Affichage des articles dont le libellé est Diệt chủng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Diệt chủng. Afficher tous les articles

vendredi 27 décembre 2019

Stalin tìm cách tiêu diệt Ukraina bằng nạn đói : 4 triệu người chết



Đăng ngày:

Từ năm 1932 đến 1933, một nạn đói khủng khiếp đã diễn ra tại Liên bang Xô viết. Gần 5 triệu người đã bị chết đói, trong đó có đến 4 triệu tại Ukraina. Được gọi là « holodomor » (diệt chủng bằng nạn đói), thảm trạng này không phải do thiên tai hay mất mùa, là mà hậu quả của chính sách cưỡng bức tập thể hóa ở nông thôn do đảng Cộng Sản đưa ra, buộc nông dân phải từ bỏ mảnh đất thân yêu của họ để vào nông trang hợp tác.

Tại Ukraina, một loạt các chỉ thị trấn áp đã gây ra « nạn đói trong nạn đói, một thảm họa dành riêng cho người Ukraina ». Đó là danh sách đen các làng và nông trang cần phải trừng phạt vì không đạt chỉ tiêu về ngũ cốc, tịch thu tất cả những thứ gì có thể ăn được, kiểm soát biên giới không cho những người nông dân đói khổ ra khỏi làng…

Song song đó, là một chiến dịch đàn áp trí thức Ukraina : giáo sư, nhà văn, nghệ sĩ, linh mục bị vu khống, đày ải, tàn sát, nhằm hủy hoại từ gốc rễ mọi ý định dân tộc vừa chớm nở - bị coi là thách thức cho sự « đoàn kết » của Liên bang Xô viết, được Stalin tưởng tượng ra.

dimanche 15 décembre 2019

Trương Nhân Tuấn - Về vụ xử "tội ác diệt chủng" Gambia-Miến Điện trước Tòa Công lý Quốc tế


Tòa Công lý Quốc tế (ICJ) vừa kết thúc phiên họp đầu tiên, hôm kia 13-12-2019, do Gambia yêu cầu "những biện pháp phòng ngừa - provisional measures", chống lại Miến Điện vì tội "diệt chủng" người Rohingya.

Như thường lệ, các phiên tòa quốc tế mở dưới lý do yêu cầu của một bên về (những) "biện pháp phòng ngừa" được nhóm họp rất nhanh chóng, thời gian trung bình một tháng. Gambia nộp đơn kiện lên tòa ICJ vào ngày 11 tháng 11. Đến nay Tòa vẫn chưa có phán quyết (về yêu cầu biện pháp phòng ngừa). Nhưng việc này sẽ không trì trệ quá một tháng. Trong khi vụ kiện, về "nội dung nền tảng", có thể kéo dài nhiều năm.

Các chuyên gia luật quốc tế có những tiên đoán khá bi quan, bởi vì khó có thể có một giải pháp "có thể thực hiện được" để hồi hương dân Rohingya về nơi chôn nhao cắt rún của họ một cách thỏa đáng cho tất cả các bên.

vendredi 13 décembre 2019

La Haye, cuộc chiến đấu cuối cùng của bà Aung San Suu Kyi

Nhà lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi trước Tòa án Công lý Quốc tế (CIJ) tại La Haye ngày 10/12/2019 vì vụ kiện diệt chủng người Rohingya.


Le Monde số đề ngày hôm nay 13/12/2019 chú ý đến việc « Aung San Suu Kyi chối bỏ nạn diệt chủng người Rohingya », còn Le Figaro nhận định « Ở La Haye, cuộc chiến đấu cuối cùng của bà Aung San Suu Kyi ».

Giải Nobel hòa bình 1991 không nối gót Mandela và Gandhi

Khi bước vào phòng xử án của Tòa án Công lý Quốc tế (CIJ theo tiếng Pháp, ICJ theo tiếng Anh), bà Aung San Suu Kyi phải đi ngang qua bức tượng bán thân bằng cẩm thạch của Nelson Mandela và Gandhi. Nhưng giải Nobel Hòa bình 1991 chừng như không đi theo con đường của hai vĩ nhân này.

