Affichage des articles dont le libellé est Nghệ sĩ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nghệ sĩ. Afficher tous les articles

jeudi 9 mars 2023

Hoàng Nguyên Vũ - Đám tang Vũ Linh và sự vô văn hóa của người đời

 

Nghệ sĩ Vũ Linh cũng đã về với cát bụi. Một đời người với bao vinh quang và cả những giọt nước mắt, cũng đã khép lại trong cái giới hạn tạo hóa không thể khác.

Đám tang ông, cũng như bao đám tang các nghệ sĩ, có tình nghệ sĩ, có nghĩa nghệ sĩ. Tuy nhiên, có những ê hề những màn kịch đời mà người đời vẫn diễn. Cộng với đám ăn hôi mang tên “Youtuber” lồng lộn, lóe chóe, minh chứng cho văn hóa ứng xử cộng đồng ngày một tệ hại.

Có lẽ anh nghệ sĩ Vũ Luân không nên ngồi giữa đám tang mà kể lể với báo chí về việc con rơi hay con không rơi gì đó, xung quanh các ống kính với micro quay tá lả, thì hình ảnh anh Luân sẽ được nhìn nhận tốt hơn.

Huỳnh Hòa Bình - Tác hại từ những clip triệu view

 

Thiệt hết biết. Không thể nói nổi !

Đứa em đưa cho xem một bản tin trên mạng mà đứa làm clip chuyên nghiệp giật tít vợ con nghệ sĩ Vũ Linh đột nhiên xuất hiện ở đám tang gây ồn ào đòi chia gia tài với con nuôi và người thân, rồi di chúc để hết tài sản cho con gái nuôi là nghệ sĩ Bình Tinh. Trong clip nó nói nghệ sĩ Vũ Linh vướng đủ tật xấu, cuối đời sống cô độc khổ sở gì đó...

Trời ạ, đây là một sự lộng ngôn, bịa đặt trắng trợn. Người không quan tâm thì không biết, chứ khán giả ái mộ có tìm hiểu về nghệ sĩ, người trong giới ai chẳng biết nghệ sĩ Vũ Linh có một cô con gái tên Hồng Loan. Anh cũng chẳng nghèo khổ, cô độc gì.

mardi 7 mars 2023

Mai Bá Kiếm - Xướng ca khoa bảng !

 

Trường đại học Sân khấu điện ảnh xin Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội một cơ chế đặc thù cho các giảng viên có danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân được tính tương đương học vị thạc sĩ, tiến sĩ để phù hợp ngành nghề đào tạo.

Nhớ lại năm 2004, Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý TPHCM thành lập Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp Mỹ nghệ Kim hoàn (GDNNMNKH) để đào tạo ra thợ bạc. Nhưng không thể kiếm ra giáo viên thợ bạc có bằng Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức như các nghề: tiện, phay, bào, hàn, nguội…

Trước năm 1975, ở miền Nam không có trường dạy thợ bạc, nó được truyền nghề từ thợ già cho thợ trẻ ở các tiệm vàng hay chành vàng. Sau 30/4/1975, nghề buôn bán vàng bị cấm, thợ bạc phải làm chui như một nghề lậu.

Huỳnh Ngọc Chênh - Đại tiến sĩ

 

Nghe có đề xuất xem danh hiệu nghệ sĩ nhân dân ngang bằng với học vị tiến sĩ, tui thấy như vậy không được.

Nghệ sĩ nhân dân không thể coi ngang bằng với tiến sĩ được. Họ là những người nghệ sĩ rất đặc biệt, vì ngoài là nghệ sĩ ra họ còn phải là người rất trung thành với đảng, rất cúc cung phục vụ đảng.

Đảng là trên hết với họ, bởi lẽ có rất nhiều nghệ sĩ mà sản phẩm của họ chỉ làm ra cho tuyên huấn xem mà không cần quần chúng có biết đến hay có xem không,  nhưng vẫn cứ được phong nghệ sĩ nhân dân.

