Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ngày 02/06/2016 đã
đề nghị Quốc hội phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển
(UNCLOS), nhằm đối phó với sự bế tắc trước hành vi độc chiếm Biển Đông
của Trung Quốc.
Phát biểu tại
Học viện Không quân Hoa Kỳ ở Colorado, ông Obama nhấn mạnh, Quốc hội nên
phê chuẩn công ước của Liên Hiệp Quốc, quy định việc giải quyết các
tranh chấp trên biển một cách hòa bình.
Hôm nay 03/06/2016 Bình Nhưỡng một lần nữa
lại lên án Seoul bắt cóc công dân nước mình một cách có dự mưu, sau vụ đào tẩu
mới nhất của ba nhân viên Bắc Triều Tiên làm việc tại một nhà hàng của chế độ ở
Trung Quốc.
Ba nữ nhân viên của một nhà hàng Bắc Triều
Tiên tại Thiểm Tây (Shanzi) đã đến Seoul hôm qua. Đây là nhóm người đào thoát
thứ hai trong năm nay, sau nhóm đầu tiên gồm 12 người đã bỏ trốn sang Hàn Quốc
vào tháng Tư.
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh tại Diễn đàn Shangri-La, 03/06/2016.
Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển
Đông, các khiêu khích quân sự của Bắc Triều Tiên và Hồi giáo cực đoan là những
đề tài chủ yếu của Diễn đàn an ninh khu vực châu Á Shangri-La, khai mạc hôm nay
03/06/2016 tại Singapore.
Đối thoại thường niên Shangri-La do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) ở Luân Đôn tổ chức diễn ra đến Chủ nhật
5/6, thu hút khoảng hai chục bộ trưởng Quốc phòng các nước châu Á-Thái Bình
Dương, nhất là người đứng đầu Lầu Năm Góc Ashton Carter.
Đá Chữ Thập ( Fiery Cross Reef) ở Trường Sa. Ảnh vệ tinh của Viện CSIS chụp được ngày 03/09/2015.
Sáng hôm qua 01/06/2016, tờ South China Morning
Post (SCMP) dẫn một nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc cho biết
Bắc Kinh có thể chuẩn bị loan báo lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ)
trên Biển Đông. Nguồn tin ẩn danh này nói rằng tuyên bố trên nhằm đáp
trả « các hành động khiêu khích » của quân đội Mỹ trong khu
vực, ý nói việc Hoa Kỳ cho tuần tra để bảo đảm tự do hàng hải và hàng
không tại hải phận và không phận quốc tế.
Bài
báo trên được đăng tải vào thời điểm đặc biệt nhạy cảm tại Biển Đông.
Trung Quốc, các quốc gia đòi hỏi chủ quyền và các nhà quan sát, kể cả
Hoa Kỳ đều đang chờ đợi phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La
Haye về vụ kiện của Philippines, dự kiến sẽ được tuyên trong mùa hè này.
Bên cạnh đó, các quan chức cao cấp Trung Quốc và Hoa Kỳ sắp gặp gỡ tại
cuộc Đối thoại Kinh tế Chiến lược lần thứ tám. Các nhà ngoại giao quốc
tế và nhà phân tích cuối tuần này cũng sẽ họp tại Singapore, trong khuôn
khổ Đối thoại Shangri La, diễn đàn an ninh khu vực.
Các quan chức quốc phòng Ấn Độ đang chuẩn bị bán
cho Việt Nam một trong những loại hỏa tiễn hành trình chống hạm có tốc
độ nhanh nhất thế giới. Trang mạng USNI News của Học viện Hải quân Hoa
Kỳ dẫn nhiều nguồn tin báo chí hôm qua 01/06/2016 cho biết như trên.
BrahMos
là loại tên lửa chống hạm siêu thanh ứng dụng công nghệ tàng hình, dựa
theo kiểu P-800 Onyx của Nga, được New Delhi và Matxcơva cùng hợp tác
sản xuất trong thập kỷ qua. Hỏa tiễn này được cho là một trong những
loại hỏa tiễn chống hạm có tính sát thương cao nhất, nhờ vào tốc độ siêu
nhanh của nó.
