Affichage des articles dont le libellé est 1979. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est 1979. Afficher tous les articles

vendredi 18 février 2022

Hà Huy Sơn - Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc

Nhân ngày 17/02, 43 năm ngày xảy ra cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. Tôi cho rằng cách để tưởng nhớ và ghi ơn những người Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến này một cách tốt nhất là thay đổi tư duy về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.

1- Đặt lợi ích của người dân lên trên lợi ích mọi cá nhân, tổ chức.

2- Xác định Trung Quốc không là bạn cũng không là thù, mà là đối tác.

Đặng Bích Phượng - Đi thắp hương cho liệt sĩ chống Tàu vẫn bị ngăn cản

 

Việc nhà còn đang ngổn ngang, nhưng sáng nay nhà em vẫn đi cùng bạn bè ra nghĩa trang liệt sĩ Nhổn, để thắp hương cho các liệt sĩ.

Đầu óc dạo này ngu ngơ quá, thế nào mà lại quên điện thoại ở nhà. Trong khi mọi người còn đứng chờ một vài người bạn nữa, nhà em nhìn thấy hai tay dân phòng đi tới.

Dân phòng làm gì ở nghĩa trang liệt sĩ thế nhỉ?

jeudi 17 février 2022

Hoàng Hải Vân - Phút ấy, đất dưới chân anh là Tổ quốc !


1- Chiến thắng một đội quân xâm lược hùng mạnh nhất trong lịch sử Trung Quốc với 60 vạn tên đồng loạt tràn sang tấn công đánh úp nước ta vào ngày 17-2-1979, trong khi cả dân tộc ta đang nghèo đói sau mấy chục năm chiến tranh, là chiến thắng vang dội nhất.

Tội ác của quân Trung Quốc xâm lược gây ra cho đồng bào ta dọc các tỉnh biên giới cũng là tội ác man rợ nhất.

Dân ta vẫn coi dân Trung Quốc là bạn bè, vẫn giao thương làm ăn thuận mua vừa bán, nhưng chừng nào nhà cầm quyền Bắc Kinh vẫn ấp ủ mưu đồ thôn tính biển đảo của ta, lũng đoạn kinh tế nước ta, thì mối thù kia vẫn là mối thù truyền kiếp.

Huy Đức - Biên giới tháng Hai & Phương Bắc


Khác với thông lệ, Đại hội Đảng diễn ra đã hơn một năm, chưa thấy các tân lãnh đạo Việt Nam sang thăm Trung Quốc. Trong khi, cả Chủ tịch Nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội đều đã đã đi gần khắp Á, Âu. Tháng Ba tới đây, Thủ tướng cũng có lịch sang thăm Mỹ.

Chuyến thăm Trung Quốc gần nhất của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra cũng đã từ tháng 1-2017. Kể từ tháng 4-2019, Tổng bí thư rất ít khi ra khỏi Thủ đô. Trong nhiệm kỳ này, ai - trong số "tam nhân" - mở đầu chuyến thăm Trung Quốc sẽ được giới quan sát coi là một chỉ dấu chính trị mở ra rất nhiều suy đoán.

Trong khi đó, ngày 8-12-2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đến dâng hương Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên. Và, trước Tết, ngày 26-1-2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại khu tưởng niệm các liệt sĩ Pò Hèn. Nhân vật đầu tiên trong Bộ Tứ thắp hương trên mộ các liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc là Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang. Ông lên Biên giới vào ngày 17-2-2016, gần một tháng sau Đại hội (XII).

Nguyễn Văn Phước - Có những cuộc chiến, những cái chết không bao giờ được phép quên


Tổ quốc tỉnh giấc bởi tiếng súng. Năm đó tôi học lớp 11, 17 tuổi.

Cuộc chiến tranh tấn công khốc liệt của Trung Quốc rạng sáng ngày 17-2-1979 giết chết hơn 60.000 người Việt Nam làm tôi cùng nhiều người bạn cấp 3 đã đăng ký nhập ngũ. Cả Việt Nam trào dâng nỗi xúc động khi Tổ quốc bị kẻ thù phương Bắc bất ngờ xâm lược, bắn giết - khi cuộc chiến Biên giới Tây Nam đang diễn ra.

Những chuyến bay suốt đêm đến sáng chở những người lính phía Nam tay ghì chặt khẩu súng AK-47 không thể ngủ, mong có mặt kịp tại trận chiến biên giới phía Bắc cứu đồng bào nhân dân mình.