Le Figaro mô tả nhà lãnh đạo Miến Điện trong trang phục và phong cách quý phái, như đi dự một buổi tiệc trà. Tuy nhiên tại Cung Hòa Bình, bà lại ngồi ở hàng ghế bị cáo, và bên ngoài, một đám đông tò mò đến xem mặt thần tượng dân chủ mất ngôi. « Điều duy nhất khiến cái ác lên ngôi là sự bất động của những người thiện lành » - Abubacar Tambadou, bộ trưởng tư pháp Gambia nhấn mạnh trước tòa. Được sự ủy nhiệm của 57 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OCI), Gambia tố cáo Miến Điện vi phạm công ước về diệt chủng năm 1948.

mercredi 27 novembre 2019

Học giả Đức tố cáo Trung Quốc "diệt chủng văn hóa" người Duy Ngô Nhĩ

Người Duy Ngô Nhĩ tại Urumqi, Tân Cương. Ảnh tư liệu 1/05/2014.

Tống giam hàng loạt không hề qua xét xử, trừng phạt tùy tiện, giám sát 24/24 : các tài liệu mật của Trung Quốc vừa được tổ hợp các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) gồm 17 cơ quan báo chí trên thế giới công bố hôm 24/11/2019 đã vạch trần tình trạng ngược đãi tù nhân trong hệ thống trại cải tạo ở Tân Cương mà Bắc Kinh vẫn chối cãi, gọi là trường dạy nghề. 

Nhà xã hội học Adrian Zenz, người đầu tiên phát hiện quy mô của các trại cải tạo người Duy Ngô Nhĩ, khi trả lời phỏng vấn RFI hôm nay, 27/11/2019, đã nhấn mạnh Trung Quốc đã dối trá trong một thời gian dài nhằm che giấu sự thật. Ông nói:

« Các tài liệu khẳng định rất rõ và rất chi tiết. Không thể nào nghi ngờ được nữa : Bắc Kinh rõ ràng đã dối trá ! Theo ước tính mới nhất của tôi, có khoảng 1.200 trại cải tạo và từ 100 đến 200 nhà tù. Ít nhất 900.000 người đang bị giam giữ trong các trại này kể từ mùa xuân năm 2017, thậm chí tổng số tù nhân có thể lên đến 1.800.000 người.

mercredi 18 septembre 2019

Rohingya : Aung San Suu Kyi trong tầm ngắm của Liên Hiệp Quốc

Bà Aung San Suu Kyi trong lễ khai trương Trung tâm Phát minh Sáng chế Rangoon, Miến Điện, ngày 17/07/2019.

Liệu bà Aung San Suu Kyi có phải chịu trách nhiệm về các tội ác đối với người Rohingya ? Các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc hôm 17/09/2019 khẳng định vai trò của bà, vốn là người đứng đầu chính phủ trên thực tế, là một vấn đề đang được để ngỏ.

Sáu trăm ngàn người Rohingya sống tại Miến Điện đang bị đe dọa diệt chủng, và Liên Hiệp Quốc cảnh báo các quan chức dân sự không còn có thể trốn tránh trách nhiệm. Từ Genève, thông tín viên Jérémie Lanche gởi về bài tường trình :

« Chỉ trong vòng một năm, danh sách những người bị nghi ngờ là tội phạm chiến tranh, tội phạm chống nhân loại, tội phạm diệt chủng đã nhanh chóng tăng lên. Trong báo cáo gần đây nhất của ủy ban có tên của sáu người, nhưng hôm nay đã lên đến cả trăm. Liên Hiệp Quốc tố cáo quân đội và các tướng lãnh, nhưng mối nghi ngờ ngày càng đè nặng lên bà Aung San Suu Kyi.

vendredi 6 septembre 2019

Trung Quốc tẩy não trẻ em Duy Ngô Nhĩ từ tiểu học để đồng hóa

Người Duy Ngô Nhĩ bị giám sát nghiêm ngặt trên đường phố Kashgar, Tân Cương. Ảnh chụp ngày 23/03/2017.

