Affichage des articles dont le libellé est Tự do mậu dịch. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tự do mậu dịch. Afficher tous les articles

vendredi 13 avril 2018

Donald Trump đổi ý, muốn Mỹ quay lại TPP

Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP, Washington ngày 23/01/2017.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua 12/04/2018 cho biết sẽ tham gia Hiệp định Tự do Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP), nếu đạt được các điều kiện « tốt hơn », dù khi vừa nhậm chức ông đã thẳng thừng tuyên bố rút lui. Một số nước liên quan như Nhật và New Zealand tỏ ra thận trọng trước sự đổi ý của ông Trump.
Trên Twitter, tổng thống Mỹ viết: « Chúng tôi sẽ tham gia TPP nếu hiệp định này cơ bản tốt hơn so với văn bản thời tổng thống Obama. Hoa Kỳ đã có được các thỏa thuận song phương với 6/11 quốc gia TPP, và sẽ bàn bạc để đạt đến thỏa ước với nước lớn nhất trong số đó là Nhật Bản, vốn đã gây khó khăn cho thương mại Mỹ trong nhiều năm qua ».

vendredi 10 novembre 2017

TPP 11 nước được cứu vãn vào phút chót



Bộ trưởng Thương mại Canada François-Philippe Champagne tại hội nghị TPP nhân APEC 2017 ở Đà Nẵng, 09/11/2017.

(Reuters10/11/2017) Mười một nước TPP hôm nay 10/11/2017 đã đồng ý về các điểm cơ bản của một hiệp định mới, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm – theo một dự thảo thông cáo chung mà hãng tin Anh được tham khảo, sẽ công bố vào thứ Bảy 11/11.

Đây là thành công từ các cuộc đàm phán ráo riết tại Việt Nam, có lúc tưởng chừng đã thất bại do Canada không đồng ý. 

vendredi 15 septembre 2017

Hiệp định tự do mậu dịch Việt Nam-EU tùy thuộc vào nhân quyền



Các nhà hoạt động và thân nhân đòi trả tự do cho những người bất đồng chính kiến, tại nhà thờ Thái Hà, Hà Nội ngày 27/08/2017.

(AFP 15/09/2017) Một quan chức cao cấp về thương mại của châu Âu hôm nay 15/09/2017 cảnh báo, hiệp định tự do mậu dịch với Việt Nam có thể thất bại nếu Hà Nội không giải quyết được những vấn đề liên quan đến nhân quyền, và khẳng định đây là trung tâm của các cuộc thương lượng.

Quan điểm của Việt Nam về cưỡng bức lao động và tự do ngôn luận là trung tâm của những cuộc thương thảo hiện nay. Ông Bernd Lange, chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện Châu Âu hôm nay đã nói với các nhà báo tại Hà Nội như trên. Ông tuyên bố : « Nếu không có được những giải pháp đầy đủ, không biết hiệp định này sẽ đi về đâu ».

lundi 22 mai 2017

Bất đồng về hiệp định thương mại RCEP của Trung Quốc

Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia RCEP họp tại Hà Nội, Việt Nam ngày 22/05/2017.

Các nước châu Á trong cuộc họp APEC hôm nay 22/05/2017 tại Hà Nội bất đồng ý kiến về hiệp định thương mại RCEP do Trung Quốc chủ trương, khiến mục tiêu đi đến thỏa thuận vào cuối năm nay khó thể đạt được.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nhằm thành lập một khu vực tự do mậu dịch trên 3,5 tỉ người, gồm có Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, New Zealand và 10 nước ASEAN. Việc thương lượng RCEP bắt đầu từ năm 2012, đã tạo nên động lực mới sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).

samedi 18 mars 2017

G20 bất đồng với Mỹ về thương mại và khí hậu

Các bộ trưởng Tài chính G20 tại Baden-Baden (Đức) ngày 17/03/2017.

Bộ trưởng Tài chính các nước G20 họp tại Baden-Baden (Đức) sáng nay 18/03/2017 tiếp tục đấu tranh nhằm ngăn trở Hoa Kỳ quay lui trước chính sách tự do mậu dịch toàn cầu và chống biến đổi khí hậu.
Hai chủ đề nhạy cảm được đề cập đến vì tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ mà G20 vẫn phản đối, và liên tục đưa ra những phát biểu hoài nghi về hồ sơ môi trường. Vấn đề tôn trọng các quy định trong thương mại quốc tế là bất đồng căn bản giữa Hoa Kỳ và các nước chủ trương đa phương, bên cạnh đó, chính quyền mới của Mỹ cũng không muốn nhắc đến hiệp định khí hậu COP 21, Paris 2015.

vendredi 10 mars 2017

Tập Cận Bình và tự do mậu dịch giả hiệu

Khu phố tài chính Phố Đông ở Thượng Hải. Ảnh chụp ngày 09/03/2017.

Trong bài bình luận mang tựa đề « Ông Tập Cận Bình, có đúng là ông nói ‘tự do mậu dịch’ hay không ? », nhật báo Les Echos nhận định, dù chủ tịch Trung Quốc tại Diễn đàn Davos lớn tiếng kêu gọi tự do thương mại, nhưng nước ông vẫn tiếp tục đối xử tệ hại với các nhà đầu tư ngoại quốc. Và ông Tập cũng vừa tung ra một kế hoạch công nghiệp quy mô để chống lại hàng nhập khẩu.
Tác giả nhận xét, mối đe dọa chủ nghĩa bảo hộ không chỉ đến từ nước Mỹ của Donald Trump, mà còn từ Trung Quốc. Thay vì tiến đến tự do hóa kinh doanh, Tập Cận Bình lại củng cố dân tộc chủ nghĩa nhằm duy trì tăng trưởng. Những ngôn từ đẹp đẽ về tự do mậu dịch của ông Tập tại Diễn đàn Davos cho người ta cảm tưởng một thế giới đảo lộn – Trung Quốc dạy cho nước Mỹ một bài học. Nhưng thực tế không phải như thế.

mardi 30 août 2016

Pháp đòi dừng đàm phán về hiệp ước tự do mậu dịch xuyên Đại Tây Dương

Áp-phích phản đối TTIP tại Đức, 21/07/2016.

Khả năng đạt được thỏa thuận về TTIP (tức TAFTA, Hiệp định tự do mậu dịch xuyên Đại Tây Dương) ngày càng xa dần : hôm nay 30/08/2016 Pháp loan báo sẽ yêu cầu Ủy ban Châu Âu « ngưng » thương lượng về dự án quy mô giữa Liên hiệp Châu Âu (EU) và Hoa Kỳ. Paris cho rằng hiệp định dành nhiều thuận lợi cho phía Mỹ, và muốn bắt đầu lại « trên cơ sở đúng đắn ».
Tổng thống Pháp François Hollande hôm nay khẳng định Pháp không muốn « nuôi ảo tưởng » về một hiệp định « trước cuối năm nay », « vào cuối nhiệm kỳ » của ông Barack Obama.