Affichage des articles dont le libellé est Tây Tạng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tây Tạng. Afficher tous les articles

lundi 22 juin 2015

Trung Quốc mở đường lên Tây Tạng cho người hành hương Ấn Độ

Đăng ngày 22-06-2015 Sửa đổi ngày 22-06-2015 14:33

Tân Hoa Xã cho biết, Trung Quốc hôm nay 22/06/2015 khánh thành một tuyến đường bộ nối liền Ấn Độ với núi Kailash của Tây Tạng, một trong những địa điểm hành hương thiêng liêng nhất của Ấn giáo và Phật giáo.
Một nhóm người hành hương đã vượt qua ngọn đèo đầu tiên của rặng núi Himalaya vào buổi trưa, để tiếp tục cuộc hành trình 12 ngày về phía đỉnh non thiêng.

vendredi 30 janvier 2015

Tây Tạng : Đảng viên Cộng sản ủng hộ Đạt Lai Lạt Ma

Đăng ngày 29-01-2015 Sửa đổi ngày 29-01-2015 13:46

Tại Tây Tạng, có những cán bộ đảng Cộng sản Trung Quốc đã bí mật gia nhập các tổ chức độc lập ủng hộ Đạt Lai Lạt Ma. Tờ Global Times hôm nay 29/01/2015 tiết lộ như trên.

Bài xã luận của tờ báo trực thuộc đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đe dọa : « Họ sẽ phải trả giá vì việc ấy ! ». Global Times cho biết theo Ủy ban Thanh tra Kỷ luật Trung ương, có 15 cán bộ đảng viên, dường như là gốc Tây Tạng, đã bị đặt trong vòng điều tra.

samedi 13 décembre 2014

Đức Giáo Hoàng không gặp Đạt Lai Lạt Ma để tránh phật lòng Trung Quốc

Đăng ngày 13-12-2014

Theo tin báo chí, “Hội nghị các giải Nobel Hòa bình” lần thứ 14 sẽ được diễn ra ở Roma. Dù rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma có mặt ở Roma để tham dự Hội nghị nói trên, nhưng sẽ không có một buổi hội kiến giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Đức Đạt Lai Lạt Ma. Thông tín viên Huê Đăng cho biết thêm chi tiết.
Huê Đăng : Trước hết tôi xin phép tóm tắt sơ lược về buổi Hội nghị: trong ba ngày 12, 13 và 14/12/2015 tại Roma diễn ra “Hội nghị lần thứ 14 của những nhân vật đã được trao giải Nobel về hòa bình”. Như ta đã biết là Hội nghị này đúng ra đã phải được tổ chức hồi tháng 9 ở thành phố Cape Town ở Nam Phi, nhưng do sự phản đối của công luận trong việc chính quyền Nam Phi đã không cấp thị thực nhập cảnh cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.

vendredi 3 octobre 2014

Đạt Lai Lạt Ma không visa, không Thượng đỉnh Nobel hòa bình

Đăng ngày 03-10-2014

Thành phố Cap ở Nam Phi, nơi sẽ đón tiếp hội nghị thượng đỉnh lần thứ 14 những khuôn mặt đoạt giải Nobel hòa bình từ ngày 13-15/10, hôm nay 03/10/2014 đã hủy hội nghị này vì Pretoria từ chối cấp visa cho Đạt Lai Lạt Ma.
Thông cáo của Tòa thị chính viết : « Các giải Nobel và các định chế tham gia đã thống nhất là do Đạt Lai Lạt Ma không được cấp visa, tất cả sẽ từ chối tham dự để phản đối quyết định trên ». Cap Town cũng cho biết sẽ tìm kiếm một địa điểm khác cho hội nghị. Thị trưởng thành phố là Patricia De Lille cho biết : « Hết sức phẫn nộ và vô cùng thất vọng ».

samedi 11 janvier 2014

Làng Tây Tạng nghìn năm tuổi bị thiêu rụi

Bài đăng : Thứ bảy 11 Tháng Giêng 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 11 Tháng Giêng 2014 
Tân Hoa Xã loan báo, một ngôi làng Tây Tạng cổ xưa hàng ngàn năm tại huyện Hương Các Lý Lạp (Shangri-La), tỉnh Vân Nam hôm nay 11/01/2014 đã làm mồi cho một trận hỏa hoạn khổng lồ đã thiêu hủy hàng trăm ngôi nhà.

