Affichage des articles dont le libellé est Miền Bắc. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Miền Bắc. Afficher tous les articles

lundi 12 février 2024

Hoàng Linh - Phở của bố mầy

 

Cha nội Hà Quang Minh dưng không mượn chuyện phở chửi dân Sài Gòn, vẫn theo phong cách 'biết bố mầy là ai không?'

Vâng bố con ông là nhất rồi, nhưng dưng không khen mình rồi xổ toẹt cả một vùng miền là xúc phạm nhiều người đấy.

Nhiều năm tôi được anh Hồ Hùng Vân (phó giám đốc) Saigon Tourist và chị Loan New World mời làm giám khảo các cuộc thi vua đầu bếp, với tư cách người chấm điểm theo khẩu vị riêng.

dimanche 11 février 2024

Nguyễn Thông - Chuyện hộp mứt Tết (2)

 

Hóa ra có rất nhiều người bị ám ảnh bởi hộp mứt Tết thời phân phối ở miền Bắc.

Bằng chứng là nhà cháu sợ đưa bài dài thì mọi người ngại đọc nên cắt sang kỳ sau việc kể tỉ mỉ về ruột hộp. Thế là các cụ ông cụ bà có lẽ cùng độ tuổi “Đỗ Phủ” tranh nhau phanh phui trong nó gồm những gì những gì.

Thật đúng là, sung sướng thì dễ quên, chứ sự nghèo khó thiếu thốn nó bám chặt, chắc khừ trong não rồi, khó tẩy khó quên lắm.

Nguyễn Thông - Chuyện hộp mứt Tết (1)

Những ai sống ở miền Bắc từ nửa cuối thập niên 50 tới hết thập niên 80 chắc khó quên hộp mứt Tết.

Nó là sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của đời sống miền Bắc sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, đi theo đường lối cộng sản, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nó được sinh ra từ nền kinh tế tập trung, nhà nước quản lý toàn bộ mọi hoạt động, từ sản xuất tới phân phối, tiêu dùng. Người đời gọi bằng cái tên ngắn gọn: Thời bao cấp.

Gần giữa năm 1977 tôi vào nhận việc ở Sài Gòn. Ăn cái Tết đầu tiên đất phương nam, Tết Mậu Ngọ 1978. Lại thấy hộp mứt Tết giống như hồi mình còn ngoài kia. Cứ nghĩ rằng trong này làm gì có. Hỏi các thầy cô lưu dung dạy cùng trường, rằng miền Nam trước kia có hộp mứt Tết không. Các thầy cười, làm gì có, bánh trái ê hề, trăm nghìn loại, đủ kiểu sang trọng, đâu cần hộp mứt bình dân ấy làm chi. “Nhưng giờ thì có, do cộng sản nhà các anh đem vào”, thầy Hảo cười tủm tỉm.

jeudi 8 février 2024

Mai Bá Kiếm - Đất lành chim đậu, đất không lành chớ đậu nghe chim !

Chính xác là 5 ngày - từ 26 đến 30/01/2024, có 399 chuyến bay rỗng đến Tân Sơn Nhứt để chở hàng chục ngàn khách về miền trung, miền bắc. Tương tự, xe lửa và xe đò cũng chạy xe rỗng đến ga Hòa Hưng và bến xe miền đông để chở khách về hướng bắc.

Nguyên nhân đơn giản là không có người miền nam đi hướng bắc để mưu sinh.

Năm 1990, tôi ra Hà Nội tường thuật kỳ họp 7 Quốc hội khóa 8, Phương Dung (báo Phụ Nữ Việt Nam) dẫn tôi đi ăn "bún dọc mùng (bạc hà)" ở phố Lò Đúc, của một bà người bắc có chồng là người Bình Dương tập kết. Năm 2001, Phương Dung dẫn tôi đến nhà bác Đ ở phường Kim Mã - người Long Xuyên tập kết sống với một con gái nuôi.

mardi 6 février 2024

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (5)

 

Như đã nói trong bài trước, suốt thời gian dài mấy chục năm ở miền Bắc, bảng xếp hạng “ngũ cốc” (năm thứ được coi là lương thực chính chứ không hẳn chỉ là hạt) gồm có lúa, ngô, khoai, sắn, đỗ (đậu).