Tập đoàn Nhật Bản Mitsubishi Materials Corporation
lần đầu tiên sẽ bồi thường cho ba cựu tù nhân chiến tranh người Trung
Quốc bị buộc phải làm việc cho hãng này trong Đệ nhị Thế chiến. Trên
3.000 cựu tù nhân khác cũng có thể được bồi thường tương tự.
Thông cáo của tập đoàn cho biết : « Mitsubishi
Materials bày tỏ lời xin lỗi chân thành nhất đối với những người lao
động cũ, và nhìn nhận trách nhiệm lịch sử của mình ». Theo thỏa
thuận, ba công nhân hầm mỏ Trung Quốc sẽ nhận được số tiền bồi thường
100.000 nhân dân tệ (13.600 euro) cho mỗi người.
TT Mỹ Barack Obama gặp các đại diện xã hội dân sự tại Hà Nội, 23/05/2016.
Phạm Chí Dũng : Thực tế phũ phàng khó có thể
bỏ qua là sự hiện diện lịch sử của Tổng thống Obama tại Việt Nam vào tháng
5/2016 không những không tạo cú hích cho phong trào dân chủ nhân quyền ở đất
nước này, mà còn khiến không khí tranh đấu từ sôi động trở nên trầm buồn đột
ngột.
Tổng thống Mỹ Barack Obama sau khi phát biểu tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội ngày 24/05/2016.
Trong chuyến viếng thăm Việt Nam ba ngày từ ngày
23 đến 25/05/2016, tổng thống Mỹ Barack Obama đã loan báo việc bỏ hoàn
toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương, hơn bốn thập kỷ sau khi chiến tranh
kết thúc và 20 năm sau khi Mỹ-Việt bình thường hóa quan hệ.
Điều gì đã dẫn đến việc siết chặt
quan hệ như thế đối với một cựu thù của Mỹ, vẫn tiếp tục là một chế độ
độc đảng và bị chỉ trích về nhân quyền ? Chuyên gia Scott Warren Harold,
phó giám đốc Trung tâm chính sách châu Á-Thái Bình Dương của tổ chức
phi chính phủ RAND có trụ sở ở Hoa Kỳ nhận định, có ít nhất bốn yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định của ông Obama.
Hải quân Việt Nam trong lễ đón Tổng thống Mỹ Barack Obama ở Hà Nội, 23/05/2016.
Phạm
Chí Dũng : Giải
đáp cho câu hỏi hỏi về mục đích lớn nhất trong chuyến đến Việt Nam của Tổng
thống Obama bắt đầu hé lộ
« Mỹ
tiếp cận Cam Ranh »
Trước ngày Tổng thống Obama đến Việt Nam,
có rất ít tin tức được coi là thực chất về chuyến đi này. Chỉ có vài tờ báo
quốc tế nhưThe Nikkeihé lộ « mấu chốt là cảng Cam Ranh ».The
Nikkei,một tờ báo
lớn của Nhật Bản, dường như có nguồn tin nội bộ về mối quan hệ « giao lưu hải quân » giữa
Nhật Bản và Việt Nam, đặc biệt về cuộc diễn tập chung tại Đà Nẵng của hải quân
hai quốc gia này vào tháng 4/2016 – một sự kiện không hề được công bố trên báo
chí nhà nước Việt Nam.
TT Mỹ Barack Obama duyệt đội binh danh dự tại Hà Nội, 23/05/2016.
Phạm Chí Dũng : Tháng Năm 2016. Dù Tết nguyên đán
đã trôi qua từ lâu, nhưng Bộ Chính trị mới ở Việt Nam hoàn toàn có lý do để
sung sướng khi hát lại một điển ngữ « Mùa
xuân ấm áp sẽ đến sau mùa đông lạnh giá ».
« Mùa xuân ấm áp sẽ đến sau mùa đông lạnh
giá »
Chỉ ít giờ đồng hồ sau khi đặt chân đến
Hà Nội, Tổng thống Mỹ Obama đã tuyên bố một quyết định gây chấn động: Mỹ dỡ bỏ
hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam sau 41 năm dựng rào
chắn.
