1. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đi gặp bác Hồ
Cái chết của ông Trọng, người Mohican cuối cùng của chế độ, là bước ngoặt cho sự thay đổi của toàn hệ thống chính trị. Kể từ đám tang của ông Giáp mới có một đám tang có được sự quan tâm của nhiều người và truyền thông như vậy.
Sau khi tạ thế, cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được dư luận viên tôn vinh như nhân vật số 3 chỉ sau bác Hồ, bác Giáp. Bác Duẩn không được xếp chung bộ ba thần thánh.
2. Tốc độ thay đổi chóng mặt các chức danh chủ chốt
Bắt đầu từ các vụ bắt bớ các công ty sân sau như Phúc Sơn và Thuận An, dẫn tới bắt bớ và kỷ luật một loạt quan chức. Đỉnh điểm là miễn nhiệm một cách táo bạo các ông bà Võ Văn Thưởng, Trương Thị Mai, Vương Đình Huệ. Từ đó dẫn tới sự thăng tiến thần tốc của hai ông đại tướng Lương Cường và Tô Lâm, mỗi ông đảo hai chức chủ chốt trong vòng vài tháng.
Việc bắt bớ, kỷ luật, miễn nhiệm, thăng tiến nói trên có sự phối hợp nhịp nhàng với sự suy giảm sức khỏe và cái chết của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
3. Kế hoạch tinh gọn khẩn cấp và Việt Nam sắp bước sang kỷ nguyên mới
Sự kiện này là hệ quả của hai sự kiện trước. Cái chết của ông Trọng là cơ hội cho ông Tô Lâm được cầm cờ để chủ trì cho một kế hoạch cải cách “long trời lở đất” và ẩn chứa nhiều rủi ro chính trị, mà kết quả sẽ bộc lộ vào năm tới.
4. Siêu bão Yagi
Cơn bão mạnh nhất kể từ vài chục năm đã tạo nên thiệt hại vô cùng lớn cho nhiều địa phương, đặc biệt là các vụ lở đất tại Lào Cai, Yên Bái.
5. Hiện tượng Thích Minh Tuệ
Ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ), một tu sĩ tu tập theo hạnh đầu đà, đã bộ hành liên tỉnh trong vài năm. Nhưng năm nay đột nhiên gây rúng động dư luận, hút view trong vài tháng, khiến chính quyền phải giải tán. Hiện tượng Thích Minh Tuệ vô tình tương phản với các sư quốc doanh và giáo hội Phật giáo Việt Nam, gây tranh cãi cho nhiều người trong và ngoài giáo hội.
6. Luật Đất đai và một số luật, nghị định liên quan thay đổi
Luật Đất đai với nhiều nội dung quan trọng thôi đổi hứa hẹn sẽ làm thay đổi nhiều trong ngành bất động sản, nông nghiệp và phát triển hạ tầng…
7. Bất động sản ngáo giá
Giá bất động sản (chủ yếu ở Hà Nội) tăng chóng mặt do hệ thống chính trị bị đông cứng về pháp lý, dẫn đến thiếu nguồn cung nghiêm trọng.
8. Đẩy mạnh đầu tư công bằng cách khởi động lại các siêu dự án, chỉ bàn làm, không bàn lùi
Việt Nam đột nhiên có quá nhiều tiền để tái khởi động các siêu dự án đầu tư công như đường sắt cao tốc và điện hạt nhân. Chỉ thấy bàn làm, không dám bàn lùi. Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm.
9. Thả một số tù nhân “chính trị” và bắt ông Trương Huy San trong khi ông Bùi Thanh Hiếu được về thăm mẹ
Tân tổng bí thư nhậm chức đã để lại dấu ấn đậm nét là việc thả ông Trần Huỳnh Duy Thức, bà Nguyễn Thúy Hạnh, bà Hoàng Thị Minh Hồng… Nhưng trước đó là việc bắt bớ các ông Trương Huy San và Trần Đình Triển. Song song với đó, fabooker Bùi Thanh Hiếu được phép về thăm mẹ ở Việt Nam một cách “an toàn”.
10. Việc sử dụng bằng giả của sư Thích Chân Quang bị vỡ lở
Ông sư tự nhận là cháu bác Hồ, từng nổi tiếng là tiến sĩ Luật với đề tài nhạy cảm về nhân quyền hóa ra lại chạy bằng tốt nghiệp trung học. Từ đó dẫn tới những hành động quỳ lạy, ca ngợi ông bởi các giảng viên Đại học Luật thành trò cười cho thiên hạ, và bằng đại học cũng như tiến sĩ Luật của ông Vương Tấn Việt thành vô giá trị.
DƯƠNG QUỐC CHÍNH 01.01.2025
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.