dimanche 13 janvier 2019

Serbia : Biểu tình chống chính phủ bước sang tuần thứ sáu

Khoàng 12.000 người Serbia xuống đường hôm 12/01/2019 đòi hỏi tự do báo chí và chấm dứt đàn áp đối lập.

Khoảng 12.000 người hôm qua 12/01/2019 đã tập hợp lại ở Beograd để phản đối chính sách của tổng thống Aleksandar Vucic và chính phủ Serbia. Từ một tháng rưỡi qua, cứ mỗi thứ Bảy, hàng ngàn người dân bất bình với chính quyền lại biểu tình ở trung tâm thủ đô Beograd.

Từ Beograd, thông tín viên RFI Laurent Rouy tường trình :

« Phong trào phản kháng nổi lên vào đầu tháng 12 năm ngoái, sau khi một nhà đối lập với tổng thống Vucic bị tấn công bằng gậy sắt. Người biểu tình cũng yêu cầu phải làm rõ vụ ám sát nhà đối lập Oliver Ivanovic cách đây một năm, và việc sử dụng bạo lực đàn áp các nhà báo.

samedi 12 janvier 2019

Ngô Nhân Dụng - Kim Bình Trump




(NgườiViệt 08/01/2019) Trong khi Tổng Thống Mỹ Donald Trump đang lo xây bức trường thành bảo vệ biên giới phía Mexico ngăn chặn hàng ngàn di dân từ Trung Mỹ chạy lên và thương thuyết với đảng Dân Chủ để mở cửa chính phủ, thì chính phủ Mỹ cũng đang lo hai việc ngoại giao: Tiếp tục thương thuyết với Bắc Kinh để giảm bớt cuộc chiến tranh thương mại, đồng thời chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ 2019 giữa ông Trump và nhà độc tài đỏ Bắc Hàn.

Đúng lúc đó, Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un đi xe lửa qua đêm tới Bắc Kinh theo lời mời của Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chuyến đi kéo dài bốn ngày, cho thấy đây không phải là một cuộc gặp gỡ xã giao. Kim Jong Un chắc không bao giờ nghĩ đến chuyện xã giao; mặc dù tới gặp Bình đúng ngày sinh nhật 35 tuổi!

Kim lên nắm quyền suốt sáu năm mà không qua trình diện Bình, cho đến Tháng Ba năm ngoái, trước khi gặp Trump. Sau khi gặp Trump ở Singapore, Kim qua Bắc Kinh ngay, từ đó tới nay đây là lần thứ tư trong 10 tháng. Có lẽ chàng Kim muốn vấn kế đàn anh Trung Cộng sẽ làm gì khi gặp Trump trong tháng tới, cho đúng tình thầy trò. Nhưng chắc chắn Kim gặp Bình để xin ủng hộ cho vững tâm trước khi đi kỳ kèo mặc cả với Trump.

Ngô Thị Kim Cúc - Không có Tết với người dân Lộc Hưng vong gia thất thổ



Những hình ảnh trên mạng xã hội giúp những người quan tâm tới việc “cưỡng chế” ở vườn rau Lộc Hưng- Tân Bình- Tp Hồ Chí Minh hình dung được chuyện gì đang xảy ra ở đó. Nó chẳng có gì khác so với những tỉnh vùng sâu vùng xa, nơi nhà cầm quyền toàn quyền làm tất cả những gì mình muốn, để thực hiện trót lọt những vụ việc sẽ được tính vào “thành tích” cuối năm.

“Thành tích” ở Lộc Hưng là nhà cầm quyền quận Tân Bình đã “cưỡng chế” thành công những nhà dân làm trên khu đất vườn rau Lộc Hưng, biến họ thành những kẻ vong gia thất thổ. Tiến trình việc cưỡng chế không có gì mới: người nhà nước bao vây, chốt chặn ở các ngả đường, để xe chuyên dụng có thể dễ dàng phá sập những căn nhà của người nghèo xây cất một cách không quá kiên cố.

