Affichage des articles dont le libellé est Alexandre de Rhodes. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Alexandre de Rhodes. Afficher tous les articles

mercredi 27 novembre 2019

Trương Nhân Tuấn - Phê bình việc luận tội mấy ông cố đạo


Nếu có nghiên cứu lịch sử Việt Nam (khách quan một chút) thì ta phải nhìn nhận là nếu không có Pháp "đô hộ" Việt Nam, thì Việt Nam cũng trở thành thuộc địa của một đế quốc Tây phương khác (như Anh, Tây Ban Nha...). 

Việt Nam cũng có rất nhiều cơ hội để trở thành một "tỉnh" của Trung Quốc. Và ta cũng thấy rằng "chữ quốc ngữ" của các ông cố đạo không hề là phương tiện để thực dân chinh phục Việt Nam

Việt Nam bị lệ thuộc Pháp là do "tình cờ địa lý" chớ không hề do "tham vọng lãnh thổ" của đế quốc Pháp. Mục tiêu chinh phục của Pháp thời đó, cũng như Anh và các đế quốc Tây phương khác, là lục địa Trung Hoa. Lục địa này cực kỳ giàu có vì đông dân lại nhiều vàng bạc, ngọc ngà châu báu tơ lụa... trong khi quân sự lại yếu kém. Việt Nam thời đó, nhìn lại qua hình ảnh của các nhà du hành Pháp, rõ ràng kém mở mang, nếu không nói là cực nghèo, không có gì để gợi lòng tham của đế quốc. (Nếu không thì Việt Nam đã bị Anh chiếm trước cả Pháp).

Chất lượng sống - Phủ nhận Alexandre de Rhodes : Vô ơn và bội bạc


Lọt vào giữa khu vực toàn chữ giun dế và tượng hình, nhưng, dân tộc Việt lại có được những mẫu tự La tinh, vô cùng thuận lợi để những thế hệ sau học tập, nghiên cứu và giao tiếp với các quốc gia tiến bộ trên thế giới.

Vậy mà họ nhất định không công nhận công lao to lớn ấy của giáo sĩ Francisco De Pina (Bồ Đào Nha) và giáo sĩ Alexandre de Rhodes (Pháp).

Hàng triệu người Việt lớn lên và trưởng thành, đọc và hiểu được chủ trương, chính sách và pháp luật nhờ vào bộ chữ ấy. Hàng chục ngàn tiến sĩ cũng dùng bộ chữ ấy để truyền tải công trình khoa học của mình.

Chu Mộng Long - Vì sao không đặt tên đường cho mấy ông Tây ?


Những người phản bác đặt tên đường cho mấy ông Tây là hoàn toàn có lý.

Đặt tên đường cho mấy ông Tây thì cũng phải đặt tên đường cho mấy ông Hán. Như Sĩ Nhiếp có công truyền bá chữ Hán, như Cao Biền có công xây thành Đại La... Rồi cũng phải đặt tên đường cho Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân... có công xây dựng tình hữu nghị Bốn tốt, Mười sáu chữ vàng. Công bằng mới phải đạo.

Cần phản biện sâu sắc rằng, nếu Đảng ta không mở phong trào Bình dân học vụ sau 1945 để dạy chữ Quốc ngữ cho toàn dân, thì liệu chữ Quốc ngữ có còn được sử dụng đến hôm nay?

mardi 26 novembre 2019

Phan Xuân Trung - Thưa với nhóm "trí thức trong nước"


Tôi thấy xôn xao việc ông Thích Nhật Từ tỏ thái độ vui mừng khi Đà Nẵng quyết định không đặt tên đường cho giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes). Đọc thư kiến nghị của "nhóm trí thức", trong đó họ viện dẫn sách vở nhằm phủ định công lao của vị Giáo sĩ mà tôi buồn cười.

Điểm qua các phần dẫn chứng, tôi thấy Giáo sĩ đã không nhận công lao về mình, mặc dù ông là người tổng hợp tất cả mọi công lao trước đó của những Giáo sĩ đàn anh thành hệ thống, thành sách vở, thành từ điển để phổ biến về sau. Công trình tạo dựng tiếng Việt bằng chữ Latin rõ ràng là công trình tập thể, mà trong đó giáo sĩ Đắc Lộ đóng vai trò hệ thống hóa thành bài bản, chính quy. Ông đủ tầm vóc để đại diện cho những người làm công tác xây dựng chữ viết Việt Nam hiện đại đang được sử dụng cho đến nay.

Trận chiến chống quân Nguyên, ba lần binh đao, bao nhiêu binh lính và tướng quân chết nơi sa trường nhưng sao chỉ còn lưu danh mỗi Trần Hưng Đạo? Trận Điện Biên Phủ có bao nhiêu chiến sĩ hy sinh nhưng sao chỉ lưu danh một Võ Nguyên Giáp? Thật ra khi vinh danh một cái tên thì không có nghĩa là vinh danh một cá nhân mà là vinh danh cả sự kiện, cả những gì đã xảy ra trong sự kiện ấy. Do vậy, không thể không vinh danh một đại diện nào đã khai sinh ra chữ Quốc Ngữ hiện nay.

Hoàng Hải Vân - Bài bác Alexandre De Rhodes, sao dùng chữ của ông ?


Trước năm 1975, Sài Gòn có hai con đường mang tên Alexandre de Rhodes và Hàn Thuyên, một người là ông tổ chữ quốc ngữ, một người là ông tổ chữ Nôm. Hai con đường này đặt cạnh nhau rất có ý nghĩa.

Nhưng sau năm 1975, người ta đã bỏ tên Alexandre de Rhodes ra khỏi con đường để thay bằng tên của người khác (đường Hàn Thuyên có đổi tên hay không tôi không nhớ). Tôi vẫn còn nhớ báo Tuổi Trẻ hồi đó có đăng một tiểu phẩm, nửa đêm hai ông hiện hồn lên gặp nhau tâm tư về thế sự, đó cũng là tâm tư của người Sài Gòn.

Không chỉ có Alexandre de Rhodes, mà còn rất nhiều các nhân vật lịch sử và văn hóa lớn, trong đó có những người có công khai phá vùng đất Nam Bộ và Sài Gòn như các chúa Nguyễn và các minh quân triều Nguyễn (Gia Long, Minh Mệnh…) cũng đều bị hạ bỏ tên khỏi các đường phố, nhưng câu chuyện không nằm trong phạm vi đề cập của stt này.

lundi 16 septembre 2019

Phạm Thị Hồng Ánh - Thăm mộ ông Alexandre de Rhodes



Nếu một ngày được đặt chân đến xứ sở Ba Tư tôi sẽ đến viếng mộ ông. 


Mộ của Alexandre de Rhodes được đặt tại nghĩa trang Cơ đốc giáo Armenian ở ngoại ô Isfahan, nơi từng là thủ đô của Iran. Anh bạn hướng dẫn kiêm tài xế người Iran tên Mohammad đã tìm giúp chúng tôi đường đến nghĩa trang này. 

Ngày thứ hai ở Isfahan chúng tôi dậy sớm, cũng không kịp mang hương hoa hay là các vật phẩm nào khác để tưởng niệm. Tôi cũng không biết các phong tục ở đây như thế nào, các cửa hàng ở đây phải sau 9g30 mới mở cửa. Thời gian không nhiều thế nên Mohammad lái xe theo hướng định vị của bản đồ đưa chúng tôi đến với nghĩa trang.