư Thành ủy, điều Võ Văn Thưởng ra Trung ương phân công làm Trưởng ban Tuyên giáo, Lê Thanh Hải đã hả họng khóc như mưa ! Điềm xấu !

Lá thư Tân Cương và mãnh lực kim tiền của Bắc Kinh

Ảnh minh họa: Cờ Trung Quốc tại một khu trại ở Tân Cương. Ảnh chụp ngày 04/06/2019.

Như chúng tôi đã đưa tin, 22 quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi Trung Quốc đóng cửa các trại cải tạo ở Tân Cương, được cho là đang giam giữ một triệu người Duy Ngô Nhĩ, trong lá thư đề ngày 08/07/2019 gởi cho chủ tịch Hội đồng. Động thái chưa có tiền lệ này rất được các tổ chức bảo vệ nhân quyền hoan nghênh, đặc biệt là Human Rights Watch.

Đáng ngạc nhiên là chỉ vài ngày sau, xuất hiện một lá thư khác, được 37 nước ký tên, bênh vực chính sách của Trung Quốc. 

Hai lá thư trái ngược về Tân Cương

Nguyên văn lá thư đầu tiên được công khai, còn lá thư thứ hai vẫn chưa công bố cho công chúng. Tuy nhiên cả hai lá thư đều bao gồm yêu cầu được coi là tài liệu của kỳ họp thứ 41 Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. 

lundi 15 juillet 2019

Song Phan - Cập nhật vụ Hải Dương Địa Chất 8




GS Ryan Martinson tweet cho biết trong các ngày 12-15/07/2019, Hải Dương Địa Chất 8 (HYDZ-8) vẫn tiếp tục luẩn quẩn ở khu vực cũ (xem bản đồ 1, 2). 

Còn tàu cảnh sát biển của Tàu 35111 được triển khai nằm cách bãi Tư Chính khoảng 40 hải lý, đã rời đi về bãi Chữ Thập ngày 12/7/19, có lẽ để lấy đồ tiếp tế, sau đó quay trở lại bãi Tư Chính ngày 14/07/2019 (xem bản đồ 3).

Như vậy, tin đồn bọn Tàu rút về chỉ là ... tin đồn.

Hoàng Hải Vân - Chuyện ở bãi Tư Chính



Các tàu cảnh sát biển Việt Nam theo sát các tàu hộ tống Trung Quốc. Ảnh của GS Ryan Martinson ngày 10/07/2019.

Trong những ngày qua, nhiều chiến binh mạng dùng bàn phím định xông ra bãi Tư Chính “cứu nước” và không quên kịch liệt lên án báo chí chính thống “im mồm” không dám đưa tin về lực lượng Hải quân ta bị hải quân Trung Quốc “tấn công”. 

Sự thật là có một tàu, gọi là tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) cùng với một số tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống, đã vào thềm lục địa của ta tại khu vực bãi Tư Chính để thăm dò dầu khí. Nơi đây có nhà giàn DK1 của Hải quân ta kiểm soát khu vực thềm lục địa này. 

Theo luật pháp quốc tế, chủ quyền thềm lục địa của ta là ở phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Còn cột nước phía trên đáy biển thuộc tự do hàng hải, nếu không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của ta thì ta không có chủ quyền gì. Bởi vậy tàu bè các nước qua lại đi tới đi lui vùng biển phía trên thềm lục địa của ta đều không vi phạm. 

Bùi Thanh - Chuyện gì xảy ra ngoài Biển Đông ?



Ảnh chụp lộ trình chiếc Haiyang Dizhi 8 của Ryan Martingson.

Bãi Tư Chính (thềm lục địa Việt Nam) bị tàu Trung Quốc xâm chiếm ? Lực lượng Hải quân trên nhà giàn DK1 bị uy hiếp và tấn công ? Dồn dập fake news trên Facebook. 

Không có chuyện đó ! Tin nhắn hàng giờ từ DK1 khơi xa vào điện thoại của tôi: anh em OK, Dk1 vẫn OK anh ơi ! Xin gửi lời chào đất liền ! 

Thế quái gì xảy ra ? 

Kẻ lạ mặt không mời mà đến và mò vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) Việt Nam trên Biển Đông, đó là Haiyang Dizhi 8 - tàu thăm dò địa chấn của Trung Quốc. Nó xuất hiện và tiến hành hoạt động thăm dò địa chất từ ngày 3/7 trên vùng biển phía tây đảo Trường Sa, thuộc vùng EEZ của Việt Nam. 

