Affichage des articles dont le libellé est Gián điệp. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Gián điệp. Afficher tous les articles

vendredi 5 avril 2019

Mỹ tìm ra bằng chứng Hoa Vi vi phạm cấm vận

Một cơ sở sản xuất điện thoại di động của Hoa Vi tại Đông Hoàn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 25/03/2019.

Chính quyền Mỹ đã thu thập được các thông tin về Hoa Vi (Huawei Technologies Co Ltd) nhờ bí mật theo dõi, và theo công tố viên hôm 04/04/2019 thì những bằng chứng này có thể được sử dụng để cáo buộc tập đoàn viễn thông Trung Quốc đã vi phạm lệnh cấm vận với Iran, và gian lận ngân hàng.

Trước tòa án liên bang Brooklyn, đại diện công tố cho biết những chứng cứ thu được trong khuôn khổ luật giám sát tình báo nước ngoài (FISA), và chính quyền Mỹ hôm qua thông báo cho Hoa Vi là đã nộp đơn cho tòa án. Được biết việc theo dõi theo luật FISA cần có lệnh của tòa án đặc biệt, thường trong những trường hợp nghi ngờ làm gián điệp cho nước ngoài.

dimanche 10 février 2019

Nguyễn Quang Duy - Vì Sao Úc Xóa Thường Trú Nhân Của Tỉ Phú Trung Cộng?



Tỉ phú Hoàng Hướng Mặc (Huang Xiangmo), ở giữa
Mồng Một Tết Âm lịch, ngày 5/2/2019, báo Sydney Morning Herald đưa tin chính phủ Úc xóa tư cách thường trú nhân, không cho tỉ phú Trung cộng Huang Xiangmo nhập cảnh, mặc dầu ông đã định cư tại Úc từ năm 2011, đầu tư hằng tỉ Úc kim và vợ con ông hiện vẫn còn ở Úc.

Kèm theo bản tin là hình ảnh ông chụp với nhiều chính trị gia hàng đầu của Úc, bao gồm các cựu thủ tướng, các cựu ngoại trưởng lưỡng đảng, cho thấy ảnh hưởng rất lớn của ông trong chính giới Úc, nhưng chẳng ai dám lên tiếng giúp ông.

Ông từng là nhà tài trợ chính trị lớn nhất nước Úc. Theo điều tra của hãng tin ABC, ông đã từng đóng góp cho ba đảng Lao Động, Tự Do và Quốc Gia lên đến 2,7 triệu Úc kim. Chưa kể những “quà tặng” riêng cho các chính trị gia Úc chưa được biết tới.

Huang Xiangmo là ai?

vendredi 11 janvier 2019

Chip điện tử, trung tâm điểm cuộc thương chiến Mỹ-Trung

ZTE lệ thuộc vào chip điện tử của Mỹ để sản xuất điện thoại thông minh.

Liên quan đến cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, thông tín viên Le Monde ở Thượng Hải nhận định « Chip điện tử, cốt lõi của cuộc thương chiến Mỹ-Trung ». Washington dựa vào sự thống trị về công nghệ, còn Bắc Kinh cố gắng rút ngắn khoảng cách bằng mọi giá.

ZTE bị Mỹ trừng phạt, nỗi nhục cho giới kỹ sư Trung Quốc 

Hôm 29/10/2018, bộ Thương mại Hoa Kỳ thông báo cấm các công ty Mỹ bán sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho Fujian Jinhua (Phúc Kiến Tấn Hoa), công ty start-up Trung Quốc chuyên sản xuất thẻ nhớ, bị Micron – một trong những tập đoàn hàng đầu nước Mỹ về chất bán dẫn – tố cáo đã sử dụng tình báo kinh tế. Không còn mua được máy móc và phần mềm của Mỹ, công ty này suýt phá sản nếu không được tỉnh Phúc Kiến đầu tư 5 tỉ euro. 