Hoàng Hải Vân - Về vụ cưỡng chế ở Vườn rau Lộc Hưng



Cưỡng chế 112 căn nhà của dân ngay tại một thành phố lớn nhất nước là chuyện to đùng. Nhưng đáng buồn là đọc thông tin trên báo chí chính thống người ta chỉ thấy cùng một giọng, thậm chí có nhiều câu giống nhau. 

Tôi chưa nói báo đăng đúng hay sai, nhưng một vụ to như vậy, làm báo có nghiệp vụ phải tự mình tiếp cận sự thật. Nó ngay ở Sài Gòn chứ có xa xăm gì đâu. Việc đưa tin một chiều của báo chí chính thống chỉ có hại chứ chẳng có lợi gì cho chế độ, vì nó “kích ngòi” cho báo chí tiếng Việt ở nước ngoài và mạng xã hội đàm luận, sự đàm luận có nhiều mục đích khác nhau. 

Chớ có đem “thế lực thù địch”, đem “bọn phản động” lợi dụng chống phá chính quyền ra hù dọa để biến sự kiện này thành "nhạy cảm". Chẳng có “thế lực thù địch” nào, chẳng có “bọn phản động” nào có thể lợi dụng chống phá chính quyền nếu như hành vi của chính quyền là minh bạch chỉ vì lợi ích của nhân dân. Còn việc bịa đặt để chống phá thì chỉ có thể đáp trả lại bằng lẽ phải và thông tin trung thực.

Dương Quốc Chính - Đằng sau vụ Lộc Hưng và lý do khiến phía Công giáo im lặng



Việc "mượn" đất sau năm 54 ở Hà Nội và sau 75 ở Sài Gòn là cực kỳ phổ biến. Năm 54 ở Hà Nội, sau khi Việt Minh tiếp quản với lượng cán bộ khổng lồ đổ về thì đương nhiên bài toán nhà ở là chuyện lớn. 

Với các nhà ở của người Pháp và dân di cư bỏ lại nhà thì đương nhiên sung công, rồi phân cho cán bộ và các công sở, sứ quán. Nhà của các lãnh đạo đảng và nhà nước như các ông Giáp, Duẩn, Đồng, Chinh...là những biệt thự lớn của quan chức thực dân. Nhiều biệt thự bỏ lại bị chia năm xẻ bảy như nhà tập thể cho 5-7 gia đình cán bộ. Điều đó tương đối hợp tự nhiên khi thay đổi chế độ.

Vấn đề éo le nhất là với những gia đình giàu có ở Hà Nội, không có nợ máu, thậm chí có công với chế độ mới. Có gia đình đại trí thức, quan to triều đình, có nhiều biệt thự lớn hiến cho nhà nước, rồi được nhà nước "cho mượn" lại nhà của chính mình để ở, hiện khu đất đó vẫn thuộc diện "trung ương quản lý". 

Tâm Chánh - Báo chí im re, báo chí chia rẽ hay là báo chí cách mạng ?



Báo chí cách mạng đã im re trong những ngày Lộc Hưng đổ nát. Cũng chính bằng cái cách im re với sự hoang tàn trong gần 20 năm của Thủ Thiêm. 

Có thể cũng từ nhận định, rằng thực tế phức tạp, nhạy cảm, của các ban biên tập.

Thôi, chuyện Thủ Thiêm còn chờ phân tích, kiểm điểm, xử lý. Nhưng hiện thực ràng ràng như một nỗi ô nhục, đến tiếng kêu đau cũng không mở miệng được thì tội tình Thủ Thiêm có hay không trách nhiệm của báo chí cách mạng?

Tiếng kêu ấy một lần nữa được nghe thấy nhưng báo chí chần chừ, do dự ở Lộc Hưng. 

Tuyên bố của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng: Công khai đối thoại với người dân càng sớm càng tốt sau chiến dịch triệt hạ vườn rau Lộc Hưng



Trong hai ngày 4 và 8-1, chính quyền quận Tân Bình thực hiện chiến dịch triệt hạ nhà cửa của 112 hộ dân ở khu vườn rau Lộc Hưng, được cho là xây dựng “trái phép”. 

