Affichage des articles dont le libellé est Đường lưỡi bò. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đường lưỡi bò. Afficher tous les articles

jeudi 7 novembre 2019

Lưu Trọng Văn -Vụ Thành Long : Khi báo chí chung tay cùng cộng đồng mạng


Báo Thanh Niên:

"Ngày 7.11, cộng đồng mạng Việt Nam chia sẻ liên tục hình ảnh Thành Long với dấu gạch chéo (X) trong thư mời sang Việt Nam dự sự kiện kỷ niệm 30 năm của một tổ chức, vì cho rằng diễn viên này là người công khai ủng hộ đường lưỡi bò”. 

Báo Tuổi Trẻ:

"TTO - Làn sóng giận dữ trên Facebook bắt đầu từ sáng 7.11, phản ứng Operation Smile Việt Nam mời Thành Long sang Việt Nam với tư cách đại sứ của tổ chức này vào 10.11. Lý do: Thành Long từng ủng hộ "đường lưỡi bò" và là một người cha không tốt”. 

dimanche 3 novembre 2019

Nguyễn Ngọc Chu - Đại học Kinh doanh Hà Nội, sao lại chối bỏ trách nhiệm ?


1. Đại học Kinh doanh Hà Nội đã nhập giáo trình “Developing Chinese” của Trung Quốc làm giáo trình của mình để dạy cho sinh viên khoa Trung-Nhật. Trong giáo trình này có hình “đường lưỡi bò’ ở trang 32 cuốn Nghe sơ cấp 1, và ở trang 36 cuốn Đọc.

Đây là lỗi lớn của Đại học Kinh doanh Hà Nội.

2. Thế nhưng, ông Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh Hà Nội lại chối bỏ trách nhiệm:

"Tôi cho rằng cần có cơ quan kiểm soát sách giáo khoa, giáo trình mua từ nước ngoài. Cái này phải thuộc về nhà nước chứ không phải của trường. Chúng tôi không soạn giáo trình này và có soạn cũng không đưa vào bản đồ như vậy". (VnExpress, 03/11/2019).

samedi 2 novembre 2019

Nguyễn Ngọc Chu - Đường lưỡi bò : Phải cương quyết cắt đứt


1. Tập Cận Bình hoàng đế muốn để lại cho sử sách Trung Hoa biên cương mới của Trung Quốc là đường lưỡi bò. Đây là chính sách không lùi bước của Tập. Cho nên chưa bao giờ Tập hành động mạnh mẽ đến như vậy về đường lưỡi bò như lúc này.

Về mặt truyền thông, biên giới Trung Quốc khắp mọi nơi được vẽ thêm đường lưỡi bò. Trên bản đồ, trong sách giáo khoa, trên hộ chiếu, trong phim ảnh, trong mọi ấn phẩm và đồ vật... thậm chí ngay cả tại cuộc duyệt binh, lãnh thổ Trung Quốc được nối dài bằng đường lưỡi bò.

Về thực địa, Tập cho xây đảo nhân tạo. Tập đặt căn cứ quân sự ở Hoàng Sa và trên đảo nhân tạo ở Trường Sa. Đưa người ra sinh sống và du lịch ở Hoàng Sa và Trường Sa. Đuổi Việt Nam, Philippines, Malaysia ra khỏi đường lưỡi bò. Khống chế, kiểm soát toàn bộ vùng biển đường lưỡi bò. Trên thực tế, khi mà ngư dân Việt Nam, Philippines, Malaysia không được đánh cá ở trong đường lưỡi bò thì đó là sự khẳng định chủ quyền thực tế của Trung Quốc.

mardi 15 octobre 2019

Nguyễn Mỹ Khanh - Ngày hôm qua



1.Chiều hôm qua sếp tôi duyệt hai tập đầu của phim tài liệu "STARTUP". Trong phần tựa phim, đạo diễn cho xuất hiện bản đồ Việt Nam như hình tôi post dưới đây, chỉ vài giây thôi mà sếp bắt tua đi tua lại nhiều lần, căng mắt ra coi có thấy Trường Sa, Hoàng Sa không?

Đạo diễn trả lời là có, vì anh và họa sĩ đồ họa rất ý thức chuyện này. Nhưng sếp nói, các quần đảo tô màu xanh đang bị các chùm chấm xanh kỹ xảo trùng màu che mất, phải sửa lại, phải cho hai quần đảo này hiện ra rõ ràng.