Sáu tháng trước đó, một tập đoàn lớn hơn cũng gặp phải thảm họa tương tự : ZTE (Trung Hưng Thông Tấn), một trong những tên tuổi hàng đầu Trung Quốc về viễn thông, đã phải ngưng sản xuất, nhưng sau đó được tổng thống Mỹ Donald Trump « khoan hồng ».

mercredi 19 décembre 2018

Hoa Vi khẳng định không có bằng cớ làm gián điệp cho Trung Quốc


Chủ tịch tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi (Huawei) hôm 18/12/2018 bác bỏ mọi liên hệ với cơ quan tình báo của Bắc Kinh, vào lúc đang đối mặt với làn sóng tẩy chay các thiết vị viễn thông 5G của tập đoàn này tại phương Tây.
Ông Hồ Hậu Côn (Ken Hu) trong cuộc họp báo tại trụ sở của Hoa Vi tại Thâm Quyến tuyên bố : « Không có một bằng cớ nào cho thấy Hoa Vi đe dọa an ninh quốc gia của bất cứ nước nào ». Ông khẳng định là tập đoàn không hề nhận được yêu cầu của chính quyền Trung Quốc đòi cung cấp dữ liệu. 

mercredi 12 décembre 2018

Ngô Nhân Dụng - Mặt trận gián điệp kỹ thuật Mỹ-Trung Cộng



(NgườiViệt 11/12/2018) Câu chuyện bà giám đốc tài chánh, phó chủ tịch công ty Huawei, bị Canada bắt giam trong khi ghé ngang phi trường Vancouver, nghe như chuyện gián điệp. Mà đó là một chuyện gián điệp thật!

Các cơ quan tình báo Tây phương từ lâu vẫn theo dõi các hoạt động thu lượm tin tức, ăn cắp kỹ thuật cũng như gài “chíp điện tử nghe trộm” vào các dụng cụ thông tin của hãng Huawei. Họ cũng đã thử dùng đòn “gậy ông đập lưng ông” như trong vụ “Concordski” hồi xưa. Nghĩa là cố ý chuyển cho các “điệp viên” của Huawei những thông tin sai lạc, chờ coi họ đem về sử dụng rồi mang họa thế nào. Có lẽ kế hoạch này đã chưa có hiệu lực cụ thể, trong khi Huawei vẫn tiến lên rất mạnh; cho nên các nước từ Mỹ đến Australia, Canada, Nhật Bản đã phải bước qua chiến thuật tấn công trực diện: Không mua, không dùng hàng của Huawei. Và truy tố những hành động phạm pháp.

Vụ “Concordski” diễn ra hồi thập niên 1960-70. Lúc đó các nước Tây Âu đang thiết kế loại máy bay “siêu phản lực” Concorde. Liên Xô cho gián điệp đi tìm hiểu để đem về, bắt chước. Mấy tay KGB lân la mua chuộc một kỹ sư hàng không Anh Quốc đang tham dự vào công trình nghiên cứu Concorde. Người này tố giác với chính phủ Anh. Cơ quan MI6 bảo anh ta cứ “bán tin mật” cho KGB, nhưng đưa cho họ những dữ liệu không chính xác. Liên Xô cũng chế tạo một máy bay siêu phản lực, nhưng khi biểu diễn trong cuộc hội chợ hàng không năm 1973 ở Paris thì máy bay Nga rớt. Sau khi chiếc thứ hai đem thí nghiệm cũng rớt thì Nga bỏ luôn không làm nữa.

mardi 4 décembre 2018

Vụ Khashoggi : Một tập đoàn Israel bị kiện vì bán phần mềm dọ thám

Phản đối việc sát hại ông Khashoggi trước đại sứ quán Ả Rập Xê Út ở Luân Đôn, 26/10/2018.

Hai tháng sau vụ Jamal Khashoggi bị sát hại tại lãnh sự quán Ả Rập Xê Út, kênh truyền hình CNN công bố những tin nhắn của nhà báo này với Omar Abdulaziz, một đồng hương đang lưu vong ở Canada, chỉ trích thái tử Mohammed Ben Salmane và quyết định thành lập phong trào đối lập trên mạng. 

Ông Abdulaziz hôm 02/12/2018 đã khởi kiện tập đoàn Israel NSO trước tòa án Tel Aviv, vì đã bán phần mềm dọ thám giúp nghe lén các trao đổi với Khashoggi.Từ Jérusalem, thông tín viên Guilhem Delteil cho biết thêm chi tiết :

samedi 16 juin 2018

Thụy Điển: Dọ thám người tị nạn Tây Tạng, một người Hoa bị kết án

Người tị nạn Tây Tạng tại Thụy Điển.