Có những đận, hai loại củ là khoai và sắn còn đánh bạt cả gạo trong bữa cơm gia đình. Bao nhiêu thóc gạo làm ra, chính quyền dồn hết cho chiến trường để nuôi lính, "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người".

Trên đài Tiếng nói Việt Nam ngày nào cũng ra rả "Hạt thóc là hạt thóc vàng, nuôi chiến sĩ, thóc lên đường. Thóc thêm nhiều, thêm chiến thắng. Đồng thâm canh, lúa ngô nhiều là ta thắng to. A, chuyển thóc về kho, xóm làng làm xong nghĩa vụ, thêm thắm tình tiền tuyến hậu phương. Thóc ra đi, ta thỏa tình hậu phương. Thóc lên xe, ta mở đường hành quân" (Đỗ Nhuận).

vendredi 2 février 2024

Nguyễn Gia Việt - Người Miền Nam đưa Ông Táo không thả cá chép sống, không có thòng thêm “Ông Công”

 

Đưa cái tựa như vậy để nhắc các bạn, tại thấy có vài bạn Nam Kỳ cúng cá chép, rồi kêu Tết Ông Công Ông Táo, bạn làm lộn phong tục là không đặng. Đất lề quê thói. Miền Nam có tập tục của Miền Nam

"Hôm nay tháng chạp hăm ba

Tiễn đưa Ông Táo thăng la chầu trời"

Tết Ông Táo ngày 23 là cái lễ đầu tiên trong mùa Tết, là tri ơn cái bếp và ngọn lửa ấm áp trong nhà. Ngày 23 đưa thì ngày 30 lại đón, đón Ông Táo cùng đợt với đón ông bà tổ tiên. Cái bếp lò luôn cháy là cái nhà có người đàn bà siêng năng tần tảo, cái nhà ngon lành. Bếp lửa cuối năm  sum hợp hạnh phúc.

Nguyễn Thông - Lẩn mẩn chuyện cúng ông Táo

 

Hằng năm, tính theo âm lịch, 23 tháng chạp là ngày Tết táo quân (“hằng” chứ không phải “hàng”, rất nhiều người dùng từ sai, vụ này tôi sẽ biên rõ sau). Tức hôm nay đây, 23 tháng chạp Quý Mão 2023 (tây lịch là 2.2.2024).

Ngày tây hơi bị đẹp, 4 con số 2, còn ngày mai tiếp theo thì ngày của băng rôn cờ quạt khẩu hiệu đít cua văn nghệ nhảy nhót tivi báo đài tuyên giáo, để kỷ niệm “ấy” ra đời. Tôi chả thích cái vui đó, ồn ào nhức đầu lắm.

Tết ông Táo chứ không phải giỗ ông Táo. Nhân gian tiễn ông ấy lên chầu Ngọc hoàng để báo cáo tình hình sau một năm mần việc. Mỗi nhà một ông, vị chi cả tỉ ông. Người phương tây không đưa đón táo tiếc chi hết, vậy nhưng họ chẳng làm sao, còn mình vừa tiễn/đón vừa run, mà cứ lật bật vất vả, yên đâu chả thấy, chỉ thấy rước lo vào người.

jeudi 1 février 2024

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (4)

Năm 1977, tôi vào miền Nam nhận việc. Nhiều lần ngang dọc miền Tây Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, thấy sự làm ruộng, trồng lúa, làm ra hạt gạo khác hẳn ngoài Bắc. Ruộng đồng bát ngát, phì nhiêu, thời tiết khí hậu cực kỳ thuận lợi, người trồng lúa làm ruộng cứ như chơi.

Vẫn biết vẫn hiểu có được vậy là do điều kiện “trời cho”, nhưng càng thèm sự nhẹ nhàng, thong thả ấy, lại càng thương thày bu mình, bà con mình nông thôn ngoài quê mình. Ở đây chả gieo mạ nhổ mạ, cấy kiếc chi sất, cứ căn vào con nước mà sạ lúa, cũng chẳng phải tát nước làm cỏ gì.