TT Mỹ Barack Obama và CT nước VN Trần Đại Quang duyệt đội quân danh dự ở Hà Nội, 23/05/2016.
(Jackie Northam, MPBN 28/05/2016)Quyết
định bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam của Tổng thống Obama có ý nghĩa lớn hơn
nhiều việc bán thiết bị quân sự: gởi một thông điệp đến Trung Quốc.
Không chỉ là việc Việt Nam bắt
đầu mua tàu và thiết bị giám sát của Mỹ, mà còn có thể bắt đầu đón tiếp thường
xuyên hơn các đơn vị quân đội Mỹ, kể cả các chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ tại
vịnh Cam Ranh.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Hiroshima ngày 27/05/2016.
Sự kiện tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thăm
Hiroshima được tất cả các báo Pháp ra ngày 27/05/2016 chú ý. Libération
dành trang nhất với tựa đề « Obama đến Hiroshima vì lịch sử », nhấn mạnh chưa bao giờ một tổng thống Mỹ đương nhiệm đến thăm thành phố đã nhận lãnh quả bom nguyên tử vào năm 1945.
La Croix chạy tựa trang bìa « Hiroshima, kỷ niệm và tương lai », với hình ảnh phụ nữ và trẻ em Nhật trước đài tưởng niệm hòa bình ; Le Figaro đăng bài phóng sự dài « Người Nhật và ký ức nóng bỏng về Hiroshima ».
Sau khi tổng thống Mỹ Barack Obama loan báo chính
thức bãi bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam trong chuyến viếng thăm kết
thúc hôm qua 25/05/2016, có nhiều ý kiến cho là Hà Nội sẽ đặt mua chiến
đấu cơ F-16 và phi cơ trinh sát P-3 Orion.
Trang mạng Defense News dẫn một
nguồn tin quốc phòng Mỹ nói rằng Việt Nam đang muốn cải thiện năng lực
bảo vệ vùng trời của mình cũng như an ninh hàng hải, và như vậy hai loại
phi cơ trên rất thích hợp. Ngoài ra Hà Nội cũng cần các loại máy bay
không người lái để giám sát trên biển. Nguồn tin trên còn cho biết Việt
Nam muốn Hoa Kỳ bán cho loại phi cơ trinh sát P-3 cùng loại với Đài
Loan, có trang bị ngư lôi, trước đây bị ngăn trở bởi lệnh cấm vận, còn
chiến đấu cơ F-16 thì cùng kiểu mà Mỹ đã bán cho Indonesia.
Nữ phi công Nadia Savtchenko, tại sân bay quốc tế Boryspil, gần Kiev, Ukraina ngày 25/05/2016.
Liên hiệp Châu Âu hôm nay 26/05/2016 hoan nghênh « tin vui được chờ đợi từ lâu
» : nữ phi công Ukraina Nadia Savtchenko bị giam cầm gần hai năm nay
tại Nga, được trả tự do hôm qua ; đồng thời kêu gọi phóng thích tất cả
những người bị giam giữ trong cuộc xung đột ở miền đông Ukraina.
Nữ phi công trực thăng Nadia Savtchenko bị Nga kết án 22 năm tù, vì tội « sát nhân », được trả tự do để đổi lấy việc Ukraina thả hai quân nhân được cho là tình báo quân đội Nga.
Bà Hillary Clinton đã không tôn trọng các quy định
của bộ Ngoại giao, khi sử dụng máy chủ thư điện tử tư nhân đối với các
thư điện tử mật. Bản báo cáo nội bộ vừa được công bố hôm qua 25/05/2016
của tổng thanh tra, một nhân vật độc lập, không hề nương nhẹ đối với cựu
ngoại trưởng Mỹ. Báo cáo này cùng với một cuộc điều tra của FBI gây bối
rối cho bà Hillary Clinton, đang trong chiến dịch tranh cử tổng thống.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio gởi về bài tường trình :
Mười hai liên đoàn ngành luyện kim của nhiều nước
hôm 25/05/2016 đã kêu gọi các nước nhóm G7 họp tại Nhật Bản ngăn trở
việc nhập khẩu thép Trung Quốc giá rẻ, tạo cạnh tranh không lành mạnh
trên thị trường thế giới.
