Đăng ngày 22-07-2015
Sửa đổi ngày 22-07-2015 18:21
Một nhân viên phụ trách bảo trì các tác phẩm trưng
bày trong một viện bảo tàng ở miền Nam Trung Quốc đã đánh cắp 143 bức
tranh, thay vào đó bằng những tranh do chính tay ông ta vẽ. Nhưng đến
một hôm, nhân viên này phát hiện những bức tranh dỏm của mình đã bị
thay bằng những tranh sao chép khác.
Xiao
Yuan, trưởng ban lưu trữ của Viện hàn lâm nghệ thuật Quảng Châu, đã nói
ra những lời thú tội đáng ngạc nhiên này, khi tòa án kết tội đã thu lợi
được 35 triệu nhân dân tệ (5,15 triệu euro) qua việc bán các bức tranh
nguyên tác.
Trong số các danh họa bị Xiao sao chép và bán lại tranh gốc, có họa sĩ Tề Bạch Thạch (Qi Baishi, 1864-1957), mà giá bán tranh ngang ngửa với Picasso hay Andy Warhol.
Kẻ trộm tranh, đã tự mình thực hiện những bản sao chép tranh lụa hay thư pháp, đã bán đi 125 bức tranh gốc bằng cách đấu giá. Công an tịch thu được 18 bức tranh tại nhà nghi can. Bị cáo 57 tuổi khẳng định trước tòa, ông ta không phải là người duy nhất hành động như thế tại bảo tàng.
Theo một video quay diễn biến phiên tòa đã được công khai, đương sự giải thích với các thẩm phán: « Trong quá trình điều tra, công an cho tôi xem các tấm ảnh chụp những bức tranh sao chép của mình. Tôi nhận ra một số đã bị thay bằng các bức khác, vì chất lượng làm việc của những người này quá tồi tệ ».
Công ty bán đấu giá lớn thứ nhì Trung Quốc China Guardian đã tiến hành điều tra về các bức tranh liên quan và xác nhận với AFP : Xiao Yuan là một trong những nguồn cung ứng tác phẩm nghệ thuật.
Các xì-căng-đan về hàng giả thường xuyên xảy ra trên thị trường nghệ thuật và các bảo tàng Trung Quốc. Năm 2013, chính quyền tỉnh Hà Bắc đã ra lệnh đóng cửa một viện bảo tàng chứa toàn đồ giả, trong đó có một chiếc bình chạm trổ được cho là niên đại từ đời nhà Thanh (1644-1911).
Trung QuốcVăn hóaXã hộiChâu Á
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150722-trung-quoc-nhan-vien-bao-tang-trom-cac-buc-danh-hoa-thay-bang-tranh-tu-ve/
Trong số các danh họa bị Xiao sao chép và bán lại tranh gốc, có họa sĩ Tề Bạch Thạch (Qi Baishi, 1864-1957), mà giá bán tranh ngang ngửa với Picasso hay Andy Warhol.
Kẻ trộm tranh, đã tự mình thực hiện những bản sao chép tranh lụa hay thư pháp, đã bán đi 125 bức tranh gốc bằng cách đấu giá. Công an tịch thu được 18 bức tranh tại nhà nghi can. Bị cáo 57 tuổi khẳng định trước tòa, ông ta không phải là người duy nhất hành động như thế tại bảo tàng.
Theo một video quay diễn biến phiên tòa đã được công khai, đương sự giải thích với các thẩm phán: « Trong quá trình điều tra, công an cho tôi xem các tấm ảnh chụp những bức tranh sao chép của mình. Tôi nhận ra một số đã bị thay bằng các bức khác, vì chất lượng làm việc của những người này quá tồi tệ ».
Công ty bán đấu giá lớn thứ nhì Trung Quốc China Guardian đã tiến hành điều tra về các bức tranh liên quan và xác nhận với AFP : Xiao Yuan là một trong những nguồn cung ứng tác phẩm nghệ thuật.
Các xì-căng-đan về hàng giả thường xuyên xảy ra trên thị trường nghệ thuật và các bảo tàng Trung Quốc. Năm 2013, chính quyền tỉnh Hà Bắc đã ra lệnh đóng cửa một viện bảo tàng chứa toàn đồ giả, trong đó có một chiếc bình chạm trổ được cho là niên đại từ đời nhà Thanh (1644-1911).
Trung QuốcVăn hóaXã hộiChâu Á
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150722-trung-quoc-nhan-vien-bao-tang-trom-cac-buc-danh-hoa-thay-bang-tranh-tu-ve/
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.