Nguyễn Xuân Diện - Văn tế đồng bào và chiến sĩ tử trận trong cuộc chiến tranh vệ quốc chống quân Trung Quốc xâm lược (1979-1989)


Hỡi ôi!

Thấm thoắt đã bốn ba năm

Mới đấy đã thành thiên cổ!

Trời biên giới ầm vang tiếng súng, thanh niên lớp lớp lên đường

Miền biên cương máu nhuộm đỏ sông, dân chúng nhà nhà tan tác

vendredi 15 octobre 2021

Lưu Trọng Văn - Một sự kiện rất quan trọng diễn ra hôm qua

 

Hôm qua 13.10.2021 tại làng Pinh, xã Thanh Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang diễn ra một sự kiện rất trân trọng và quan trọng nhưng ít ai biết.

Các cựu chiến binh tham gia Mặt trận Vị Xuyên đã khánh thành Khu Tưởng niệm 4.000 anh hùng, liệt sĩ hy sinh chống quân Trung Quốc xâm lược.

Cựu chiến binh Hoàng Thế Cương, trưởng ban liên lạc sư 356 mặt trận Vị Xuyên đã phát biểu, nhiều lần lên án đích danh quân Trung Quốc xâm lược.

vendredi 24 septembre 2021

Huy Đức - Bộ hài cốt liệt sĩ & Cái điếm canh trên đỉnh 1509

 

Hôm qua, 23-9-2021, bác sĩ Nguyễn Thái Long - người mà vào ngày 17-2-1979, chiến đấu trong đội hình trung đoàn 567, giữ đèo Khau Chỉa (Cao Bằng) - công bố bức ảnh Đội tìm kiếm hài cốt liệt sĩ tỉnh đội Hà Giang đang gỡ những phần hài cốt vừa tìm thấy ở khu vực điểm cao A6 A-B, Vị Xuyên.

Theo anh Nguyễn Thái Long, trong khoảng từ 1984 -1987, có rất nhiều đơn vị tham chiến ở khu vực này nên việc phán đoán để thử ADN để xác định danh tánh là rất khó.

Cũng hôm qua, một người giấu tên gửi cho tôi 3 tấm ảnh mới chụp trên đỉnh cao 1509, nơi giờ đây đã thuộc về Trung Quốc với tên gọi là Lão Sơn.

samedi 24 juillet 2021

Huy Đức - Hà Nội, Bắc Kinh và việc gọi đúng tên cuộc chiến

 

Ngày 21-7-2021, thượng tướng Đỗ Căn đã lên Hà Giang viếng các liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến tranh Biên giới (1979 - 1989). Đặc biệt, Thượng tướng đã thay mặt Đại tướng Phan Văn Giang, trao số tiền 50 tỉ đồng (do các doanh nghiệp Quân đội đóng góp) để nâng cấp Nghĩa Trang Liệt Sĩ Quốc Gia Vị Xuyên. Thượng tướng Đỗ Căn cũng đã thăm, tặng quà Đội Tìm kiếm, Quy tập hài cốt liệt sĩ, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh.

Đại tướng Phan Văn Giang là một người lính đã chiến đấu và trưởng thành trong cuộc chiến tranh này. Việc làm của ông, ngay sau khi nhận quân hàm Đại tướng và chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, là rất ý nghĩa.

Tuy nhiên, bản tin của báo Quân Đội Nhân Dân khi nhắc đến Nghĩa Trang Quốc Gia Vị Xuyên và Đài Hương 468 đều không nói rõ các liệt sĩ được an táng, được hương khói ở đó hy sinh trong cuộc chiến tranh nào.

mardi 23 février 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Trận chiến cầu Khánh Khê và giờ học lịch sử


1. CÁCH TRUNG QUỐC DẠY MÔN LỊCH SỬ. TỈ LỆ 8:1 VÀ PHÉP BIẾN HÌNH THÀNH TỈ LỆ 2:1

Không biết hiệp ước Thành Đô hạn chế những điều gì, nhưng riêng về ca ngợi chiến thắng của quân giải phóng Trung Quốc trong chiến tranh với Việt Nam thì phía Trung Quốc không có “làn ranh đỏ”.