Cộng đồng tị nạn Tây Tạng tại Thụy Điển chỉ có 130 người, nhưng cũng không thoát khỏi cặp mắt cú vọ của tình báo Hoa Nam !
 
Một người Trung Quốc hôm 15/06/2018 đã bị tòa án Thụy Điển tuyên án 22 tháng tù vì đã dọ thám cộng đồng người tị nạn Tây Tạng tại quốc gia Bắc Âu này, thu thập các tin tức cho Bắc Kinh.
Dorjee Gyantsan, 49 tuổi, bị tòa khẳng định đã trà trộn vào cộng đồng người Tây Tạng gồm khoảng 130 người sống tại Thụy Điển, để thu thập các thông tin về nghề nghiệp, tình trạng gia đình và hoạt động chính trị của họ. Sau đó những tin tức này được chuyển giao cho tình báo Trung Quốc để được nhận tiền thưởng.

lundi 30 avril 2018

Cuộc chiến tình báo Đông-Tây lại quyết liệt

Cảnh sát Anh canh gác trước nhà cựu điệp viên Nga bị đầu độc, Serguei Skripal, ở Salisbury. Ảnh chụp ngày 06/03/2018.

Le Courrier International tuần này chạy tựa « Đông-Tây, sự quay lại ồ ạt của các điệp viên ». Cuộc chiến tình báo đang ác liệt giữa Matxcơva, Luân Đôn và Washington, và vụ đầu độc điệp viên hai mang Skripal chứng tỏ mọi chuyện đều có thể xảy ra. Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin vào mùa hè năm ngoái chẳng hạn, cho thấy tình báo các nước toàn trị, mà đứng đầu là Nga, hiếm khi tôn trọng Nhà nước pháp quyền.
Bị phương Tây xao lãng sau chiến tranh lạnh

Theo báo Süddeutsche Zeitung của Đức được Le Courrier International dịch lại, chiến tranh lạnh kết thúc và Hồi giáo cực đoan trỗi dậy, lâu nay đã làm châu Âu và Hoa Kỳ quên mất hình ảnh các điệp viên Nga lạnh lùng. Hình ảnh tượng trưng cho cái Ác không còn là lãnh đạo già nua Bộ Chính trị sẵn sàng nhấn nút nguyên tử, mà là giáo sĩ đạo Hồi dưới túp lều ở Afghanistan, với những lời lẽ đe dọa thế giới. Hồi giáo hiểu rõ sức mạnh của hình ảnh hơn là cộng sản. 

dimanche 1 avril 2018

Nga tức giận vì một máy bay bị khám xét ở Luân Đôn

Một máy bay được gởi đến đón gia đình các nhân viên ngoại giao Nga ở Anh.

Anh quốc hôm qua 31/03/2018 loan báo cảnh sát biên phòng Anh đã kiểm tra một chiếc phi cơ Nga tại một sân bay Luân Đôn. Hành động này khiến Matxcơva giận dữ, trong bối cảnh khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước.
Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Paul Gogo tường trình:

«Chiếc máy bay của hãng hàng không Nga Aeroflot tối thứ Sáu đã bị giữ lại hơn hai tiếng đồng hồ trên đường băng sân bay Luân Đôn. Cảnh sát biên phòng đã lục soát chiếc phi cơ vì một nguyên nhân chưa rõ, nhưng theo bộ trưởng An ninh Ben Wallace, cảnh sát Anh vẫn thường xuyên khám xét các máy bay, « để bảo vệ Anh quốc trước bọn tội phạm có tổ chức và những kẻ tìm cách đưa chất độc vào nước Anh ». 

jeudi 31 août 2017

Gián điệp mạng Trung Quốc mở rộng tấn công Việt Nam


Các gián điệp mạng làm việc cho chính phủ Trung Quốc đã mở rộng tấn công vào các trang web của chính quyền và doanh nghiệp Việt Nam, trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông gia tăng. Reuters hôm nay 31/08/2017 dẫn nguồn tin từ công ty an ninh mạng FireEye loan báo như trên.
FireEye nói với hãng tin Anh là các cuộc tấn công đã diễn ra trong những tuần lễ gần đây, và công ty này đã truy ra được thủ phạm là các gián điệp mạng Trung Quốc, nhờ nhận diện cơ sở hạ tầng tương tự đã từng được sử dụng. 

mardi 18 juillet 2017

Nga đòi Mỹ trả lại hai cơ sở ngoại giao

Killenworth tại Glen Cove, New York là một trong hai cơ sở ngoại giao Nga đòi Mỹ trả lại.