Tôi hỏi ông cậu vợ, ở xã Bình Phước Xuân, cù lao Giêng (huyện Chợ Mới, An Giang), sao không gieo mạ mà cấy cho đỡ tốn thóc giống, ông cười, ai mà bày vẽ bây ơi, đờn bà trong này chỉ đi gặt thôi, đâu biết cấy, chẳng mạ miếc chi hết.

vendredi 26 janvier 2024

Nguyễn Thông - Một bài đồng dao tuổi thơ

 

Hồi tôi còn bé, ở quê nông thôn, cứ vào mùa đông lúc trước tết thế này thường suốt ngày lúi húi ngoài đồng.

Khi thì tát nước cho mấy ruộng lúa xuân vừa cấy, khi dỡ khoai tây, nhổ rau cải tàu, nhổ hành cho bu sáng mai đem lên chợ huyện bán. Có đận còn chất rau lên chiếc xe cải tiến, rồi hai bố con người kéo kẻ đẩy lọc cọc đem ra tít chợ An Dương ngoài Phòng, bán cho dân phố mua về muối dưa.

Giá bán chợ phố chỉ cao hơn chợ huyện hơn đồng bạc cả xe rau nhưng cứ chịu khó lôi "hàng" ra đó, bởi nông dân chả biết làm gì để được thêm hơn đồng bạc.

lundi 22 janvier 2024

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (2)

 

Giờ thì khác, người ta sợ ăn mặn, dễ bị huyết áp cao, nên đài báo, tivi nhan nhản lời khuyên cần ăn nhạt để bảo vệ sức khỏe.

Tất nhiên kèm theo lời khuyên ấy thường là một vài thứ thực phẩm chức năng giá cực đắt rất cần cho người bị cao huyết áp hoặc bị bướu cổ, với lời đọc liến thoắng trên tivi, hay in chữ bé tí ti như con kiến trên báo, rằng “sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

Chả hiểu sao đám báo chí truyền thông quốc doanh công khai thủ đoạn bịp bợm, lừa đảo, dối trá như thế mà nhà cai trị, cụ thể là Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin - Truyền thông vẫn cứ mặc nhiên chấp nhận, không xử lý.

vendredi 19 janvier 2024

Tạ Duy Anh - Hiệp định Genève và Hoàng Sa

 

Nhiều tài liệu chứng thực trong Hội nghị Genève, Trung Quốc một mực ép miền Bắc Việt Nam chấp nhận chia đôi đất nước ở vĩ tuyến mười bảy, trong khi ông Phạm Văn Đồng khăng khăng đòi từ vĩ tuyến 13, hoặc ít nhất cũng là vĩ tuyến 16?

Cuối cùng Hà Nội buộc phải chấp nhận trong hậm hực.

Chưa mấy ai đặt câu hỏi, vì sao lại là vĩ tuyến mười bảy. Bởi trên thực tế, nếu nhích về phía Nam một vài vĩ tuyến, cũng vẫn là đất của người Việt và về mặt an ninh, Trung Quốc rõ ràng là “yên tâm” hơn?

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (1)

 

Ngẫm lại tiếng Việt ta, trải qua năm qua tháng có những từ, những cách nói gần như mất hẳn trong đời sống, nếu muốn tìm hiểu nó chỉ có thể lục tìm ở cuốn từ điển.

Ví dụ, cùng nói về ăn, xưa có những từ ghép: ăn dè, ăn mặn, ăn độn, ăn vã… nay chả ai nhắc tới hoặc dùng theo nghĩa từng phổ biến nữa.

Cũng phải thôi, ngôn ngữ là hình chiếu của cuộc sống, nó phản ánh, thể hiện những gì có trong đời thực, nay đời thực không còn thứ ấy thì nó cũng lịm nhạt dần đi, sau biến thành tử ngữ. Khi người ta mặc quần jean, quần tây thì không ai nhắc tới quần lá tọa, quần dây rút, quần ta. Phải chấp nhận thôi.

vendredi 5 janvier 2024

Lưu Trọng Văn - Vài điều liên quan chùa Ba Vàng

Gã cho rằng việc xử lý ông Hiếu trụ trì chùa Ba Vàng là việc riêng nội bộ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận.