Đạo diễn méo mặt, vì cứ đụng vào 3D Effect là sửa và render mất 6 ngày, trong khi lịch phát sóng dí sát nút. Mà đã sửa kỹ xảo thì cả ê-kíp hậu kỳ phải chỉnh, render, xuất file lại, khá mất thời gian, nhưng phải làm thôi. Mặc dù chỉ vài giây thoáng qua ở tựa phim nhưng phải cho thấy rõ hai quần đảo này không chỉ là trách nhiệm nghề nghiệp mà còn là trách nhiệm công dân.

Mai Quốc Ấn - “Mấy giây Hồng Ngát”



Dù thừa nhận sai sót trong kiểm duyệt phim “Everest: Người tuyết bé nhỏ” nhưng bà Nguyễn Thị Hồng Ngát - thành viên Hội đồng thẩm định quốc gia (về phim ảnh) lại cho rằng: “Có mấy giây thôi, mọi người cứ làm quá lên.”

Mấy giây... Là 2 giây hay 9 giây? Trong mấy giây thì người ta đã phá biết bao kỷ lục thế giới? Nếu 343,2m/giây là tốc độ của vận tốc âm thanh thì mấy giây đó với vũ khí siêu thanh vận tốc gấp 15 lần vận tốc âm thanh; kẻ thù đã có thể làm được rất nhiều thứ. Và chính quyền Trung Quốc với cái vỏ “16 vàng, 4 tốt” chưa bao giờ là bạn thực sự!

Mấy giây thừa nhận đường lưỡi bò trong một bộ phim thương mại cũng có thể là mấy giây cân nhắc thu hồi bộ phim “Ròm” đã đạt giải điện ảnh Busan. Dẫu đạt giải điện ảnh trong một cuộc Liên hoan phim uy tín thì “Ròm” vẫn bị ra quyết định thu hồi vì nó quá thực, quá đời về những lát cắt phận người ở Việt Nam. 

mercredi 31 juillet 2019

Bãi Tư Chính: Tranh chấp song phương hay đa phương và Việt Nam cần làm gì?



Trên BBC có bài phỏng vấn ông Ngô Vĩnh Long, giáo sư đại học Maine ở Mỹ. GS Long cho rằng "VN thua ở bãi Tư Chính", mà nguyên nhân là vì VN không "đa phương hóa Biển Đông". Đây là điều mà GS Long cho rằng ông đã đã cảnh báo VN "từ mười mấy năm nay". Dẫn nguyên văn: 

"Họ (TQ) muốn đây là vấn đề song phương, mà vấn đề song phương thì các nước khác không được dính líu vào. Chỉ là giữa Trung Quốc với Việt Nam thôi. Thì vấn đề này Việt Nam phải suy nghĩ, vì trong mười mấy năm qua chúng tôi nói là Việt Nam phải cố gắng đa phương hóa vấn đề Biển Đông."

Điều đáng tiếc là trong bài phỏng vấn, GS Long đã không cắt nghĩa để độc giả hiểu thế nào là "đa phương hóa tranh chấp ở Biển Đông", đặc biệt ở bãi Tư Chính.

Tranh chấp Tư Chính bắt nguồn từ tranh chấp chủ quyền


Vụ bãi Tư Chính, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao của cả hai bên lên tiếng phản đối nhau, nội dung xét ra không khác chi nhiều. 

dimanche 28 juillet 2019

Nguyễn Tiêu Quốc Đạt – Trả lời câu hỏi « Kiện Trung Quốc làm gì ? »



Tình cờ đọc một comment cũ rích của thanh niên đỏ điển hình thắc mắc: Phillipines thắng kiện Trung Quốc ở Biển Đông, rồi thì sao ? Nó vẫn lấn tới, kiện làm gì ! Ta nên trả lời thế nào?

Nôm na là nếu so Philippines với Trung Quốc về kích cỡ thì Phi chính là người đi bộ, Trung Quốc là người đi xe ô tô, và luật quốc tế về biển là luật an toàn giao thông. Biển Đông là một góc phố, và khu vực thường xảy ra tranh chấp chính là chỗ ngựa vằn sang đường.

Bối cảnh hiện tại của Biển Đông loạn khá giống bối cảnh giao thông Việt Nam, mạnh ai người ấy đi. Và thằng mạnh nhất, tinh vi nhất, kềnh càng tốn diện tích nhất chính là bọn đi ô tô. Nhóm yếu thế như đi xe đạp, đi bộ là khổ nhất. Ở các khu vực văn minh, thì nhóm yếu thế dần được bảo vệ, thông qua luật pháp và các quy định về trách nhiệm. 

mercredi 24 juillet 2019

Tư Chính : Bắc Kinh sẽ còn quấy nhiễu nếu quốc tế không lên tiếng

Hai khu trục hạm Mỹ USS Higgins và USS Antietam "đi qua vô hại" trên Biển Đông.

