Affichage des articles dont le libellé est Nông dân. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nông dân. Afficher tous les articles

dimanche 19 janvier 2020

Tâm Chánh - Món nợ Đồng Tâm



Vài lời nói thêm: Tôi có vài sai sót định danh trong bài viết này được bạn bè góp ý, tôi đã sửa chữa. Xin lỗi vì ăn gạo nhà nước nấu bằng nồi điện Trung Quốc nên thi thoảng răng cũng vỡ sạn.

Tôi không quan niệm mình đang thực hiện vai trò nhà báo khi viết bài. Tôi chỉ cố gắng từ các lập luận của phía tôi tạm định nghĩa là chính thống, để tìm kiếm một cách tiếp cận khác về vụ việc mà tôi gọi là cuộc tấn công làng Hoành. Bám sát mục tiêu đó, tôi không có ý trình bày cách nhìn về vụ tranh chấp, mà cốt yếu đề cập đến tính hợp pháp và tính chính đáng của phía thực thi công vụ. Chỉ là góp vào một góc nhìn, một cách nhìn. Còn tranh chấp đất đai, tôi nghĩ nó là một vấn đề khác, có thể phải nhìn vụ việc ấy sau. Chỉ là vậy thôi ạ. Tôi viết trên ipad nên xuất hiện một số từ đúng là buồn cười, mong bạn bè hiệu chỉnh cho.

Pháp quyền đã bị đẩy lui trong vụ trấn áp bằng vũ trang ở thôn Hoành. 

jeudi 16 janvier 2020

Mai Bá Kiếm - « Sở hữu toàn dân » thua vạn lần « dân thuộc địa »


Kho xăng Nhà Bè, Saigon cũ.

Tôi xin kể chuyện quyền sở hữu đất của người dân cách đây 104 năm, tại Nhà Bè, dưới thời thuộc địa, để thấy thực dân Pháp có lòng “nhân bản” gấp vạn lần xã hội chủ nghĩa (XHCN). 

Trước hết, nói về bối cảnh cho dễ hiểu. Sau khi chiếm trọn Nam kỳ, Pháp đặt chế độ thuộc Pháp, nên ban hành Dân luật Giản yếu vào năm 1883, với các nguyên tắc học lý giống Dân luật Pháp quốc (Civil code).

Sau đó, chiếm Bắc kỳ đặt chế độ bảo hộ, Pháp ban hành Dân luật Bắc kỳ năm 1931. Rồi, ký hòa ước với triều đình Huế để Trung kỳ tự trị, Pháp ban hành Dân luật Trung kỳ năm 1936. 

Trong đó, Dân luật Giản yếu công nhận xã hội dân sự và các quyền dân sự của người dân An Nam bị đô hộ, bao gồm quyền sở hữu đất.

lundi 13 janvier 2020

Thanh Hằng - “Về với dân đừng mang súng!”



Vụ Thủ Thiêm, vì lợi ích nhóm, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã dùng “bàn tay sắt” để quản lý. Khi đó, ai phản đối đều bị quy là chống đối và xử lý. Mất gần hai thập kỷ người dân bị điêu đứng vì “bàn tay sắt”, vi phạm tày trời của nhóm lợi ích mới lòi ra là những tấm bản đồ bị tráo đổi. 

Cách đây 4 hôm, tức là phải sau gần 20 năm, ông Lê Thanh Hải đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật đảng vì những sai phạm trong dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm ; và có thể bị xử lý hình sự khi “Làm biến mất 160 hecta, ông Hải lấy 160 hecta này chia cho 57 doanh nghiệp sân sau của ổng”.
 
Nhưng “chờ được vạ thì má đã sưng”. Hậu quả của việc đó đến giờ người dân vẫn phải gánh chịu vì giải quyết chưa xong. Biết bao số phận long đong, sống trong những tháng ngày đẫm nước mắt. Có những người chết trong hành trình đòi lại nhà đất của mình, không đợi được đến ngày vụ việc sáng tỏ và kẻ gây ra đau thương cho bao người dân phải trả giá. 

jeudi 24 octobre 2019

Ngô Đào - "Phỏng vấn" bác nông dân


Tiện thể việc bạn quý gửi thùng quà "Rau củ nhà trồng được" từ vùng cao về, vừa ngồi chén khoai lang bở tơi vừa gật gù trò chuyện với bác giúp việc:

- Bây giờ khó mà tìm được những giống ngô nếp ngon như trước, toàn ngô lai…

- Ôi làm gì còn, chúng tôi toàn phải ra mua giống ở cửa hàng.

- Sao các bác không tích trữ lại như các cụ ngày xưa í, hạt nào to mẩy thì để lại làm giống? Lúa cũng thế, sao phải phụ thuộc vào cửa hàng bán giống?