Việc cưỡng chế nhà cửa được tiến hành gấp rút, đẩy hàng trăm người dân vào cảnh “vong gia thất thổ” trong khi chỉ còn hơn ba tuần là đến tết cổ truyền của dân tộc, gây một chấn động lớn trong dư luận. Đó là một hành động vô cảm – hơn nữa, tàn nhẫn.

Nổ tại quận 9 Paris, 3 người chết, gần 40 bị thương (video)



Ảnh Mathieu Croisandeau



Một vụ nổ lớn do khí đốt bị rò rỉ đã xảy ra vào khoảng gần 9 giờ sáng nay 12/01/2019 tại một tiệm bánh mì ở đường Trévise, quận 9 Paris làm cửa kính nhiều cửa hàng xung quanh cũng bị nổ tung, nhiều căn nhà gần đó bị hư hại. Hai lính cứu hỏa và một du khách Tây Ban Nha thiệt mạng, gần 40  người bị thương trong đó có 12 người bị thương nặng.

Sau đây là một số hình ảnh ban đầu :

vendredi 11 janvier 2019

Chip điện tử, trung tâm điểm cuộc thương chiến Mỹ-Trung

ZTE lệ thuộc vào chip điện tử của Mỹ để sản xuất điện thoại thông minh.

Liên quan đến cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, thông tín viên Le Monde ở Thượng Hải nhận định « Chip điện tử, cốt lõi của cuộc thương chiến Mỹ-Trung ». Washington dựa vào sự thống trị về công nghệ, còn Bắc Kinh cố gắng rút ngắn khoảng cách bằng mọi giá.

ZTE bị Mỹ trừng phạt, nỗi nhục cho giới kỹ sư Trung Quốc 

Hôm 29/10/2018, bộ Thương mại Hoa Kỳ thông báo cấm các công ty Mỹ bán sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho Fujian Jinhua (Phúc Kiến Tấn Hoa), công ty start-up Trung Quốc chuyên sản xuất thẻ nhớ, bị Micron – một trong những tập đoàn hàng đầu nước Mỹ về chất bán dẫn – tố cáo đã sử dụng tình báo kinh tế. Không còn mua được máy móc và phần mềm của Mỹ, công ty này suýt phá sản nếu không được tỉnh Phúc Kiến đầu tư 5 tỉ euro. 

Sáu tháng trước đó, một tập đoàn lớn hơn cũng gặp phải thảm họa tương tự : ZTE (Trung Hưng Thông Tấn), một trong những tên tuổi hàng đầu Trung Quốc về viễn thông, đã phải ngưng sản xuất, nhưng sau đó được tổng thống Mỹ Donald Trump « khoan hồng ».

jeudi 10 janvier 2019

KTS Trần Thanh Vân - Một số ý kiến về biệt thự 24 đường Điện Biên Phủ



Gia đình bên ngoại tôi quê gốc Đức Thọ, Hà Tĩnh và có quan hệ lâu đời với gia đình nhà thơ Xuân Diệu. Chính vì lẽ đó, nên tôi được biết nhà thơ Cù Huy Cận từ ngày còn kháng chiến chống Pháp, khi bác ấy từ Việt Bắc về Đức Thọ, đến ngủ nhờ nhà ông bà ngoại tôi một đêm, để sáng hôm sau tắm rửa thay quần áo đẹp, đi xe đạp đến nhà đón cô dâu Xuân Như (em gái nhà thơ Xuân Diệu) lên Việt Bắc tổ chức đám cưới. 

Có lẽ vì thế, sau khi tiếp quản Thủ đô năm 1954, tôi được bà ngoại tôi đưa đến ngôi biệt thự 24 Cột Cờ (nay đổi là Điện Biên Phủ) rất nhiều lần.