Cho đến hôm nay 24/07/2019, các tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục hiện diện gần giàn khoan ở phía tây bãi Tư Chính của Việt Nam. Nhà nghiên cứu Swee Lean Collin Koh, Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc phòng thuộc trường đại học Nanyang, Singapore nhận định, sự đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc tại bãi Tư Chính dường như không có hồi kết. 

Với việc yêu cầu Bắc Kinh rút hết các tàu, trong đó có Hải Dương Địa Chất 8, ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình, lần này Việt Nam tỏ ra cứng rắn. Thêm vào đó, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ra thông cáo báo chí chỉ trích việc Trung Quốc cưỡng bức, gây phương hại đến hoạt động khai thác dầu khí của các nước khác.

Hội nghị các bộ trưởng quốc phòng Đông Nam Á (ADMM) mới đây không hề đề cập đến việc Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa Biển Đông. Có vẻ như Trung Quốc đã thành công trong việc khẳng định lập luận của mình là đang có hòa bình và ổn định tại Biển Đông, không cần đến sự can thiệp từ bên ngoài. 

Phải chăng cuộc đối đầu ở bãi Tư Chính đã đập tan luận điệu của Bắc Kinh ?

lundi 15 juillet 2019

Bùi Thanh - Chuyện gì xảy ra ngoài Biển Đông ?



Ảnh chụp lộ trình chiếc Haiyang Dizhi 8 của Ryan Martingson.

Bãi Tư Chính (thềm lục địa Việt Nam) bị tàu Trung Quốc xâm chiếm ? Lực lượng Hải quân trên nhà giàn DK1 bị uy hiếp và tấn công ? Dồn dập fake news trên Facebook. 

Không có chuyện đó ! Tin nhắn hàng giờ từ DK1 khơi xa vào điện thoại của tôi: anh em OK, Dk1 vẫn OK anh ơi ! Xin gửi lời chào đất liền ! 

Thế quái gì xảy ra ? 

Kẻ lạ mặt không mời mà đến và mò vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) Việt Nam trên Biển Đông, đó là Haiyang Dizhi 8 - tàu thăm dò địa chấn của Trung Quốc. Nó xuất hiện và tiến hành hoạt động thăm dò địa chất từ ngày 3/7 trên vùng biển phía tây đảo Trường Sa, thuộc vùng EEZ của Việt Nam. 

samedi 9 février 2019

Việt Nam và Nga khai thác mỏ dầu mới ở Biển Đông

Khai thác dầu lửa từ mỏ Bạch Hổ ở ngoài khơi Vũng Tàu.

Theo báo Nhật Nikkei Asian Review hôm 08/02/2019, một công ty liên doanh dầu khí giữa Việt Nam và Nga bắt đầu sản xuất dầu thô trên một địa điểm mới tại Biển Đông. Dự án này sẽ mang lại trên 1 tỉ đô la cho Hà Nội từ nay đến năm 2032.

Công ty Vietsovpetro là liên doanh giữa tập đoàn quốc doanh PetroVietnam và Nga, hoạt động tại một mỏ dầu cách bờ biển phía nam của Việt Nam 160 km. Địa điểm này nằm gần mỏ dầu lớn nhất Việt Nam là Bạch Hổ, cũng do Vietsovpetro khai thác, nhưng nằm bên ngoài « đường lưỡi bò » do Bắc Kinh tự vẽ để yêu sách chủ quyền Biển Đông. 

mardi 29 mai 2018

Biển Đông : Tạo rủi ro khi khoan dầu, Trung Quốc muốn bóp nghẹt kinh tế Việt Nam

Giàn khoan JDC Hakuryu-5 của tập đoàn Nga Rosneft và tàu hậu cần hoạt động ngoài khơi Vũng Tàu, ngày 29/04/2018.

Reuters nhận xét, một số lô dầu ngoài khơi Việt Nam lại nằm lọt trong phạm vi đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ ra ở Biển Đông, để yêu sách chủ quyền hầu hết diện tích vùng biển quan trọng này. 
Tuần trước, Rosneft Vietnam BV, chi nhánh của tập đoàn dầu khí Nga Rosneft tiến hành khoan thăm dò tại một lô khí đốt ở ngoài khơi làm Bắc Kinh tức giận. Hôm 17/05/2018, Rosneft tuyên bố khu vực Biển Đông mà tập đoàn này có giấy phép khai thác « nằm bên trong vùng lãnh hải của Việt Nam », khẳng định chỉ tiến hành các hoạt động « trên thềm lục địa của Việt Nam ».