Song Phan - Khía cạnh pháp lý của vụ Hải Dương Đị̣a Chất 8 (HYDZ-8)



Status này được viết dựa trên trao đổi với một bạn về khía cạnh pháp lý của vụ HYDZ-8, dĩ nhiên theo những gì mà một tay ngang như tôi tìm hiểu được chớ không phải như là ý kiến của một chuyên gia.

Trước hết, dĩ nhiên Việt Nam không chấp nhận bất kỳ cách giải thích nào về đường lưỡi bò tham lam của Tàu, vốn đã bị Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) tuyên bố vô hiệu lực tháng 7/2016, để biện minh cho vụ này. Do đó, cái chính của Việt Nam là dựa vào là Luật Biển quốc tế, đặc biệ̣t là UNCLOS, mà cái dính dáng ở đây là vùng đặ̣c quyền kinh tế (EEZ). 

Xin nói ngắn gọn, EEZ là vùng biển tính từ đường cơ sở (nói đơn giản là đường ngấn nước khi triều thấp dọc theo bờ biển) chạy ra khơi cho tới 200 hải lý (nếu biển không đủ rộng thì 'cưa đôi' hoậc thỏa thuận với nước đối diện).

Mai Quốc Ấn - Quyền được biết



Nói về gìn giữ chủ quyền quốc gia, vua Lê Thánh Tông có một câu rất giàu hình tượng: “Một thước núi, một tấc sông”. Thước tấc thời xưa ngắn hơn chuẩn Tây phương nhiều. Cho thấy việc coi trọng chủ quyền núi sông nước nhà quý từng chút một.

Bãi Tư Chính nếu đo đầy đủ nào chỉ là thước tấc?

Nên dặm dài Biển Đông từ thời Nguyễn Ánh và đội hùng binh Hoàng Sa xác lập bằng những xác thân “người đi thì có mà không thấy về” có lẽ cũng cần được hiểu như vậy. Gần nhất là cuộc thảm sát Gạc Ma, là đảo chìm, đảo nổi mà giặc đã chiếm.

Người dân có quyền được biết chủ quyền quốc gia đến từng thước tấc. Đó là quyền thiêng liêng, cao cả nhất của bất kỳ công dân nào!

Maracaibo, thành phố tiêu biểu cho sự xuống dốc của Venezuela

Xếp hàng mua nhu yếu phẩm, cơn ác mộng của người dân Venezuela.


Người dân thành phố Maracaibo nay không còn gì cả : không có an toàn thực phẩm, không điện, không xăng dầu, ngay cả một tờ báo in để xem tin tức cũng không, vì tờ cuối cùng là Panorama đã đình bản từ hôm 15/05/2019. Dân Venezuela không còn tin vào chính quyền, và cảm thấy bị đặt dưới sự đe dọa thường trực của dân quân và vệ binh quốc gia dưới quyền tổng thống Nicolas Maduro.

Khi bước vào sảnh khách sạn Kristoff để trả lời phỏng vấn báo Pháp Le Figaro, người giảng viên đại học vẫn phải nhìn quanh quất mọi nơi, và đòi hỏi được ẩn danh. Bà lo sợ bị FAES trông thấy. Đó là lực lượng đặc biệt chống tội phạm do Maduro thành lập, có hành tung đáng ngờ, có quyền bắn chết một nghi phạm không thông qua xét xử, nhân danh  chống mafia. Ngay trước khách sạn, FAES trang bị vũ khí hạng nặng lẫn lộn với « colectivo » tức dân quân ; và cả nguyên một tầng lầu của Kristoff đang được các thành viên của Sebin, tức an ninh, chiếm ngụ.

Nguyễn Quang Dy - Lý giải sóng ngầm tại bãi Tư Chính



Đường đi của chiếc tàu Trung Quốc Hải Dương Địa Lý tại vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, được giáo sư Martinson theo dõi ngày 13/07/2019.

