Dân oan biểu tình tại Hà Nội những ngày đầu năm 2018. |
Tôi biết có những trường hợp oan khuất
phải vác đơn từ xã lên huyện, từ huyện lên tỉnh, từ tỉnh ra Trung ương. Họ đại
đa số mỏi mòn chờ công lý... Có rất nhiều trường hợp họ bị bỏ rơi, đúng nghĩa
đen!
"Một số đoàn công dân khiếu kiện
đông người lên Trung ương có sự tổ chức chặt chẽ, thái độ bức xúc, manh động,
sẵn sàng có hành vi gây mất an ninh, trật tự nhằm gây sức ép đối với các cơ
quan tham gia tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương."
Đây là một nhận định rất chính xác! Nhưng nhận định này chỉ nêu kết quả mà thiếu đi nguyên nhân!
Dân bức xúc phải đội đơn ra trung ương
vì điều gì?
Trụ sở tiếp dân các tỉnh và các hệ thống
công quyền hữu quan đến việc khiếu nại, khiếu kiện của dân đã thực sự làm tốt
chưa? Và trách nhiệm Nhà nước về tiếp dân đã được quy định cụ thể hay chưa?
Quốc hội thông qua Luật Tiếp công dân
năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014 quy định cụ thể về trách nhiệm
tiếp công dân; quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh. Nhưng có những quan đầu tỉnh né tránh trách nhiệm tiếp công dân. Luật
có hiệu lực nhưng họ vẫn không tôn trọng Luật!
Thanh tra Chính phủ đã nêu nhiều trường
hợp Chủ tịch tỉnh không tiếp công dân đủ theo quy định pháp luật. Ở cấp tỉnh,
vi phạm Luật tiếp công dân cấp xã huyện dĩ nhiên nhiều hơn nữa. Và giám sát việc
tiếp công dân gồm cả một ban bệ Đoàn giám sát gồm có: đại diện Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam các cấp, Thanh tra các cấp, đại diện Văn phòng UBND tỉnh các
cấp, Ban tiếp công dân tỉnh các cấp, Ban Dân chủ- Pháp luật và Chủ nhiệm Hội
đồng Tư vấn của cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.
Vậy nếu không tiếp công dân thì lãnh đạo
sẽ bị chế tài gì, trách nhiệm đoàn giám sát ra sao?
Tôi thì biết có những trường hợp tiếp
công dân mà có cũng như không. Ngoài phần giới thiệu thành phần tiếp công dân
và câu cuối là "Chúng tôi ghi nhận ý kiến và sẽ chỉ đạo xem xét"
của cán bộ thì chỉ có dân nói... từ đầu đến cuối. Qua ghi âm tôi nghe, có những
người dân bức xúc tới mức phải thốt lên: "Họp bao nhiêu lần rồi, chỉ có
dân nói mà không ai giải quyết cả. Các ông nói gì đi chứ?". Đáp lại
chỉ có im lặng...
Lần nữa phải nói về trách nhiệm của các
công bộc của dân ở các cấp. Làm khổ dân như vậy đủ rồi! Nếu họ không tiếp dân
thì cứ kiện hoặc tố cáo (Tôi dùng từ TỐ CÁO). Để họ nhớ trách nhiệm của mình và
để phải bổ sung thêm các hình thức xử lý cho các cán bộ vô trách nhiệm!
Nhìn những người dân Nam bộ co ro trong
cái rét vì "ra Trung ương đòi công lý" mà nghẹn nơi lồng ngực.
Dân Nam bộ chín bỏ làm mười, chơn chất thiệt thà lắm. Đã phải vác đơn tới Trung
ương nghĩa là bị địa phương dồn ép dữ hết đường...
Ai thương họ?
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.