Hiệu Minh - Tiến sĩ vs Nghệ sĩ Nhân dân

 

Chuyện nhỏ này viết cho vui thôi nhưng cũng đáng ngại cho vài vị lãnh đạo ngồi ghế cao nhưng hiểu lầm về học vị, học hàm, và danh hiệu.

Tin Quốc hội cho hay, ngày 06/03/2023, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã có buổi làm việc với Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh (ĐHSKĐA) về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đào tạo trình độ Tiến sĩ. Trường ĐHSKĐA xin cơ chế đặc thù cho nghệ sĩ nhân dân (NSND) được tính tương đương Tiến sĩ và nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) tương đương Thạc sĩ.

Lãnh đạo trường đại học mà đề đạt như trên là không ổn do lẫn lộn giữa học vị và danh hiệu. Một bên là học vị (Tiến sĩ, Thạc sĩ) thuộc về bằng cấp do trường đại học hoặc viện nghiên cứu khoa học công nhận, phải bảo vệ luận án. Và một bên là danh hiệu (NSND, NSƯT) do một hội đồng quốc gia xem xét và công nhận, mà người được phong không phải bảo vệ.

Nguyễn Văn Tuấn - Tiến sĩ và ‘Nghệ sĩ nhân dân’

 

Thỉnh thoảng, giới nghệ sĩ có ý tưởng ngồ ngộ: đề xuất rằng những ‘Nghệ sĩ nhân dân’ (NSND) nên được xem là tương đương tiến sĩ. Nhưng ý tưởng này thể hiện sự hiểu sai về danh hiệu và bằng cấp (học vị).

NSND là một danh hiệu hay tước hiệu (title) có nguồn gốc từ Liên Xô cũ. Theo như quy chế hiện hành thì danh hiệu này được trao tặng hay ‘phong’ cho những nghệ sĩ có những đóng góp quan trọng cho nghệ thuật và xã hội.

Một tiêu chí quan trọng trong quy định này là “Trung thành với Tổ quốc, với chủ nghĩa xã hội, có tài năng xuất sắc, có cống hiến nhiều cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam“. Tức là danh hiệu này mang tính chánh trị. Những nghệ sĩ lừng danh như Hùng Cường chắc chắn không đáp ứng tiêu chí này.

lundi 6 mars 2023

Đỗ Duy Ngọc - Nghệ sĩ nhân dân tương đương tiến sĩ

 

Hôm nay đọc báo thấy có tin ngộ ngộ, đó là Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội làm việc với Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh có đề xuất Nghệ sĩ nhân dân được tính tương đương tiến sĩ.

Không biết trên thế giới có nước nào như thế này không? Chắc có lẽ hiếm vì Việt Nam ta khoái độc lạ, làm nhiều chuyện chẳng giống ai.

Theo tui Nghệ sĩ nhân dân với Tiến sĩ là hai chuyện khác hẳn nhau. Không thể xem là tương đương được. Xứ ta đã loạn Tiến sĩ rồi, hàng chục ngàn Tiến sĩ mà chẳng làm nên trò trống gì, chẳng viết được bài báo cáo khoa học nào cho ra hồn, chẳng sáng chế, sáng tạo gì cho dân nhờ, toàn cầm bằng Tiến sĩ để đi làm cán bộ, công chức.

dimanche 12 février 2023

Lê Nguyễn - Nghĩ lan man về sự phân biệt vùng miền

 

Loài ngạ quỷ có tàn phá nhân gian cũng chỉ đến một lúc nào đó thì chuyển hướng hành động, để còn tu tập và tái sinh qua cõi khác.

Riêng có một loại hình ma, bóng quỷ vẫn tồn tại, chập chờn đây đó suốt gần năm chục năm qua trên đất nước này, tàn phá sự thống nhất, đoàn kết dân tộc và đe dọa những tâm hồn thơ trẻ đang cần được nuôi dạy trong tình tự dân tộc, trong nghĩa lớn đồng bào.