Tuy vậy Phật giáo lại là một tín ngưỡng truyền thống của Dân tộc, mọi liên quan đến uy tín của Phật giáo đều đụng chạm đến bất cứ ai có tín ngưỡng này. Vì vậy mọi hành xử của Giáo hội nhà nước với ông Hiếu không còn là chuyện nội bộ của Giáo hội nữa.

Trên báo Giác Ngộ - cơ quan ngôn luận của Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM vừa đăng tin Giáo hội kỷ luật ông sư trụ trì chùa Ba Vàng (gã không dùng từ đại đức vì đó là chức vụ nội bộ Giáo hội, gã không thừa nhận danh xưng đại đức - đức to lớn này đối với ông sư trụ trì Ba Vàng).

jeudi 4 janvier 2024

Huỳnh Ngọc Chênh - Nói thêm về việc chuyển hệ thống danh pháp hóa học sang tiếng Anh

 

Đây là bước thụt lùi nguy hiểm, sổ toẹt hết công trình xây dựng bộ danh pháp hóa học và danh từ hóa học tiếng Việt của các bậc tiền nhân trong 80 năm qua, kể từ khi cụ Hoàng Xuân Hãn xuất bản cuốn Danh Từ Khoa Học lần đầu vào năm 1942.

Tiếp nối, hoàn thiện và mở rộng công trình của cụ Hãn, miền Nam vào năm 1970 đã lập hẳn Ủy Ban Quốc Gia Soạn Thảo Danh Từ Khoa Học, tập hợp gần 20 nhà khoa học đầu ngành do giáo sư Lê Văn Thới đứng đầu.

Tự điển danh từ hóa học chưa ra đời trọn vẹn, nhưng bộ danh pháp hóa học theo Việt Nam dựa trên tiêu chuẩn IUPAC đã được hình thành và đưa vào sử dụng trên mọi lãnh vực.

mardi 2 janvier 2024

Nguyễn Thông - Chuyện uống chè (6)

Nhắc chuyện buôn chè của mấy ông sinh viên giỏi buôn hơn học, lại bần thần nhớ hồi bu tôi buôn chè, xé rào, bươn chải bằng mọi cách để sống sót trong một nền kinh tế ngày càng lụn bại những năm thập niên 70 - 80 ở miền Bắc.

Nhà tôi làm ruộng, đất đai bị trưng thu, góp hết vào hợp tác xã (thực chất là cướp, rồi mấy chục năm sau hợp tác xã tan rã vẫn không được trả lại một mét nào).

Sau năm 1975 nhà nước tiếp tục áp dụng cách cướp này ở nông thôn miền Nam, với tên gọi tập đoàn sản xuất (thay cho hợp tác xã đã quá nhiều tiếng xấu) để tiến lên nền nông nghiệp sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. May mắn thay, nông dân miền Nam không mặn mà với trò hình thức nên nó bị chết yểu.

dimanche 31 décembre 2023

Nguyễn Thông - Chuyện uống chè (5)

 

Mùa đông, rét như mùa đông năm nay Quý Mão 2023 ở miền Bắc chẳng hạn thì uống chè là một cái thú.

Đám sinh viên nghèo chúng tôi hồi xưa, trừ mấy tiết học bắt buộc phải trên lớp, thì thời gian cắm quán có khi còn nhiều hơn ở trong căn phòng chật chội khoảng 20 mét vuông nhét tới 6 cái giường tầng, vị chi chứa 12 “tù khổ sai” ký túc xá Mễ Trì.

Có những đứa, mua chén chè 5 xu khề khà ngồi nửa buổi. Nhiều thằng chúa chổm, vài xu cũng không tiền trả, uống xong ghi nợ. Chủ quán biết bọn này mặt dày này chẳng qua nghèo mới vậy nên thường hỉ xả, thể tất cho.

mardi 26 décembre 2023

Phan Thúy Hà - Nghe bác Phan Khánh nhắc chuyện đời sơ

 

Bác nhớ bảy, tám nhà có người chết đói trong làng năm bốn lăm, bây giờ họ sống lại bác vẫn nhớ ra từng tên.

Hai lăm tết, cha bác mang sang nhà anh chắt Lục một xâu thịt bò. Mùng một tết anh sang xin bữa cơm, mẹ bác xới cho một bát, anh xin đem về, mùng bảy tết mấy cha con anh chết cả rồi.