(VietStudies 14/07/2019)Muốn hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh” (Si vis pacem, para bellum).
Những gì đang diễn ra tại bãi Tư Chính là dư chấn như sóng ngầm tiếp theo khủng hoảng lần trước (7/2017 và 3/2018). Vì vậy, tuy không bất ngờ nhưng cũng đừng chủ quan. Theo báo SCMP (12/7/2019), Trung Quốc đã điều tầu HD-8 đến vùng biển gần bãi Tư Chính (Vanguard Bank) để thăm dò dầu khí (từ 3/7/2019). Tàu HD-8 được hộ tống bởi 2 tàu hải cảnh số 3901 (12.000 tấn) và số 37111 (2.200 tấn), được trang bị trực thăng và pháo.  
Cảnh Sát Biển Việt Nam đã điều 4 tàu CSB đến ngăn chặn các tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền. Ngoài 4 tàu CSB Việt Nam và 2 tàu hải cảnh Trung Quốc trực tiếp đối đầu (stand-off) suốt tuần qua tại vùng biển gần bãi Tư Chính (cách Vũng Tầu khoảng 440km), có hàng chục tàu khác của hai bên hoạt động ở ngoại vi. Sự kiện này xảy ra bất chấp cam kết (5/2019) của bộ trưởng Quốc phòng hai nước nhằm giải quyết tranh chấp qua đàm phán.   

Theo báo chí chính thống (11/7/2019), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển. Theo nguồn tin không chính thức, Thủ tướng đã nói chuyện qua điện thoại với các tàu CSB đang hoạt động tại vùng biển bãi Tư Chính. Tuy nội dung cụ thể không được thông báo, nhưng chắc Thủ tướng đã chỉ đạo CSB nâng cao cảnh giác để tránh bị động và bất ngờ trước các tình huống khó lường có thể xảy ra trên biển.  

dimanche 14 juillet 2019

Hoàng Mạnh Hà - Tiến sĩ dân tộc học mà lại làm trưởng khoa đô thị học ?



Đọc phát ngôn của PGS-TS Phan Thị Hồng Xuân thấy ngay là cô quá ngu. Sau đó cô bao biện thì sự ngu lại càng lộ thiên. Điều đó khiến tôi tò mò muốn biết thực hư cái mác Phó Giáo sư, Tiến sĩ của cô.

Không khó để tôi có được bản "Lý lịch khoa học" của cô Xuân. Và đến đây thì tôi cũng không khó hiểu khi cô Xuân thích phát biểu về vấn đề đô thị, nhưng nói cái gì lòi ngu cái đó. Hiện cô đang là Trưởng khoa Đô thị học, nhưng bằng cấp chuyên môn của cô chẳng dính dáng gì đến đô thị học. Từ đầu đến cuối cô học ngành dân tộc học, chứ không có chút gì dính dáng đến đô thị học.

Ban đầu cô Xuân học cử nhân ngành Đông Nam Á học tại Đại học Mở Bán công. Nên nhớ, thời điểm năm 1991, học Đại học Mở Bán công không phải thi đầu vào mà chỉ đánh trống ghi danh. Luận văn tốt nghiệp của cô là "Bước đầu tìm hiểu dân tộc học Malaysia".

Mai Quang Hiền - Tâm thư cho em Xuân Lu



Em Xuân Lu Thân Yêu!

Hôm nay bên khu chung cư anh mưa to, mây đen bao vây không gian, mưa rơi bên hiên, rơi luôn trong con tim anh cô đơn.

Anh không lo cô đơn, nhưng anh đau. Anh đau do hôm nay mưa to, trong khi anh chưa mua lu. Nhưng em tin không ? Anh thông minh ngang em, không lu nên anh mang lon ra chơi luôn. Anh mua hai mươi lon bia ba ba, tu xong anh mang lon ra thu mưa.

Thẩm Tuyên - Những con rối khoác áo dân cử



Nếu bài báo tường thuật chính xác thì...không biết nói gì hơn ngoài việc hỏi thiên, hỏi địa: Sao ngày càng nhiều người cứ ham muốn giành giật hết cái ngu của thiên hạ về cho riêng mình vậy?

Sống ở miền Nam này trên 60 năm, xưa chỉ nghe và thấy do hệ thống nước máy chưa phát triển, người ta xây hồ, mua lu trữ nước mưa để nấu ăn, uống. Cũng có nhiều nơi, đặt lu và gáo dừa trước cửa giúp người lỡ độ đường giải khát (vì xưa phương tiện lưu thông, đường xá lạc hậu, hàng quán ít ỏi, làng xóm cách xa, di chuyển 5-10 km bằng cách đi bộ là lẽ thường).

Còn chuyện mua lu, khạp hứng nước mưa để chống ngập đô thị thì...chỉ có cái đầu vĩ đại của loại khùng khùng ham nói chữ nghĩ ra. Lại còn khoác chiếc áo "văn hóa bản địa" cho cái kiểu nằm mơ chống ngập này nữa mới ghê!

Nguyễn Quang Duy - Vì sao Hà Nội bị chỉ trích là “kẻ lợi dụng tồi tệ nhất”?