Ngọn lửa bùng lên vào nửa đêm, đã nhanh chóng lan rộng khắp các con đường của làng Dukezong, một làng cổ với những ngôi nhà gỗ truyền thống Tây Tạng. Trên 1.000 lính cứu hỏa và người tình nguyện đã được huy động để chữa cháy, và đến trưa ngọn lửa mới được dập tắt.

Một tu viện Tây Tạng nổi tiếng bị hỏa hoạn

Bài đăng : Thứ sáu 10 Tháng Giêng 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 10 Tháng Giêng 2014 
Theo báo chí chính thức Trung Quốc và các mạng xã hội hôm nay 10/01/2014, một tu viện được coi là một trong những trung tâm lớn nhất của Phật giáo Tây Tạng tại Trung Quốc và trong quá khứ đã từng bị chính quyền đàn áp, đã bị hỏa hoạn mà nguyên nhân chưa được biết rõ.

Trang thông tin chính thức Zhongguo Xinwen Wang ( Trung Quốc Tân Hoa Văn, trực thuộc Tân Hoa Xã) cho biết, Tu viện Phật giáo Tây Tạng Serthar hay còn gọi là Larung Gar nằm tại tỉnh Tứ Xuyên, đã bị thiệt hại nặng nề do một trận hỏa hoạn bùng lên vào tối thứ Năm 9/1.

samedi 2 novembre 2013

Trung Quốc muốn bóp nghẹt tiếng nói của Đạt Lai Lạt Ma ở Tây Tạng

Bài đăng : Thứ bảy 02 Tháng Mười Một 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 02 Tháng Mười Một 2013 
 
Một tờ báo Trung Quốc hôm nay 02/11/2013 dẫn lời một quan chức cao cấp khẳng định, Bắc Kinh muốn ngăn cản hoàn toàn việc phổ biến các phát ngôn của Đạt Lai Lạt Ma tại Tây Tạng thông qua internet, truyền hình hay bằng mọi phương tiện khác.

Chính quyền Trung Quốc luôn cố gắng ngăn trở các chương trình truyền hình phát từ nước ngoài, hay các thông tin trên mạng liên quan đến Đạt Lai Lạt Ma và chính quyền Tây Tạng lưu vong.

mardi 13 août 2013

Tin tặc tấn công trang web của chính phủ Tây Tạng lưu vong

Bài đăng : Thứ ba 13 Tháng Tám 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 13 Tháng Tám 2013 
Chính phủ lưu vong Tây Tạng hôm nay 13/08/2013 cho biết, tin tặc đã tấn công vào trang web tiếng Hoa của cơ quan này bằng một loại virus chưa xác định, khiến cho trang nhà không thể truy cập được.

Tashi Phuntsok, phát ngôn viên chính phủ Tây Tạng lưu vong có trụ sở tại thành phố Dharamshala ở miền bắc Ấn Độ nói với hãng tin Pháp AFP: “Chúng tôi không thể vào được trang web của mình, và đang cố gắng tìm hiểu xem loại virus nào đang phá hoại”.

lundi 15 juillet 2013

Những dân tộc thiểu số thách thức người khổng lồ Trung Quốc (2)

Chân dung Đạt Lai Lạt Ma tại chùa Kumbum, Thanh Hải, ngày 06/07/2013.
BÀI 2 : MỘT THOÁNG MỞ CỬA CHO TÂY TẠNG

(Le Monde 11/07/2013) Đó là một loạt những dấu hiệu mơ hồ, gợi lên những hy vọng về một chính sách linh hoạt hơn của Trung Quốc đối với Tây Tạng, và như thế cũng có thể hy vọng cho Tân Cương. Dấu hiệu gần đây nhất là việc cho phép đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, ông Gary Lock cùng với gia đình đến Tây Tạng vào cuối tháng Sáu. Đây là một nhượng bộ, vì người tiền nhiệm của ông Locke đã đến đây vào năm 2010.