Thời gian sẽ bóc dần sự thật. Theo tiết lộ của phía Trung Quốc thì Trung Quốc đã lên kế hoạch tập trung tấn công Việt Nam với tỉ lệ 8:1 trong cuộc chiến tranh tháng 2/1979.

lundi 22 février 2021

Huy Đức - Chiến tranh


Qua giờ nhìn tấm hình này cứ ngẩn ngơ nhớ câu thơ của anh Nguyễn Duy, "Trớ trêu nỗi Hữu Nghị Quan/ Giá như máu chẳng luênh loang mặt đèo/ A. Q. túm tóc Chí Phèo/ Để hai bác lính nhà nghèo cùng thua..."

Kể từ tháng 2-2009, khi báo SGTT đăng bài "Biên Giới Tháng Hai" - bài viết đầu tiên về cuộc chiến 1979 trên báo chính thống tính từ "Hội nghị Thành Đô" - cuộc chiến tranh này, cũng như tội ác của quân Trung Quốc đã thường xuyên được nhắc lại. Từ đó, không ít những người chỉ hiên ngang trước bàn phím cũng đã được coi như những "anh hùng chống Tàu".

Tìm một nhà lãnh đạo thắp ngọn lửa chống ngoại xâm, nhất là ngọn lửa chống ngoại xâm từ Trung Quốc trong một dân tộc như Việt Nam là điều không khó. Tìm một nhà lãnh đạo tránh cho dân tộc này những cuộc chiến tranh thì "kim ở đáy biển" còn dễ kiếm hơn.

Hoàng Linh – Đánh !


Màu báo đỏ như màu máu và trên trang xã luận chỉ có một từ duy nhất : Đánh !

Bài viết rất hay của tác giả Trần Bạch Đằng đăng trên báo Tuổi Trẻ năm 1979. Hay từng câu, từng chữ, hay từ dòng đầu đến dòng cuối- "Chúng ta đi vào trận đánh chống lại kẻ thù TrungQquốc với tình cảm bao lâu sục sôi âm ỉ: căm thù và khinh bỉ".

Phía trên bài báo là câu nói ôn tồn mà đanh thép của chủ tịch Hồ Chí Minh : “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”

vendredi 19 février 2021

Lê Học Lãnh Vân - Bài học quá đắt giá


Đó là bài học quá đắt giá từ cuộc chiến 1979.

Không hề phủ nhận tham vọng chiếm đóng hay phủ trùm ảnh hưởng lên Đông Nam Á của ông Mao Trạch Đông mang dòng máu bành trướng, cũng không hề phủ nhận hào khí đội trời đạp đất của ông Lê Duẩn trước ông Mao,

Bài viết này vẫn cho rằng Việt Nam có thể tìm một lối thoát để phát triển và bảo vệ lãnh thổ, mà không chịu một cuộc chiến rất tai hại tới sự phát triển đất nước suốt mấy thập niên về sau.

mercredi 17 février 2021

Nguyễn Đình Bổn - Hãy trả lư hương cho người Sài Gòn !


Vì lo sợ người dân đến thắp nhang tưởng niệm ngày 17.2.1979 Trung cộng xâm lược Việt Nam, mà tròn hai năm trước nhà cầm quyền đã cẩu lư hương chỗ tượng đài Trần Hưng Đạo đi chỗ khác.

Trần Hưng Đạo được dân Việt tôn xưng là một trong Tứ Thánh bất tử của dân tộc.

Ngoài võ công hiển hách chống Nguyên Mông mà bất cứ người dân Việt nào cũng thuộc lòng, truyền thuyết còn cho rằng Ngài là nỗi kinh sợ của bọn tà thần, ôn dịch. Ví dụ chuyện Phạm Nhan.

Cù Mai Công - Chỉ trong 14 năm, Bắc Kinh đã ba lần xâm lược nước ta


Ba mùa xuân đau thương, mất mát

• "Không được sợ Trung Quốc!" (cố Tổng bí thư Lê Duẩn)

Sáng 17-2-1979, 21 tháng Giêng năm Kỷ Mùi, Trung Quốc đưa 600.000 quân và 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối mở cuộc tấn công xâm lược nước ta dọc theo biên giới phía Bắc - từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu) hơn ngàn cây số.

Dựa vào số quân đông nhất trong tất cả lịch sử các cuộc xâm lược Việt Nam từ xưa tới nay, quân xâm lược Trung Quốc đã cùng lúc tấn công trên nhiều hướng, với 3 mũi trọng điểm: Cao Bằng, Lào Cai và Lạng Sơn.