Đã trên hai tuần từ khi Tổng thống Donald Trump nêu đích danh Hà Nội là kẻ lợi dụng Mỹ tồi tệ nhất và đe dọa trừng phạt, giới chức Hà Nội vẫn im hơi lặng tiếng.

Im lặng là đồng ý là chấp nhận. Nhưng vì sao ông Trump chỉ trích là điều rất cần được xem xét, phân tích và học hỏi.

Thao túng tiền tệ

Đồng tiền Việt Nam là đồng tiền yếu nhất thế giới và liên tục bị mất giá. Tiền Việt yếu hơn cả tiền Lào, tiền Campuchia, chỉ mạnh hơn đồng tiền vài quốc gia đang bị Mỹ phong tỏa kinh tế như Iran và Venezuela, nhưng vẫn yếu hơn tiền Bắc Hàn. Tiền đồng Việt yếu đến độ ngay chính người Việt chỉ muốn giữ vàng và Mỹ kim. Hà Nội biết thế nên tìm mọi cách để kiểm soát nhưng thất bại.

Lưu Trọng Văn - Lịch sử nào?



Gã hơi choáng khi đọc thông báo 70% học sinh thi tốt nghiệp phổ thông môn lịch sử đểm dưới trung bình.

Gã lật coi xem câu hỏi thế nào mà trò vướng điểm dốt thế. 

Gã đọc hết 40 câu hỏi thi trắc nghiệm xong thì thở phào nhẹ cả tâm lẫn can. Vẫn còn hy vọng ở bọn trẻ tuổi 18 của đất nước gã lắm. Chúng chưa có biểu hiện chứng minh dốt sử nước nhà từ thuở Bách Việt, từ thuở Hai Bà rồi Triệu, Đinh, Lý Trần, Lê... Vì 40 câu hỏi mà chúng phải trả lời đáp án đúng, chả có câu nào liên quan tới lịch sử lâu đời của đất nước cả, mà hầu hết liên quan đến lịch sử đảng Cộng Sản Việt Nam.

Trương Nhân Tuấn - Việt Nam sẽ trả đũa vụ Tư Chính bằng cách gì ?



Tàu Trung Quốc đấu với tàu Việt Nam trong vụ giàn khoan Hải Dưong Thạch Du 981.
Báo chí nước ngoài đăng tin cho biết các tàu khảo sát địa chấn của Trung Quốc hơn một tuần nay mở cuộc thăm dò thềm lục địa của Việt Nam, khu vực bãi Tư Chính (Trung Quốc gọi là Vạn An Bắc). Khu vực này trong quá khứ Trung Quốc đã từng ký giấy phép (1992) cho phép hãng khai thác dầu khí Mỹ hoạt động. Vụ này tạm ngưng, vì phía Việt Nam đưa công ty khai thác của Mỹ ra tòa. 

Vụ giàn khoan HY981 hồi năm 2014, phía Trung Quốc đưa vào khảo sát địa chấn khu vực chung quanh thềm lục địa đảo Tri Tôn (của Việt Nam), cách bờ biển Việt Nam 120 cây số. Việc này bề ngoài làm quan hệ Việt Nam - Trung Quốc căng thẳng. Nhưng nếu ta xét thực chất vấn đề, rõ ràng Việt Nam và Trung Quốc "đóng tuồng" ở sân khấu Tri Tôn. Cách nói khác giàn khoan HD981 chỉ là "diện", là "hỏa mù". 

Bởi vì trong lúc hai bên Việt Nam và Trung Quốc chơi trò "bắn súng nước" chung quanh giàn khoan 981, dân chúng Việt Nam cũng reo hò ủng hộ cho phe mình bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, hải phận. Thì Trung Quốc bắt đầu công trình xây dựng trên 7 bãi đá (chiếm của Việt Nam năm 1988). Thời gian ngắn các bãi đá trở thành các đảo nhân tạo. Sau khi hoàn thành (chỉ 3 năm sau) các đảo này trở thành những căn cứ quân sự, bao gồm lực lượng không quân, hải quân với những phi trường, bến tàu (tàu chiến lẫn tàu ngầm), ra đa, những giàn hỏa tiễn chống hạm, chống tiếp cận.... 

samedi 13 juillet 2019

Hoàng Nguyên Vũ - Giỏi và uy tín để làm gì khi không cứu người ?




Anh Trần Quốc Cường thất thần vì sự ra đi đột ngột của mẹ - Ảnh: LÊ VÂN

Bệnh nhân chết do 4 giờ bị "bỏ mặc" ở Chợ Rẫy: Giỏi và uy tín để làm gì khi mà không cứu người?