Vài ngày trước đó, hôm 20/06/2013, cái tin Rigzin Wangmo, con gái của Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 - thủ lĩnh tinh thần số hai của Phật giáo Tây Tạng - thăm đền Jokhang ở Lhassa, đã lan truyền tại thủ phủ Tây Tạng và gây ra một sự xúc động sâu sắc. Rigzin Wangmo sống tại Bắc Kinh. Và người cha của cô, qua đời ở tuổi 51 tại Tây Tạng năm 1989 vẫn là biểu tượng chiến đấu cho danh dự của người Tây Tạng. Ngài đã mất trong các điều kiện mà chính phủ Tây Tạng lưu vong xem là đáng ngờ, sau khi tuyên bố lòng trung thành của mình với Đạt Lai Lạt Ma.

Trong số những dấu hiệu mở cửa dè dặt này, đáng chú ý nhất là cuộc trả lời phỏng vấn tuần báo Hồng Kông Á châu Tuần san hôm 9/6 của bà Cận Vi (Jin Wei), giám đốc ban Dân tộc và Tôn giáo Trường Đảng Trung ương tại Bắc Kinh. Vẫn trung thành với ý thức hệ chính thống, nhưng bà Cận Vi đưa ra những lý lẽ khác hẳn so với truyền thống tuyên truyền bôi nhọ Đạt Lai Lạt Ma.

jeudi 11 juillet 2013

Những dân tộc thiểu số thách thức người khổng lồ Trung Quốc (1)

Cảnh sát chống bạo động Trung Quốc vũ trang tận răng biểu dương lực lượng tại Urumqi, Tân Cương ngày 29/06/2013.
(Le Monde 11/07/2013) Tự thiêu hàng loạt tại Tây Tạng, những vụ đụng độ giữa người Duy Ngô Nhĩ và công an tại Tân Cương tăng vọt : căng thẳng đang lên đến cực điểm tại hai khu tự trị ở Trung Quốc, xưa nay luôn bị chính quyền trung ương đàn áp. Tuy nhiên, một số dấu hiệu gần đây khiến người ta nghĩ rằng chính sách của Bắc Kinh có thể đã bớt cứng rắn hơn.

BÀI 1 : NHỮNG NGƯỜI THIỂU SỐ BỊ GIÁM SÁT

Từ ba mươi năm qua, Tây Tạng và Tân Cương, hai vùng đất bị nghi ngờ là dân chúng muốn đòi độc lập, luôn bị đàn áp dã man nhân danh việc duy trì toàn vẹn lãnh thổ Trung Quốc. Tại các khu tự trị này, tình hình dường như mỗi ngày lại thêm căng thẳng, và Bắc Kinh hình như chưa rút ra được bài học về ngõ cụt của chính sách thẳng tay đàn áp.

Có phải đây là hồi cuối của một chu kỳ, một đỉnh cao căng thẳng, hay khởi đầu của một sự đặt lại vấn đề ? Nhà tù mênh mông của các dân tộc Trung Quốc đang trong trạng thái căng thẳng tối đa. Chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhắm vào người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ, hai « dân tộc thiểu số » quan trọng có  tín ngưỡng, văn hóa và chính trị hết sức đặc thù, có vẻ như đang trong ngõ cụt. Hàng loạt vụ tự thiêu ở Tây Tạng, những vụ đụng độ giữa người dân và và lực lượng an ninh tại Tân Cương, niềm tin tôn giáo và bản sắc trỗi dậy mạnh mẽ trong giới trí thức và lớp trẻ Tây Tạng cũng như Duy Ngô Nhĩ, sự gắn bó với ngôn ngữ đang bị mất dần (tiếng Tây Tạng và tiếng Duy Ngô Nhĩ, gần với tiếng Thổ Nhĩ Kỳ)…Những tín hiệu báo động đỏ đối với hai dân tộc chỉ có được quyền tự trị ảo, và bị Bắc Kinh nghi ngờ cao độ là muốn đòi độc lập.