Đó là bóng ma của sự phân biệt vùng miền.

dimanche 29 janvier 2023

Võ Xuân Sơn - Nghệ sĩ chửi khán giả

 

Tôi không xem Táo quân từ khi họ đưa hình ảnh một bác sĩ như người máy. Sau lần đấy, tôi hiểu chương trình này tầm thường và rẻ tiền đến thế nào.

Một vài năm sau đó, thỉnh thoảng tôi vẫn phải ngó qua, vì mẹ tôi còn xem chương trình này, mà tôi thì phải vấn an mẹ ngày Tết. Bà đã quá quen với đài truyền hình quốc gia, với những chương trình được cho là “chính thống”. Mà thực ra, thì đa số người dân lớn tuổi đều nghĩ rằng những chương trình của đài này đều là chủ trương của đảng. Nhưng 2, 3 năm nay, có vẻ như mẹ tôi quên luôn trên đời này có cái chương trình gọi là Táo quân.

Năm nay, cho đến tận hôm nay, tôi mới biết là cái chương trình tầm thường và rẻ tiền ấy vẫn còn tồn tại. Tôi biết nó tồn tại không phải vì tôi xem thấy nó, hay nghe người ta nói về nó. Gần như các bạn bè tôi chẳng còn ai nói đến cái chương trình Táo quân cả. Tôi biết đến nó khi người ta bình luận về việc nghệ sĩ Xuân Bắc chửi người xem khi họ chê chương trình này.

Lê Thanh Phong - Xuân Bắc quá ngạo mạn

 

Tuy có xin lỗi vì sức ép của dư luận, nhưng diễn viên hài này không nói thẳng thắn, không chân thành.

Đó là thái độ rất coi thường dư luận. Không phải người đọc ngu đến mức không hiểu diễn viên hài này nói gì, muốn "tát" ai trong bài viết.

Người đọc đã hiểu đúng Xuân Bắc chửi họ là "ngu", không phải hiểu nhầm. Đừng bao biện.

Hà Phan - Nghệ sĩ bẩn và sự dung túng

 

Trước "Cái tát của mẹ", Đàm Vĩnh Hưng từng cho mình là “vùng đất cấm”, Trấn Thành còn nói nếu khán giả không muốn xem thì hãy tắt tivi. Từng có phản ứng dữ dội nhưng cuối cùng đâu vào đó.

Ngay cả khi bà Hằng lôi hàng loạt tên tuổi nhưng đi quá đà rồi vướng lao lý, vẫn chỉ đủ để khuấy động ầm ĩ một thời gian.

Mọi việc, dễ thấy nhất là nghệ sĩ quảng cáo dược hay thực phẩm chức năng bẩn cũng chỉ ồn ào hô hào thế thôi rồi họ vẫn bình yên vô sự, vẫn bất chấp kiếm tiền và thản nhiên mắng mỏ khán giả khi bị chê bai!

Nguyễn Ngọc Chu - Hai đề xuất về chương trình văn nghệ tất niên trên đài truyền hình trung ương

 

1. TẠI SAO NHÂN DÂN QUAN TÂM?

Dư luận xã hội từ sau đêm 30 Tết đến hôm nay vẫn không ngừng bàn luận về chương trình ‘Táo quân’ cuối năm 2022. Việc một phần lớn nhân dân cả nước quan tâm đến chương trình văn nghệ cuối năm phát trên VTV là điều dễ hiểu.

Trước hết bởi vì VTV là kênh truyền hình đại diện cho cả nước. Chương trình văn nghệ cuối năm của VTV phải tập trung được trí tuệ và tài năng văn nghệ cả nước.

vendredi 27 janvier 2023

Nguyễn Hồng Lam - Nghiêm túc về một chuyện thị phi

 

Từ đầu thập niên 1980, chương trình “Chuyện trong nhà ngoài phố” phát mỗi tối thứ Năm hàng tuần đã trở thành một “đặc sản” của Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh - HTV.