Lúc đó Cù Huy Hà Vũ chưa ra đời, ngôi biệt thự hai tầng khá đẹp, lại ở phố sang, nhà chỉ có vợ chồng Huy Cận ở trên gác, dưới nhà có nhà thơ Xuân Diệu, người em trai Xuân Huy và một người nữa ở Bộ Văn hóa…. Tôi và em gái tôi được đưa đến chơi nhiều lần, chúng tôi ra vào chạy nhẩy trên gác dưới nhà tự do như nhà mình vậy.

Cù Mai Công - Vườn rau Lộc Hưng ngậm ngùi tháng chạp



Khu vực vườn rau Lộc Hưng (Tân Bình, TP.HCM) là đất công từ xưa thuộc tỉnh Gia Định nhưng nằm cách Sài Gòn vài chục mét; với tấm bảng cắm trước Nghĩa địa Đô Thành (nay là Công viên văn hóa Lê Thị Riêng): "Đô thành Sài Gòn kính chào các bạn".

Cụ thể nó thuộc Tổng nha Bưu điện Việt Nam Cộng Hòa (khu Nhà dây thép gió Chí Hòa). Sau này, thuộc quyền quản lý của Bưu điện TP. HCM. Góc khu này, ngay sát con hẻm nay là đường Chấn Hưng có một nhà bưu điện nhỏ (hình như mang tên Chí Hòa - tôi không nhớ rõ) mà hồi thập niên 1980 tôi thường hay đạp xe đạp đến đó gửi thư.

Đó là khu vực ngoại ô Ông Tạ, điểm cuối cùng của khu Ông Tạ về hướng đông. Nếu khu ngã ba Ông Tạ với những cư dân ban đầu người Hà Nội bỏ tiền mua đất (chứ không nhận nền chính quyền Sài Gòn cấp ở Xóm Mới - Gò Vấp, Bình An – quận 8...) toàn nhà 3, 4 tầng với các tiệm vàng san sát thì khu Lộc Hưng là dân miền núi Sơn Tây nghèo bị dạt ra ngoài. 

Tâm Chánh - Lộc Hưng nhìn bằng luật tiếp cận thông tin



Chính trong lúc này, lãnh đạo TPHCM cần tỏ rõ bản lĩnh chính trị của Sài Gòn, tạo ra không khí và môi trường dối thoại chân thành, trung thực giải quyết vụ cưỡng chế ở khu Lộc Hưng.

Điều cần phải làm trước tiên loại bỏ lối tư duy quản lý dán nhãn nhạy cảm lên các xung đột phát sinh trong thực tiễn. Lối tư duy này đang tạo điều kiện cho sự áp đặt tuỳ tiện con ngáo ộp “thế lực thù địch” như bóng ma duy trì nỗi sợ hãi trong xã hội. Nó ngăn chận mọi khả năng hợp tác, và biến việc giải quyết thực tiễn luôn ở trong thế lựa chọn đối kháng.

Huy Đức - Đất đai có trước hay giấy chứng nhận có trước


Khu vườn rau Lộc Hưng ở Tân Bình bị cưỡng chế.

Từ hôm Tân Bình cưỡng chế, đập phá nhà cửa của dân tại "vườn rau Lộc Hưng", tôi hỏi nhiều nhà báo vì sao báo chí im lặng. Có bạn nói là "đang làm" nhưng cho đến nay vẫn không có một dòng trên báo. Tại sao thế. Ngay cả khi người dân sai thì báo chí cũng cần lên tiếng. 

Nếu quả thực, "Bà con đã đóng thuế 20 - 30 năm có đầy đủ giấy tờ pháp lý...; Đất vườn rau sử dụng đất 1954..." thì theo Luật Đất Đai 1993, phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà con. Trong trường hợp nhà nước lấy đất đó để xây trường công lập thì phải bồi thường, bất kể người dân có giấy hay không có giấy. 

mercredi 9 janvier 2019

Việt Nam giải cứu Cam Bốt, nhưng Trung Quốc mới là kẻ chiến thắng

Cựu chiến binh Việt Nam từng chiến đấu với Khmer Đỏ kỷ niệm 40 năm chiến thắng chế độ diệt chủng ở Cam Bốt ngày 7 tháng Giêng. Ảnh chụp ngày 04/01/2019 tại Hà Nội.