mercredi 21 novembre 2012

Thêm ba người Tây Tạng tự thiêu phản đối Trung Quốc

Tưởng niệm các nạn nhân Tây Tạng

Bài đăng : Thứ ba 20 Tháng Mười Một 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 20 Tháng Mười Một 2012

Liên tiếp trong hai ngày thứ Hai và thứ Ba 20/11/2012, lại có thêm ba người Tây Tạng tự thiêu tại Thanh Hải và Cam Túc, hai tỉnh miền tây bắc đang có phong trào phản đối mạnh mẽ sự đô hộ của Trung Quốc. Một tổ chức phi chính phủ và báo chí nhà nước Trung Quốc hôm nay cho biết như trên.

Wangchen Norbu, một thanh niên 25 tuổi, đã qua đời sau khi châm lửa vào người tối thứ Hai 19/11, gần một tu viện Tây Tạng thuộc tỉnh Thanh Hải. Thông báo của tổ chức Campagne International for Tibet (ICT) cho biết, người thanh niên trên khi tự thiêu đã hô to lời kêu gọi Đạt Lai Lạt Ma quay lại Tây Tạng.

dimanche 11 novembre 2012

Tây Tạng ám ảnh đại hội Đảng Trung Quốc

Lính cứu hỏa túc trực tại Thiên An Môn.
Bài đăng : Chủ nhật 11 Tháng Mười Một 2012 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 11 Tháng Mười Một 2012 

Chiếc bóng Tây Tạng vẫn đè nặng trên đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18. Phải đương đầu với làn sóng tự thiêu, Bắc Kinh đáp trả bằng cách siết chặt gọng kềm tại vùng đất nơi người dân phản đối sự đô hộ của Trung Quốc.

Từ khi khai mạc đại hội hôm thứ Năm 08/11/2012 dưới sự bảo vệ an ninh tuyệt đối nghiêm ngặt, đã có ít nhất sáu người Tây Tạng tự thiêu phản đối.

Một loạt những hành động tuyệt vọng như trên đã diễn ra từ sau cuộc nổi dậy chống Trung Quốc năm 2008 tại Lhassa, thủ phủ Tây Tạng. Làn sóng phản kháng này bắt đầu từ tháng 3/2011, đến nay đã có gần 70 người Tây Tạng tự thiêu phản đối tại các khu vực Tây Tạng thuộc Trung Quốc, hầu hết là các nhà sư.

Không phải là tình cờ mà loạt tự thiêu mới đây trùng hợp với thời điểm đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trả lời câu hỏi của AFP, một phát ngôn viên của chính phủ lưu vong Tây Tạng tại Dharamsala, Ấn Độ xác nhận làn sóng tự thiêu này có liên quan đến đại hội Đảng đang diễn ra ở Bắc Kinh.

mardi 21 août 2012

Chiếc huy chương Olympic bí mật của Tây Tạng

Choyangkyi (ngoài cùng bên phải) trên bục nhận huy chương cạnh hai VĐV Nga, 11/08/12

(Courrier International 17/08/2012) Đối với Trung Quốc, cô tên là Qieyang Shenjie (đọc theo âm Hán Việt là Thiết Dương Thập Thư). Nhưng đối với người Tây Tạng đang vui mừng với chiếc huy chương Olympic đầu tiên, thì cô vẫn là Choyangkyi, theo tiếng Tây Tạng. Một bài thơ đã nói lên lòng tự hào của họ.