Về bản chất, nó là các tiểu phẩm sân khấu hài. Mỗi câu chuyện là một vấn đề thường gặp trong đời sống xã hội. Nội dung không lớn lao, không to tát, rất gần gũi nhưng đáng suy nghĩ, nhất là trong việc điều chỉnh hành vi ứng xử, giao tiếp của mỗi người, và nhất là trong va chạm đời sống ở đô thị.

Kịch bản “Chuyện trong nhà ngoài phố” là một sự pha trộn giữa chính kịch và hài kịch. Nó không nhắm đến lập thuyết, không tạo ra tranh luận xã hội gay gắt, không cố đi tìm các triết lý thâm sâu mà chủ yếu khai thác tình huống, dùng chi tiết hài hước, tình tiết chệch chuẩn, lệch pha tạo ra tiếng cười…

Đỗ Duy Ngọc - Thằng hề láo

 

Nhiều khán giả khi xem chương trình Táo quân năm nay trên Đài Truyền hình VTV đã phê bình là nhạt. Cũng có nhiều ý kiến đề nghị nên chấm dứt mục này hằng năm.

Phản ứng với những lời phê bình đó, Xuân Bắc đã lên mạng dùng lời lẽ hằn học, mất dạy chửi khán giả. Thái độ vô học này đã khiến nhiều người thất vọng và giận dữ.

Cái láo và mất dạy của tên diễn viên này đã lên đến đỉnh. Người diễn viên sống nhờ khán giả, phải biết trân trọng và tri ân. Những lời góp ý với mục đích xây dựng, người diễn viên phải có thái độ cầu thị, lịch sự và xử sự có văn hóa.

Nguyễn Gia Việt - Vụ Xuân Bắc : Khán giả Miền Nam không quan tâm

 

Khán giả Miền Nam không trách và gây áp lực với Xuân Bắc để anh xin lỗi vì không liên quan vấn đề.

Xuân Bắc "ngụ ngôn" về bánh chưng,mà khán giả Miền Nam có ăn bánh chưng và coi Táo Quân ngày Tết đâu mà bàn. Không ngạc nhiên khi những tờ báo lớn đang "gây bão" ngày tết với đề tài Xuân Bắc. Cái đó "nội bộ" nhà người ta nên không cần để ý

Cái cần nói ở đây là văn nghệ Nam và Bắc vốn khác phong cách.

Nguyễn Thông - Thưa với trung ương

 

Vẫn biết trung ương là tầm lãnh đạo quốc gia, hơi đâu làm những chuyện cỏn con.  Nhưng không mách việc cho các ông bà mần, có khi các ông bà lại rỗi rãi không có việc gì làm, rồi sinh ra nhàn cư vi bất thiện. Nay cầm tay chỉ việc:

- Vụ chú em Xuân Bắc, không oong đơ toa cát gì hết, cấp trên cần cách ngay cái chức giám đốc nhà hát kịch Việt Nam của nó đi. Một người tư cách như thế hoàn toàn không xứng đáng đứng đầu một nhà hát nghệ thuật của quốc gia. Cứ thử nghĩ xem, trong đội ngũ nhà hát còn có biết bao người tử tế, để kẻ thiếu tư cách lãnh đạo họ thì khác gì biến nhà hát thành trò cười.

Xuân Bắc có thể đi diễn, hành nghề, làm trò ở bất cứ đâu nhưng đài truyền hình Việt Nam (VTV) cần chấm dứt cho anh ta lên sóng. Hai cậu nhạc sĩ, diễn viên đi mua dâm ở nước ngoài còn bị cắt, thì cái "tội" khinh rẻ chửi bới khán giả VTV của Xuân Bắc nghiêm trọng hơn nhiều. VTV lâu nay đã xuống cấp toàn diện trầm trọng rồi, đừng biến đài quốc gia do dân nuôi thành nơi nhí nhố, nhố nhăng nữa.

mardi 24 janvier 2023

Sương Nguyệt Minh - Phát ngôn của Xuân Bắc là lời cáo chung cho Táo quân

 

Thực ra, nghệ sĩ biểu diễn nếu khán giả thích thì phải bỏ tiền ra mua vé để thưởng thức, cũng như nhà văn sáng tạo ra tác phẩm, người đọc thích thì bỏ tiền ra mua.