Theo tác giả David Hutt trên Asia Times, bốn mươi năm sau khi lực lượng Việt Nam tiến vào quét sạch chế độ Khmer Đỏ được Trung Quốc chống lưng, nay rõ ràng Cam Bốt thân cận với Bắc Kinh hơn, thay vì nằm trong quỹ đạo của Hà Nội.
Phnom Penh được giải phóng khỏi chế độ diệt chủng

Đúng 40 năm trước, khoảng 100.000 người lính Việt Nam cùng với 20.000 người Cam Bốt bỏ ngũ tiến vào Phnom Penh để lật đổ chế độ mao-ít cực đoan Khmer Đỏ. Lực lượng giải phóng chỉ tìm thấy không đầy 100 người còn sống sót ở thủ đô. Phe Khmer Đỏ, lên nắm quyền năm 1975, đã đuổi dân thành phố ra khỏi Phnom Penh, để lại những tòa nhà hoang phế, sụp đổ.

Ở nông thôn, nơi hầu hết người Cam Bốt bị buộc phải đến sống, trong cuộc cách mạng « Năm Zero » của Khmer Đỏ, thực sự là một cơn ác mộng. Sau không đầy bốn năm cầm quyền, có đến một phần tư dân số Cam Bốt đã bị chết dưới chế độ khát máu này. Mãi đến tháng 11/2018, hai trong số các lãnh đạo cao cấp của Khmer Đỏ mới bị chính thức buộc tội diệt chủng đối với người Chàm và người Việt.

mardi 8 janvier 2019

Ngọc Vinh - Tiếng súng đã vang…


Những người lính Quân đoàn 4 của VN tiến vào Thủ đô Phnom Penh của Campuchia ngày 7-1-1979

(Để tưởng niệm những người lính Việt bỏ mình trong cuộc chiến với Khmer Đỏ)

1- Sáng ngày 17-11-1977, hơn 150 thanh niên tuấn tú của Phan Thiết bị gậy đầy đủ tập trung tại sân vận động, chờ xe đến đón đưa đi quân trường An Sơn (Bình Định). Mẹ tôi ngồi trước mặt tôi, bên phía bãi cỏ dành cho thân nhân những người ”lên đường làm nghĩa vụ quân sự”, khuôn mặt đẫm nước mắt. 

Tôi là con trai út trong một gia đình bảy anh chị em, nên được mẹ thương yêu nhất nhà cũng là điều dễ hiểu. Khi cuộc chiến Việt- Mỹ kết thúc, trong gia đình tôi, có hai ông anh bị xếp diện “Ngụy”, một bà chị cả là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam. Trong gia đình “hai chiến tuyến “ này, mỗi người trong số ba anh chị tôi vừa kết thúc bổn phận chính trị đã chọn lựa của họ. Giờ đến lượt bổn phận của tôi, nhưng không phải là tự nguyện. Tôi cùng nhiều bạn bè khác bị đẩy lên đường chiến chinh khi “tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới”!

Lưu Trọng Văn - Xin lỗi Dân...



Gã một lần đến Vũng Tàu được nhạc sĩ Trần Tiến hát cho nghe ca khúc mới của Trần Tiến về những đứa trẻ chân đất rét run trên cao nguyên đá Đồng Văn.

Gã nghe xúc động. Trần Tiến bảo lời bài hát là thơ của một thái tử đỏ đó. Và đó là lần đầu tiên gã được nghe nhắc tới Trần Tuấn Anh - người trùng tên với danh thủ bóng bàn một thời. Sau này gã được biết chàng thi sĩ... vườn này là một trong những trụ cột cho việc đàm phán ký kết Hiệp định TPP và EV FTA hòa nhập với kinh tế các nước văn minh, tách dần phụ thuộc kinh tế Trung Quốc.