Trang nhất Libération hôm nay 06/09/2019đăng ảnh các trẻ em Duy Ngô Nhĩ với dòng tựa lớn « Trung Quốc đang đày đọa các em này », và dành bốn trang báo khổ to để tố cáo tình trạng « Người Duy Ngô Nhĩ bị giam hãm từ lúc mới đến trường ».

Bài xã luận của Libération mang tựa đề « Không thể dung thứ », đặt câu hỏi, có ai biết được trẻ em bị tách khỏi cha mẹ đang bị cải tạo, chỉ vì là người Duy Ngô Nhĩ ? Ai biết được chính quyền Trung Quốc đã phá vỡ cơ cấu gia đình, khi buộc con cái phải tố cáo khi thấy cha mẹ cầu nguyện hoặc ăn chay ? 

Nếu tình trạng của người Tây Tạng gây xúc động cho cộng đồng quốc tế, thì việc người Duy Ngô Nhĩ bị đàn áp lại không được quan tâm. Tệ hơn nữa, để giữ quan hệ (chủ yếu là kinh tế) với Bắc Kinh, chủ đề này không được nhắc đến trong các cuộc họp song phương, đa phương.

mercredi 9 janvier 2019

Việt Nam giải cứu Cam Bốt, nhưng Trung Quốc mới là kẻ chiến thắng

Cựu chiến binh Việt Nam từng chiến đấu với Khmer Đỏ kỷ niệm 40 năm chiến thắng chế độ diệt chủng ở Cam Bốt ngày 7 tháng Giêng. Ảnh chụp ngày 04/01/2019 tại Hà Nội.

Theo tác giả David Hutt trên Asia Times, bốn mươi năm sau khi lực lượng Việt Nam tiến vào quét sạch chế độ Khmer Đỏ được Trung Quốc chống lưng, nay rõ ràng Cam Bốt thân cận với Bắc Kinh hơn, thay vì nằm trong quỹ đạo của Hà Nội.
Phnom Penh được giải phóng khỏi chế độ diệt chủng

Đúng 40 năm trước, khoảng 100.000 người lính Việt Nam cùng với 20.000 người Cam Bốt bỏ ngũ tiến vào Phnom Penh để lật đổ chế độ mao-ít cực đoan Khmer Đỏ. Lực lượng giải phóng chỉ tìm thấy không đầy 100 người còn sống sót ở thủ đô. Phe Khmer Đỏ, lên nắm quyền năm 1975, đã đuổi dân thành phố ra khỏi Phnom Penh, để lại những tòa nhà hoang phế, sụp đổ.

Ở nông thôn, nơi hầu hết người Cam Bốt bị buộc phải đến sống, trong cuộc cách mạng « Năm Zero » của Khmer Đỏ, thực sự là một cơn ác mộng. Sau không đầy bốn năm cầm quyền, có đến một phần tư dân số Cam Bốt đã bị chết dưới chế độ khát máu này. Mãi đến tháng 11/2018, hai trong số các lãnh đạo cao cấp của Khmer Đỏ mới bị chính thức buộc tội diệt chủng đối với người Chàm và người Việt.

lundi 7 janvier 2019

Cam Bốt kỷ niệm 40 năm Khmer Đỏ bị đánh đuổi

Lễ kỷ niệm 40 năm ngày chế độ Khmer Đỏ sụp đổ, Phnom Penh, 07/01/2019.

Khoảng 100.000 người Cam Bốt hôm nay 07/01/2019 đã tập hợp tại sân vận động Olympic ở thủ đô Phnom Penh để kỷ niệm 40 năm chế độ Khmer Đỏ sụp đổ. Thủ tướng Hun Sen nói rằng đây là ngày đất nước « được khai sinh lần thứ hai ».

Phe mao-ít cực đoan Khmer Đỏ, đứng đầu là Pol Pot, đã ngự trị bằng chế độ khủng bố khi chiếm được chính quyền năm 1975, làm hai triệu người Cam Bốt bị chết vì đói, lao động cưỡng bức, tra tấn và thảm sát hàng loạt.