Nhà anh đồ Cận cũng chết cả ba cha con, người mẹ trước đó đã bỏ đi. Nhà dái Sáu chết ba, bốn người. Nhà ông Đậu Chín, chết hai vợ chồng, mấy đứa con, có một đứa con gái đầu vẫn sống. Đau nhất là nhà ông Đậu Ngân, em ông Đậu Chín, nhà tám người chết cả tám, chết trong nhà không ai biết, thối um lên, người ta phải đốt nhà cho bớt thối rồi đưa đi chôn.

lundi 25 décembre 2023

Nguyễn Thông - Chuyện uống chè (4)

 

Bài kỳ trước, nhà cháu nói chuyện uống nước vối thay chè, đọc lại sực nhớ quên một chi tiết.

Nước vối nấu bằng lá tươi, lá khô và nụ vối đều được, nếu biết cách nấu/hãm, thậm chí còn thú vị hơn cả chè móc câu. Riêng lá vối khô hoặc nụ vối, cho thêm vài nhánh lá đăng cay khô vào thì có khi còn ngon hơn cả Coca-Cola, Pepsi bây giờ.

Từ dạo vào nam, tôi ít được uống nước vối, lại càng không có dịp nếm mùi lá đăng cay. Thứ lá nho nhỏ như chiếc ngòi bút lá tre, mọc dày hai bên nhánh, nhọn, từa tựa lá dương xỉ. Thày tôi mỗi lần nấu siêu nước vối chả bao giờ quên bỏ mấy nhánh đăng cay vào. Mùi vối đậm đà, thêm hương thơm và vị cay cay dịu nhẹ của lá đăng cay tạo thành thứ “ẩm thủy” khó tả. Gần nửa thế kỷ bặt vắng nó nhưng tôi vẫn cảm thấy mùi hương quê ấy quanh quẩn đâu đây.

Nguyễn Thông - Hang đá

 

Hôm nay đúng ngày 24.12, tối nay có lễ trọng của người theo đạo Thiên Chúa - lễ Noel.

Cứ theo lịch sử Thiên Chúa giáo (còn gọi là đạo Gia Tô) thì Đức Chúa Jesus (Giê Su) sinh ngày 25.12, cách nay 2023 năm. Ngày sinh của ngài đã được cả nhân loại thừa nhận là khởi thủy, mở đầu cho công lịch, dù rằng thế giới cũng tồn tại song song Phật lịch (Phật đản) hoặc lịch Hồi giáo (ngày của thánh Muhammad)…

Dẫu trong đám chúng ta theo hay không theo đạo Gia Tô, không thờ Đức Chúa Jesus thì đạo của ngài vẫn gắn bó với mỗi người. Ít nhất là ngày tháng năm sinh được ghi trong giấy khai sinh, chứng minh thư, thẻ căn cước, hộ chiếu, lý lịch, v.v...đều căn theo lịch tính ngày tháng năm liên quan tới ngày sinh của ngài.

Nguyễn Thông - Chuyện uống chè (3)

 

Miền Bắc, sống ở nông thôn, người ta uống nước vối quanh năm suốt tháng. Nếu mua được gói chè “ngon” loại 2, loại 3 như chè Đại Đồng, Phú Thọ chẳng hạn thì phải để dành phòng khi có khách.

Vối sẵn, hầu như nhà nào cũng trồng ít nhất một cây, góc vườn hoặc bờ ao. Uống lá tươi, cây nhiều lá quá thì bẻ cả cành vặt lá phơi nỏ cho vào bao uống dần. Nụ vối uống rất ngon, nghe nói chữa được cả bệnh liên quan tới thận, lợi tiểu, hợp với người bị bệnh đái dắt.

Hồi tôi còn bé thường ăn quả vối chín, chua chua ngòn ngọt, “xơi” xong mồm miệng trông cứ như hộp đựng thuốc vẽ, lòe loẹt xanh đỏ tím vàng. Trẻ con nhà quê thứ chi cũng ăn, quả thèn đen, quả mây, quả sắn, quả bom bóp… chẳng bổ béo gì nhưng bớt được sự thèm bánh kẹo.