Lê Thiếu Nhơn - Đẳng cấp VIP



Dư luận ồn ào vụ phu nhân của Bộ trưởng Bộ Công thương- Trần Tuấn Anh được xe biển xanh 80 đón rước tận sân đỗ may bay ở Nội Bài. Phản ứng tức khắc, một công văn được đưa ra, sự ưu tiên ấy sắp xếp cho ông Trần Tuấn Anh, nhưng bà vợ xinh đẹp - cựu người mẫu Thủy Hương thụ hưởng. 

Kinh, cỡ Bộ trưởng mà đã đặc quyền đặc lợi như vậy ư? Càng kinh hơn, đặc quyền đặc lợi cũng được chuyển nhượng từ chồng sang vợ ư?

Nhà hàng khỏa thân duy nhất ở Paris đóng cửa


O'Naturel, nhà hàng duy nhất tại Paris dành cho những người theo « trường phái » khỏa thân, đã bị phá sản. Những người sáng lập loan báo trên trang web ngày 08/01/2019 : « Chúng tôi vô cùng tiếc nuối phải thông báo với quý vị là nhà hàng O’Naturel sẽ đóng cửa vĩnh viễn ».

Do không đủ khách hàng, nhà hàng sẽ đóng cửa kể từ ngày 16/02 tới. Hai anh em Mike và Stéphane Saada, đồng sáng lập O’Naturel, giải thích trên Le Figaro : « Chúng tôi dành một ít thời gian để từ đây cho đến lúc đó, để những ai muốn thử nghiệm cũng như các khách hàng trung thành có thể đến ». 

Kim Jong Un thăm Trung Quốc trước thượng đỉnh với Trump

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và phu nhân Ri Sol Ju chuẩn bị đến thăm Bắc Kinh. Ảnh chụp ngày 07/01/2018.

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un ngày 08/01/2019 đến Bắc Kinh, một chuyến viếng thăm bất ngờ diễn ra chỉ vài ngày sau khi ông đe dọa sẽ thay đổi thái độ nếu Hoa Kỳ duy trì các biện pháp trừng phạt.

Ông Kim Jong Un cùng với phu nhân Ri Sol Ju và nhiều quan chức cao cấp tháp tùng, đi trên chuyến tàu đặc biệt từ Bình Nhưỡng, trưa nay đã đến thủ đô Trung Quốc. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình :

"Vào lúc hơn 10 giờ sáng nay, tiếng nhạc « Đông Phương Hồng » báo giờ ở nhà ga trung tâm Bắc Kinh vừa mới tắt trong loa phóng thanh, bỗng xuất hiện hơn một chục chiếc xe hơi sang trọng màu đen, theo sau là cả một đoàn mô tô công an Trung Quốc. Trên cầu vượt dành cho người đi bộ dẫn đến khoảng sân chính, cũng như ở cửa sổ những khách sạn nhỏ xung quanh, các phóng viên ảnh của các hãng thông tấn và nhiều đồng nghiệp Nhật, Hàn kiên nhẫn chờ đợi.

Trump : Quân Mỹ sẽ rút khỏi Syria theo « tiến độ thích hợp »

Một binh sĩ Mỹ tại vùng Manbij, Syria. Ảnh chụp ngày 01/11/2018.

Việc rút quân Mỹ khỏi Syria vẫn chưa rõ ràng : tổng thống Donald Trump ngày 07/01/2019 khẳng định sẽ tiến hành cuộc triệt thoái theo một « tiến độ thích hợp ». Sau tuyên bố rút quân gây nhiều tranh cãi trước đây, tổng thống Hoa Kỳ có vẻ muốn nhượng bộ về lịch trình hồi hương lính Mỹ. Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :

« Tổng thống Donald Trump chưa bao giờ đưa ra thời hạn cụ thể cho việc rút quân Mỹ khỏi Syria. Bây giờ ông nêu ra vấn đề này một cách dè dặt hơn so với tháng trước. Ông Trump viết trên Twitter : « Chúng ta sẽ rời Syria với một nhịp độ thích ứng, trong lúc vẫn tiếp tục chiến đấu chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo, và phải tỏ ra thận trọng ».