Những người Rohingya bị bắt ở làng Inn Din ngày 01/09/2017. Cả 10 người này sau đó đã bị bắn chết. |
Theo nhận định của tổ chức
Amnesty International công bố hôm nay 22/02/2018, cuộc khủng hoảng ở
Miến Điện và các vụ thảm sát người Rohingya theo đạo Hồi, là hậu quả của
một xã hội khuyến khích lòng thù hận, và sự thiếu vắng lãnh đạo toàn
cầu về mặt nhân quyền.
Tổ chức bảo vệ quyền con người, trong báo cáo thường niên về 159 nước cho rằng « những luận điệu chất chứa thù hận » của
một số nhà lãnh đạo đã làm cho nạn kỳ thị người thiểu số trở nên bình
thường. Theo ông Salil Shetty, tổng thư ký Amnesty, tình trạng này được
chứng minh qua « các chiến dịch quân sự tàn bạo nhằm thanh lọc chủng tộc đối với người Rohingya ở Miến Điện ».
Amnesty nhận định, cộng đồng quốc tế đã thất bại trong việc đáp trả thích đáng « các tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh, từ Miến Điện cho đến Irak, Nam Sudan, Syria và Yemen ».
Lãnh đạo các nước như Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc không quan tâm đến các
quyền tự do dân sự, gây thiệt hại cho quyền lợi của hàng triệu con
người.
Riêng tổng thống Mỹ Donald Trump đã có
những biện pháp thụt lùi về nhân quyền, mà theo ông Shetty đã gây nên
tiền lệ nguy hiểm, chẳng hạn quyết định cấm công dân nhiều nước Hồi giáo
nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
Tuần trước, Hoa Kỳ đã
yêu cầu Hội đồng Bảo an quy trách nhiệm cho quân đội Miến Điện trong các
vụ đàn áp người Rohingya. Theo Liên Hiệp Quốc, gần 690.000 người
Rohingya đã chạy trốn khỏi bang Rakhine sang lánh nạn tại nước láng
giềng Bangladesh, từ khi quân đội tung ra đợt tấn công vào nhóm nổi dậy
cuối tháng 8/2017.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.