Điện Kremlin ngày 17/07/2017 đòi Hoa Kỳ phải trả lại « vô điều kiện » cho Matxcơva hai cơ sở ngoại giao trên đất Mỹ bị tịch biên tháng 12/2016, liên quan đến vụ Nga bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Hôm nay 18/07/2017 bộ Ngoại giao Nga tuyên bố sẵn sàng trả đũa các biện pháp trừng phạt ngoại giao của Washington.
Phát ngôn viên điện Kremlin Dimitri Peskov tuyên bố : « Chúng tôi cho rằng việc đặt ra các điều kiện để trả lại các cơ sở là không thể chấp nhận được, mà phải được hoàn trả vô điều kiện và không cần phải thảo luận ».

lundi 22 mai 2017

Báo chí Trung Quốc hoan nghênh việc phá vỡ mạng lưới CIA

Trụ sở cơ quan CIA ở Langley, Virginia, Hoa Kỳ.

Báo chí nhà nước Trung Quốc hôm nay 22/05/2017 hoan nghênh công tác chống gián điệp của chính quyền, sau khi New York Times tiết lộ việc Bắc Kinh đã sát hại hoặc bỏ tù đến 20 điềm chỉ viên CIA trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2012.
Hoàn Cầu Thời Báo trong bài xã luận đã đắc chí : « Chẳng những mạng lưới gián điệp của CIA đã bị phá vỡ, mà Washington còn chẳng biết chuyện gì xảy ra cả. Có thể nói đây là chiến thắng vang dội. Điều này có nghĩa là nếu CIA lại gầy dựng một mạng lưới gián điệp mới tại Trung Quốc thì chỉ chuốc lấy kết quả tương tự mà thôi ». 

dimanche 17 avril 2016

Panama, « Ổ gián điệp »

Chưởng lý Javier Caraballo phát biểu trước báo chí sau khi khám xét văn phòng Mossack Fonseca tại Panama, 13/04/2016.
( Le Monde 15/04/2016) Không chỉ giới doanh nhân mới cần đến bí mật tài chính, mà các điệp viên cũng rất cần để xóa dấu vết. Tổ hợp luật sư Mossack Fonseca đã thành lập khoảng vài chục công ty offshore cho những người này, mà đôi khi không biết họ là nhân viên tình báo.
Người ta gọi ông là « người đàn ông 9 ngón », do ông ta bị mất một đốt ngón tay, vì một hôm nào đó đã đặt tay vào nơi không nên đặt. Werner Mauss còn là « điệp viên 008 », được một bài viết của trường đại học Delaware, Mỹ phong tặng là « điệp viên hàng đầu của nước Đức ». Văn phòng luật sư Mossack Fonseca chuyên thành lập các công ty offshore hoàn toàn bất ngờ khi đọc được bài viết hồi tháng 3/2015. Bài báo tiết lộ tên thật của Werner Mauss là Claus Möllner, mà đây là một người về hưu dễ mến, khách hàng thân thiết của Fonseca từ ba chục năm qua.

mercredi 30 septembre 2015

Việt Nam : Một nhà báo bị 6 năm tù vì làm « gián điệp » cho Trung Quốc



Ông Hà Huy Hoàng, nguyên phóng viên báo Thế giới và Việt Nam của Bộ Ngoại giao hôm nay 30/09/2015 đã bị kết án sáu năm tù vì tội làm « gián điệp » cho Trung Quốc. Đây là vụ án gián điệp hiếm hoi được đưa ra xử công khai, trong bối cảnh căng thẳng với Bắc Kinh về Biển Đông.

Ông Hà Huy Hoàng, 55 tuổi, bị bắt giam từ tháng 10/2014, bị kết tội là từ năm 2011 đã cung cấp các thông tin về tình hình nội bộ trong nước và về các lãnh đạo Việt Nam, sau sáu lần sang Trung Quốc.