- Ôi nông dân chúng tôi giờ lười lắm, đến đi gặt lúa cũng ngại phải thuê nữa là ! Mà vì gặt lúa cũng sợ ô nhiễm vì phải phun thuốc chống rầy nâu, ngày hôm trước phun ngày sau gặt, phải đi ủng vào í !

jeudi 31 janvier 2019

Việt Nam : Những người nông dân đứng lên giữ đất

Một chỉ huy cảnh sát cảm ơn dân làng Đồng Tâm đã thả các con tin ngày 22/04/2017.

Mong muốn tăng trưởng, Việt Nam dựa vào đà tiến của kỹ nghệ với việc sử dụng nhiều nhân công và phát triển địa ốc, nhưng không quan tâm mấy đến hậu quả cho môi trường và đất nông nghiệp. Điều này gây phẫn nộ cho giới nông dân.
Cưỡng chế đất : Nguồn gốc gây căng thẳng trong xã hội Việt Nam 

Tác giả Pierre Daum trên Le Monde Diplomatique dẫn ra một trường hợp độc đáo tại làng Đồng Tâm ở ngoại ô Hà Nội hồi tháng 4/2017. Hàng trăm người dân biểu tình từ nhiều tháng chống lại việc lấy đất cho một dự án địa ốc. Họ đã dám bắt giữ 38 cảnh sát cơ động được điều đến để cưỡng chế. Thay vì dùng đến vũ lực, chính quyền Việt Nam đã gởi chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội Nguyễn Đức Chung đến thương lượng với những người bắt con tin. Cuối cùng dân làng đã thả các « tù nhân », đổi lấy lời hứa bồi thường thỏa đáng.
Đây không phải là trường hợp duy nhất. Tại Nam Ô ở miền trung vốn nổi tiếng về nước mắm, nhiều gia đình hiện đang từ chối rời bỏ nhà cửa để nhường chỗ cho dự án xây dựng một khu du lịch rất lớn. Khu vực này nuốt trọn diện tích bờ biển, khiến ngư dân không thể ra biển đánh cá cơm, nguyên liệu thiết yếu để làm món nước chấm truyền thống.

vendredi 30 novembre 2018

Huy Đức - Hậu Võ Kim Cự & Bắc Hà : Hà Tĩnh nên trả lại đất cho dân



Cuối năm 2015 khi khảo sát "chính sách địa phương" ở Hà Tĩnh (một dự án của Canada/Red), nhiều cán bộ cấp cơ sở thở phào với chúng tôi khi biết Võ Kim Cự phải rời Hà Tĩnh. Một cán bộ cấp huyện ở Kỳ Anh cho biết, ông Cự gọi thường xuyên bắt phải thu hồi đất của dân giao cho dự án Bình Hà. "Các anh làm hay trả ghế cho người khác" - tối hậu thư ông Cự. 

Nông dân nhiều xã Kỳ Anh đến lúc ấy vẫn sống trong nơm nớp. Đất đai của họ có nguy cơ bị mất. Mức giá mà "Ban đền bù giải phóng mặt bằng" đưa ra là khoảng 30 triệu/hecta. Trong khi đất đai của nông dân là tư liệu sản xuất, là nguồn sống duy nhất. Họ đang trồng keo với mức thu nhập hàng chục triệu/hecta cho một chu kỳ 5-6 năm. Bắc Hà có tham vọng lấy cả ngàn hecta đất trong vùng này. 

mercredi 14 mars 2012

Thân phận bọt bèo của người nông dân Việt Nam

Thứ tư 14 Tháng Ba 2012 
 
"Cốt lõi của vấn đề vẫn là những quy định mập mờ của Luật đất đai. Người ta biết trước sau gì cái mảnh đất ấy cũng thuộc về người khác, người nông dân không có những yếu tố để gắn bó với đất đai của mình... Nông dân mà ra phố, khi họ về thì họ mang theo rất nhiều tật xấu ở phố, khiến cho sự thuần khiết về mặt truyền thống mất đi... Bộ máy công quyền ở địa phương thực sự rệu rã, thậm chí họ chả làm gì ngoài cái việc xem có cái gì có thể chôm chỉa được của dân thì họ làm"... 
 
Những gánh hàng rong
Gánh cả nỗi đau nhà nông không đất
Những trai làng thờ thẫn đợi người thuê
Trôi dạt thị thành vẫn giữ nét quê
Nhoẻn miệng cười khi công an rượt đuổi


Đừng đuổi !
Xin đừng rượt đuổi !
Họ chỉ là nạn nhân
Đô thị mở rộng mất nơi cày cấy
Đô thị văn minh họ không chốn nương thân