Xuân Bắc và các nghệ sĩ trong chương trình Táo quân hàng năm lên sóng đã được nhận thù lao, tiền này từ Đài Truyền hình trả. Mà Đài là của Nhà nước, Nhà nước sống được là từ thuế của dân. Tiền trao cháo múc rồi.

Ở đây là quan hệ cộng sinh nghệ sĩ và công chúng, không ai phải hàm ơn ai. Cho nên nói “người chê Táo quân là ăn cháo đá bát” là vô minh.

Tuấn Khanh - Cái tát có giá trị bao cấp

 

Có vài anh chị nhắn tin hỏi, sao tôi không sớm có ý kiến gì, phản ứng về vụ danh hề Xuân Bắc chửi xéo cả nước.

Tôi xin đứng ngoài, vì lâu nay tôi không có nhu cầu thụ hưởng dòng văn hóa đánh lạc hướng đời sống thật nói chung, và cười giả để gỡ rối hiện thực nói riêng như Táo nhà đài. Nên không biết gì mà nói, và cũng chẳng thiết nói gì.

Đành nói rồi thì phải nói một chút. Thật ra, nhận định của anh Bắc là cái tát có giá trị bao cấp cho những ai lâu nay vẫn giữ niềm tin vào các chương trình như của anh ấy là hay, là trí tuệ, là thâm thúy.

Nguyễn Quốc Tấn Trung - Táo quân HT&VTV

 

Chương trình gọi là “Táo quân” vào cuối năm âm lịch được sáng tạo và công chiếu lần đầu tiên bởi Đài truyền hình HTV (Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh) vào tận năm …1992.

Đây không phải là một chương trình hài, mà là sự pha trộn của chính kịch - hài kịch nhẹ nhàng. Cơ bản là vì  không cần “sâu cay” hay “thâm thúy” gì với nhau trong đêm giao thừa.

Táo quân HTV là một dịp để các gương mặt nghệ sĩ quen thuộc của màn ảnh nhỏ HTV gặp nhau, cũng như gặp lại khán giả trong dịp cuối năm. Trong đó, mọi người cùng nhau ôn lại một năm thành công thất bại ra sao, vấn đề là gì, cùng với một chút propaganda (1) trong đó: Mọi thứ sẽ tươi sáng hơn trong năm mới. Hơi cliche (2) nhưng phù hợp.

Hoàng Nguyên Vũ - Tư cách nghệ sĩ của Xuân Bắc !

 

Viết ngụ ngôn tự nhận mình là “mẹ thiên hạ” và đá đểu khán giả vô ơn, Xuân Bắc có còn đủ tư cách nghệ sĩ không?

Tôi đã đọc kỹ bài “ngụ ngôn bánh chưng” của anh Xuân Bắc, một câu chuyện ngụ ngôn viết rất dở và ngụ ý thì vô cùng thảm hại: anh mắng khán giả vô ơn khi dám “chê” chương trình Táo quân mà anh đóng một vai “năm nào cũng giống năm nào” trong đó.

Anh Bắc ạ, Táo quân cũng chỉ là một vở hài kéo dài lê thê suốt bao năm ấy. Và các anh cũng chỉ thủ vai nhân vật múa máy trong vở hài đó, chứ thực sự các anh không phải Ngọc Hoàng, cũng chẳng phải Nam Tào quyền năng trên thiên đình hay dưới âm phủ đâu anh nhé. Anh đừng nhầm lẫn.