Bệnh nhân Nguyễn Thị T (57 tuổi, ngụ Q8, TP.HCM) đã chết sau 4 giờ chuyển vào bệnh viện (BV) Chợ Rẫy để cấp cứu nhưng gần như đã bị bỏ mặc không thăm khám cho đến khi chết. Bệnh nhân này bị tiểu đường mãn tính, chiều ngày 9/7, bà hôn mê nên gia đình đưa vào Chợ Rẫy cấp cứu.

Theo gia đình, suốt 4 tiếng ở phòng cấp cứu, bệnh nhân được bố trí nằm trong phòng cấp cứu nhưng không được các bác sĩ thăm khám. Con trai của bệnh nhân, anh Cường, nhiều lần xin phòng cấp cứu chăm sóc mẹ anh nhưng bị các bác sĩ đuổi ra kèm theo lời gắt của một cô y tá: "Đâu phải một mình mẹ anh bị hôn mê đâu, ở đây biết bao nhiêu người hôn mê" (Báo Tuổi Trẻ đưa tin). Sau đó, bà T ngưng tim, hạ huyết áp rồi qua đời.

Cũng theo anh Cường, sau khi bà T mất, các bác sĩ Chợ Rẫy yêu cầu ký vào tờ giấy biên bản thỏa thuận hai bên, trong đó có nội dung: Bệnh viện không chịu trách nhiệm, đã báo trước với người nhà để nhận xác, nhưng gia đình không đồng ý ký và tự viết giấy tay xin xác mẹ về mai táng. 

Hồng Kông: "Ruồi muỗi" trêu tức Bắc Kinh

Các thanh niên biểu tình phong tỏa một con đường ở Hồng Kông ngày 21/06/2019.

Hồng Kông trong ngõ cụt, mối đe dọa nguyên tử quay trở lại, ứng viên Dân Chủ nào có thể đối đầu với Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020, đó là mối quan tâm chính của các tuần báo Pháp kỳ này.

30 năm sau Thiên An Môn, đàn áp có tái diễn ?

« Hồng Kông, sự bất khả của một hòn đảo », đó là tựa đề bài viết của Christian Makarian trên L’Express. Tác giả nhắc lại câu nói của Đặng Tiểu Bình : « Nếu Trung Quốc mở cửa, ruồi muỗi chắc chắn sẽ bay vào ». Chắc rằng chính quyền Bắc Kinh ngày nay coi lớp trẻ biểu tình ở Hồng Kông như những chú ruồi muỗi vo ve, khó mà đập chết được, tuy nhiên không phải là mối nguy hại lớn.

Cuộc xuống đường vĩ đại với 2/7 triệu dân tham gia, không bạo lực, của những người trẻ có giáo dục, hoàn toàn cởi mở với thế giới - di sản của 155 năm dưới sự điều hành của Anh quốc - đã chứng tỏ sự chín chắn của phong trào : bất tuân dân sự chứ không nổi dậy lật đổ. Họ đòi hủy bỏ dự luật dẫn độ, và phổ thông đầu phiếu. Đây chính là lời hứa « Một đất nước, hai chế độ » mà Trung Quốc đã nuốt lời. Cuộc Cách mạng Dù năm 2014 có cùng yêu sách đã bị dập tắt bằng bàn tay sắt.

Nghi vấn mua giải Nữ hoàng thương hiệu Việt Nam với giá 1 tỉ đồng ?


"Á hoàng Doanh nhân" Nguyễn Thụy Oanh trong cuộc trả lời báo chí chiều 10/7 về giải thưởng

(Kinhtedothi 11/07/2019) - Theo điều tra của phóng viên Kinh tế & Đô thị, giá danh hiệu các nữ hoàng ngành trong đó có Nữ hoàng Văn hóa Tâm linh có giá 300 triệu. Ngôi vị cao nhất – Nữ hoàng Thương hiệu Việt Nam là 1 tỉ.

"1 tỉ không bớt nhé"

Để khẳng định cứ có tiền là có danh hiệu Nữ hoàng, trong vai người cần tham gia cuộc đua giành danh hiệu Nữ hoàng của ngành Thép, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đã liên lạc với bà Trương Thúy Hà - Ủy viên T.Ư Hội nghệ nhân và thương hiệu Việt Nam để hướng dẫn tham gia:
           
- Alo chị Hà ạ. Em là Lan đến từ ngành Thép, em muốn tham gia cuộc thi Nữ hoàng Thương hiệu Việt Nam 2019, chị giới thiệu được không?