Trong bảng tổng kết huy chương thế vận, thì vị trí thứ ba của Qieyang Shenjie trong cuộc tranh tài đi bộ nữ 20 km vào ngày 11/8 vừa qua, là một trong 23 chiếc huy chương đồng của đoàn Trung Quốc. Nhưng trên bục nhận giải, bên cạnh hai vận động viên Nga giải nhất và nhì, nụ cười rạng rỡ của Choyangkyi cũng đã nói lên một câu chuyện khác. 

Đó là chuyện một nữ vận động viên Tây Tạng đầu tiên tham gia Thế vận hội, là câu chuyện của một cô gái vùng Amdo – một trong ba khu vực Tây Tạng truyền thống – sinh ra tại tỉnh Thanh Hải (LND : Amdo là nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 đã sinh ra). Tuy chỉ đoạt huy chương đồng, nhưng cô đã phá kỷ lục châu Á.

Cộng đồng người Tây Tạng hiện diện đông đảo dọc theo đường đua ở Luân Đôn, ngay lập tức đã đòi hỏi chiếc huy chương này. Niềm vui òa vỡ trên internet và các mạng xã hội. Courrier International xin giới thiệu cho độc giả bản dịch độc quyền một bài thơ nói lên lòng tự hào và vinh dự của người Tây Tạng trước chiếc huy chương do Choyangkyi mang lại.

Trong lúc những vụ tự thiêu của những người Tây Tạng đã hy sinh mạng sống để phản kháng bàn tay sắt của Trung Quốc, vẫn tiếp tục diễn ra trong một sự gần như là thờ ơ, Choyangkyi đã giúp cho họ được tiếp tục ngẩng cao đầu.

Vinh danh Choyangkyi, người Tây Tạng đầu tiên tại Thế vận hội

Ai đó đã gọi em, em không để ý
Em không băn khoăn họ nói những gì
Em đã ghi vào lịch sử Tây Tạng
Một kỷ lục mới tuyệt vời, Choyangkyi !

Thời tiết ở đó hôm nay ra sao ?
Tâm trạng em hôm nay thế nào ?
Tất cả những người anh em trên hai bán cầu
Đều dõi theo em mà lòng nôn nao

Em phải mang lá cờ một đại quốc
Nhưng em giương ngọn cờ Tây Tạng thân yêu
Ngọn cờ một dân tộc thông minh quả cảm
Tôi mãnh liệt cầu xin đất trời phù hộ em

Từ bên này sang bên kia sân vận động
Em có thấy ngọn cờ mang hình sư tử? (lá cờ Tây Tạng, bị cấm tại Trung Quốc, được các cổ động viên giơ cao trong suốt cuộc đua)
Trong suốt hành trình em tham dự
Bao nhiêu vệ tinh và báo chí dõi theo

Dù em là thành viên đoàn Trung Quốc
Dù không nói em là người Tây Tạng
Nụ cười rạng rỡ của em suốt đường đua
Vẫn là đặc trưng của người Tây Tạng

Ngày mà em mang về chiến thắng
Là ngày vinh danh lịch sử Tây Tạng
Chiếc huy chương em giành được hôm nay
Giúp người Tây Tạng lại ngẩng cao đầu

Chiến thắng em: hào quang mặt trời Tây Tạng
Nụ cười em: đường đi người Tây Tạng
Chiến công em là chiến công Tây Tạng
Và tôi mong tương lai em tràn đầy ánh sáng

Viết trong ngập tràn hạnh phúc ngày 11/08/2012 sau khi Choyangkyi giành được huy chương đồng tại Olympic Luân Đôn

Shitsang Jangnyu 

Nguyên bản bài thơ tiếng Tây Tạng: (vì dịch hai lần từ tiếng Tây Tạng sang tiếng Pháp rồi Việt, và Thụy My cũng không phải nhà thơ, nên xin các cao thủ lượng thứ cho. Đa tạ!)
http://www.sangdhor.com/blog_c.aspid?=8290&a=234343111