Trong các thư ngỏ được công bố
hôm qua, mười hai liên đoàn các nhà luyện kim của nhiều nước đã kêu gọi
các lãnh đạo G7 bàn bạc các biện pháp đối phó với những nước không tôn
trọng các quy tắc của kinh tế thị trường, đặc biệt là Trung Quốc, và có
hành động chống lại nạn sản xuất thừa trong ngành thép.
Tổng thống Obama gặp gỡ giới trẻ tại Sài Gòn ngày 25/05/2016.
Trong chuyến viếng thăm lịch sử ở Việt Nam, hôm
nay 25/05/206 tổng thống Mỹ Barack Obama khen ngợi thế hệ thủ lĩnh trẻ ý
thức hơn về môi trường so với các thế hệ trước, và cổ vũ họ « nên có hành động nào đó » về vấn đề khí hậu.
Trong những cuộc tiếp xúc với
công chúng Việt Nam, Obama nhận được sự ngưỡng mộ của hàng trăm bạn trẻ
tham gia sự kiện « Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á » được tổ chức tại
trung tâm thành phố Sài Gòn. Các bạn trẻ này đặt cho tổng thống Mỹ một
số câu hỏi về sự lãnh đạo và « các phát biểu đầy cảm hứng » của ông.
Những người đấu tranh ở Hồng Kông dán áp-phích có hình ông Quế Dân Hải.
Theo hãng tin Pháp AFP ngày 25/05/2016, con gái của một trong năm chủ nhân và nhân viên nhà sách bị « mất tích » một cách bí ấn, gây sốc cho người dân Hồng Kông trong năm ngoái, đã kêu gọi Washington giúp đỡ để chấm dứt tình trạng cha cô bị « giam giữ trái phép » tại Trung Quốc.
Những người này đều làm việc cho
Cự Lưu (Mighty Current), một nhà xuất bản chuyên phát hành những tác
phẩm không mấy dễ chịu đối với Bắc Kinh, và những cuốn sách về cuộc sống
riêng tư của các quan chức cao cấp Trung Quốc. Sau thời gian ngắn « mất tích »,
tất cả đều xuất hiện trở lại tại Hoa lục. Vụ bắt cóc này đã gây chấn
động tại cựu thuộc địa Anh, người ta lo sợ vùng đất bán tự trị sẽ bị Bắc
Kinh cai trị bằng bàn tay sắt.
"Hết xăng", hàng chữ xuất hiện ngày càng nhiều ở các trạm xăng tại Pháp do phong trào đình công phản đối Luật lao động mới.
Nước Pháp hôm nay 25/05/2016 bắt đầu phải sử dụng
đến số xăng dầu dự trữ chiến lược, trước tình trạng các nhà máy lọc dầu
bị những người chống đối Luật lao động phong tỏa, gây ra tình trạng khan
hiếm xăng dầu trầm trọng trên toàn quốc.
Liên minh Công nghiệp Dầu lửa Pháp hôm nay loan báo, việc phong tỏa các nhà máy lọc dầu và kho xăng đã khiến « từ hai ngày nay »
buộc phải sử dụng đến dự trữ xăng dầu chiến lược. Thông báo này có thể
khiến công luận thêm lo ngại, gây thêm áp lực cho chính quyền.
Ứng cử viên Donald Trump, hiện không có đối thủ
trong đảng Cộng Hòa, hôm qua 24/05/2016 đã chiến thắng tại bang
Washington, gần đạt được số đại biểu cần thiết để trở thành ứng viên
chính thức của đảng trong đại hội sắp tới.
Trước đó ông Trump có được 1.189
đại biểu, so với tổng số quy định là 1.237 người. Với 44 đại biểu vừa
giành được tại bang Washington, chỉ còn thiếu có 4 phiếu, hầu như chắc
chắn nhà tỉ phú sẽ là ứng cử viên Cộng Hòa trong kỳ bầu cử tổng thống
Hoa Kỳ năm nay. Ông Trump bèn tập trung đả kích đối thủ Dân Chủ là bà
Hillary Clinton, lần này là tấn công vào đời tư.