Thảm trạng này đã kết thúc vào ngày 7 tháng Giêng năm 1979, tức cách đây đúng 40 năm, khi Hun Sen, một cựu lãnh đạo Khmer Đỏ với sự giúp sức của quân đội Việt Nam, đã tiến vào thủ đô Cam Bốt, đánh đuổi chế độ được Bắc Kinh yểm trợ. 

mercredi 31 octobre 2018

Miến Điện: Có kế hoạch cụ thể hồi hương người Rohingya

Ảnh tư liệu: Người tị nạn Rohingya vượt sông Naf chạy sang Banladesh, ngày 12/11/2017.

Chính quyền Miến Điện và Bangladesh hôm qua 30/10/2018 khẳng định người Rohingya sẽ được hồi hương, kể từ tháng 11. Từ cuối tháng 8 năm ngoái đến nay, đã có trên 700.000 người Rohingya chạy trốn nạn bạo động ở Miến Điện, mà Liên Hiệp Quốc gọi là « diệt chủng ». 

Từ Rangun, thông tín viên RFI Eliza Hunt cho biết thêm chi tiết :

mardi 18 septembre 2018

Liên Hiệp Quốc cổ vũ Miến Điện rút quân đội ra khỏi chính trường

Tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo quân đội Miến Điện, bị Liên Hiệp Quốc đòi truy tố. Ảnh chụp ngày 19/07/2018 tại Rangoon.

Các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc hôm nay 18/09/2018 cổ vũ chính quyền dân sự Miến Điện loại quân đội nước này ra khỏi chính trường, do liên can đến việc « diệt chủng » người Rohingya. Báo cáo chung cuộc của phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc về Miến Điện kết luận: chính quyền Miến Điện cần « tiếp tục tiến trình nhằm đưa quân đội ra khỏi chính trường », và sửa đổi Hiến pháp theo hướng này.

Mặc dù chính quyền dân sự của giải Nobel hòa bình Aung San Suu Kyi đã lên nắm quyền từ năm 2016, nhưng quân đội vẫn giữ vị trí trung tâm trong đời sống chính trị Miến Điện. Quân đội nắm ba bộ quan trọng là Quốc phòng, Nội vụ, Biên giới, và giới quân nhân chiếm một phần tư trong Quốc hội, có thể ngăn chận mọi sửa đổi Hiến pháp.

vendredi 9 mars 2018

Miến Điện bác bỏ cáo buộc « thanh lọc chủng tộc »

Một phụ nữ Rohingya tại trại tị nạn Kutupalong ở Bangladesh. Ảnh chụp ngày 19/01/2018.

Một quan chức cao cấp Miến Điện ngày 08/03/2018 tại Genève đã bác bỏ cáo buộc về « thanh lọc chủng tộc » đối với người Rohingya, do Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đưa ra, đòi hỏi phải có bằng chứng.

Cố vấn an ninh quốc gia Miến Điện, ông Thaung Tun tuyên bố : « Chúng tôi đã nghe nhiều lời cáo buộc về thanh lọc chủng tộc, thậm chí diệt chủng. Đây không phải là chính sách của chính phủ Miến Điện. Chúng tôi mong có được những bằng chứng rõ ràng ».

samedi 1 juillet 2017

Nước Pháp và châu Âu vinh danh bà Simone Veil

Bà Simone Veil, nguyên chủ tịch Nghị viện Châu Âu, trong thời gian tranh cử năm 1989.

Nhiều tiếng nói đã cất lên vinh danh bà Simone Veil, khuôn mặt kỳ cựu nổi bật của chính trường Pháp, sống sót sau nạn diệt chủng người Do Thái, nhà đấu tranh cho nữ quyền và châu Âu qua đời ngày 30/06/2017 ở tuổi 89.

Lễ tang chính thức của bà Simone Veil, cố chủ tịch Nghị viện Châu Âu, bộ trưởng Y tế Pháp, thành viên Hội đồng Bảo hiến và Hàn lâm viện Pháp sẽ được cử hành tại Invalides ở Paris vào thứ Tư 5/7 tới, với sự hiện diện của tổng thống Macron. Các lá cờ châu Âu được treo rủ, và cờ Pháp trên các công sở được đính dải băng đen.