Chiến tranh Biên giới phía Bắc: Quân Trung Quốc đầu hàng tập thể - Trận chiến nhục nhã nhất


(Soha 17/02/2021) “Trận chiến nhục nhã nhất” là nhan đề bài báo đăng trên trang Chinaiiss.com ngày 12.11.2013, là vết nhơ, sự kiện ô nhục trong lịch sử quân đội Trung Quốc trước Quân đội Việt Nam.

Trong Chiến tranh Biên giới phía Bắc (Chiến tranh biên giới Việt - Trung) từng có nguyên một đại đội sơn cước của Trung Quốc tự xin ra hàng bộ đội Việt Nam.

Điều đặc biệt, sự đầu hàng này là kết quả của một bản nghị quyết chi bộ "có một không hai" trong Lịch sử chiến tranh thế giới cũng như Lịch sử Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).

Cùng xem lại những hình ảnh, khoảnh khắc bi hùng nhất của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 42 năm trước


(Một số tờ báo Việt Nam hôm nay đã nhắc lại cuộc xâm lăng ngày 17.02.1979 của quân giặc Trung cộng, xin đăng lại ở đây).

(DV 17/02/2021) Rạng sáng ngày 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ nổ súng tấn công nước ta trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, từ Quảng Ninh đến Lai Châu. 42 năm trôi qua nhưng những hình ảnh bi hùng của cuộc chiến bảo vệ tổ quốc của quân và dân ta vẫn còn đọng lại.

Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân ta chỉ diễn ra trong thời gian ngắn (17/2 – 18/3/979), tuy nhiên quy mô lại cực lớn. Quân Trung Quốc tiến công đồng loạt, ồ ạt với nhiều trọng điểm, chiều sâu trung bình từ 10 đến 20 km, có nơi vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam tới 40 – 50 km như thị xã Cao Bằng, Tài Hồ Xìn, phố Lu...

Huy Đức - Những người lính thực sự anh hùng chưa có « huân chương »


Những tội ác của quân Trung Quốc - trong chiến tranh xâm lược Việt Nam 2-1979 - như thế này, chắc chắn sẽ còn được kể. Nhưng có những nghĩa cử âm thầm lặng lẽ cũng không thể nào để bị lãng quên.

Tại hang Keng Riềng, nơi mà vào tháng 3-1979, giặc Trung Quốc dùng B40 thảm sát 20 thương binh, 2 y tá và 2 học sinh, đang được các cựu binh trung đoàn 567 quyên góp, xây một đài tưởng niệm.

Trung đoàn 567 là đơn vị có mặt ở Cao Bằng trong suốt cuộc chiến tranh bảo vệ Biên giới. Trong ngày 17-2-1979, họ cầm chân quân Trung Quốc nhiều ngày ở đèo Khau Chỉa.

Lê Đức Dục - Quân Trung Quốc đã thảm sát dân mình như thế nào ?


(Những thước phim về giếng chôn người ở Cao Bằng được khai thác từ kho phim tư liệu của AP News)

Hôm nay nhân viết chuyện Tổng Chúp, một người bạn gửi cho mình cái clip và nói là chưa chắc chắn có phải Tổng Chúp không.

Nhưng mình đã lên hiện trường. Căn cứ vào hình ảnh trong phim, gần như đó chính là giếng nước bị quân Trung Quốc ném xác dân mình xuống. Tất cả 43 người đều bị chúng giết bằng dao, như cách bọn đồ tể Pôn Pốt vẫn làm.

Trần Trung Đạo - Sức mạnh của lòng yêu nước


Theo Peter Tsouras trong tạp chí Military History Magazine phát hành ngày 4 tháng 11, 2016, một nữ dân binh Việt Nam đã xâm nhập vào phía sau các đoàn tăng Trung Cộng để bắn tỉa.

Khi bắt được chị, quân Trung Cộng đè chị xuống đất và cho xích xe tăng cuốn lên thân thể chị. Chị chết trong đau đớn tận cùng.

Nhưng hành động dã man đó không làm tắt ngọn lửa yêu nước. Theo tạp chí Time chỉ trong hai ngày đầu khi các lực lương chính quy chưa đến, dân quân vùng biên giới đã hạ sát 4.000 lính Trung Cộng.