Bộ Ngoại giao Việt Nam lập tức tuyên bố lô khí đốt 06.01 « hoàn toàn thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam », cảnh báo Bắc Kinh phải tôn trọng chủ quyền của nước mình.

jeudi 17 mai 2018

Trần Đức Anh Sơn - Xử lý thế nào đối với khách Trung Quốc có hành vi thách thức chủ quyền quốc gia Việt Nam ?



1. Ngày 16/5/2018, báo điện tử vnexpress.net đưa tin Khánh Hòa lúng túng xử lý vụ khách Trung Quốcmặc áo 'đường lưỡi bò'”. Theo báo này, trước việc có một nhóm du khách Trung Quốc, gồm 14 người, mặc áo T-shirt in hình in bản đồ Trung Quốc có gắn thêm ‘đường lưỡi bò’ phi pháp, nhập cảnh vào Việt Nam qua sân bay Cam Ranh vào ngày 13/5/2018, ông Trần Sơn Hải, phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho rằng: việc khách mặc áo in hình "đường lưỡi bò" nhập cảnh vào Việt Nam là phi pháp. Nhưng do “không có quy định rõ về vấn đề này, nên khá lúng túng trong xử lý, bởi đây đặc thù có câu chuyện về chủ quyền".

Quan điểm của tôi là: KHÔNG CHO NHỮNG DU KHÁCH NÀY NHẬP CẢNH VÀO VIỆT NAM.

Vì sao phải làm như vậy? Đây là lý do:

mardi 15 mai 2018

Hãng Gap xin lỗi Trung Quốc vì bản đồ không có Đài Loan

(Ảnh chụp màn hình). Một kiểu áo thun của Gap có in hình bản đồ Trung Quốc.

Nhãn hiệu thời trang Gap của Mỹ tối hôm qua 14/05/2018 xin lỗi Bắc Kinh vì đã bán ra một kiểu áo thun có in hình bản đồ Trung Quốc nhưng không có Đài Loan - đảo quốc độc lập trên thực tế nhưng luôn bị Bắc Kinh coi là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Đây là nạn nhân mới nhất từ các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh.

Trên chiếc áo thun bị lên án mà Nhân dân Nhật báo đăng lên, có in một bản đồ Trung Quốc màu đỏ, nhưng không có Đài Loan. Còn theo Hoàn cầu Thời báo, bản đồ này cũng thiếu cả Biển Đông - mà Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền hầu như toàn bộ, và một phần Tây Tạng. Tờ báo nhấn mạnh, hàng trăm cư dân mạng Trung Quốc đã phản đối Gap trên mạng Vi Bác (Weibo).

jeudi 28 septembre 2017

Biển Đông : «Tứ Sa» còn tệ hơn cả «đường lưỡi bò»

Lính hải quân Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa ngày 09/02/2016.


Tuần trước, báo mạng Washington Free Beacon có trụ sở tại Washington đã tiết lộ một chiến thuật mới của Trung Quốc trong mục tiêu độc chiếm Biển Đông : thay vì yêu sách đường 9 đoạn, thường gọi là « đường lưỡi bò », Bắc Kinh lại nêu ra khái niệm « Tứ Sa ».
Trong một cuộc họp kín với các viên chức bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 28 và 29/08/2017 tại Boston, ông Mã Tân Dân (Ma Xinmin), cục phó Cục Hiệp định và Pháp luật thuộc bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã khẳng định « quyền lịch sử của Trung Quốc tại Tứ Sa ». Tờ báo cho biết các viên chức Mỹ tỏ ra rất ngạc nhiên về cách diễn dịch mới này.

jeudi 28 juillet 2016

Trung Quốc đòi Việt Nam điều tra vụ hộ chiếu lưỡi bò bị bôi bẩn


Hãng tin AP hôm nay 28/07/2016 cho biết Trung Quốc đã yêu cầu Việt Nam điều tra về thông tin một nhân viên cửa khẩu ở sân bay Thành phố Hồ Chí Minh đã bôi bẩn lên hộ chiếu của một người Trung Quốc, sau khi báo chí đăng ảnh tấm hộ chiếu có bản đồ đường lưỡi bò bị ghi hai chữ « f***you » (có ý nghĩa thô tục).
Lãnh sự quán Trung Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm qua đã ra thông cáo mạnh mẽ lên án hành động mà họ gọi là « đáng xấu hổ và hèn nhát », yêu cầu chính quyền Việt Nam điều tra và trừng phạt nhân viên liên quan. Bà Phạm Thu Hằng, phó phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết cơ quan chức năng đang kiểm tra lại thông tin trên.