Đăng ngày 13-07-2015
Một nhà sư Tây Tạng đã qua đời trong nhà tù Trung
Quốc, mười ba năm sau khi bị lãnh án vì tội danh khủng bố và ly khai, mà
các nhà quan sát cho rằng hết sức bất công. Tổ chức Student for a Free
Tibet (SFT) hôm nay 13/07/2015 cho biết như trên.
Thân
nhân của nhà sư Tenzin Delek Rinpoche, 65 tuổi, được công an Thành Đô
(Chengdu) thông báo rằng ông đã chết trong tù. Năm 2002, ông bị kết án
tử hình vì tội ly khai và có liên can đến một vụ đánh bom nơi công cộng,
sau đó giảm xuống thành chung thân và tiếp đó là 20 năm tù.
Trợ
lý của nhà sư Delek là Lobsang Dhondup cũng bị lãnh án vào thời kỳ đó và
đã bị hành quyết năm 2003. Hai bản án này đã bị Liên hiệp Châu Âu và
các tổ chức bảo vệ nhân quyền mạnh mẽ lên án.
Thông cáo của SFT
cho biết Delek trước nay luôn kêu oan, và nói thêm, thân nhân đang yêu
cầu công an giao trả xác để gia đình có thể tổ chức tang lễ. Một thông
cáo khác của chính phủ lưu vong Tây Tạng nói rằng nguyên nhân cái chết
của nhà sư không rõ ràng. Sáng nay thân nhân của ông đến trại giam đòi
lại xác nhưng chỉ hoài công. Theo Free Tibet có trụ sở tại Luân Đôn,
nhiều người Tây Tạng tập trung trước văn phòng chính quyền Yajiang (Tứ
Xuyên), nơi thường trú của nhà sư, nhưng lực lượng an ninh hùng hậu được
triển khai để đối phó.
Radio Free Asia (RFA) dẫn một nguồn tin ở Tây Tạng nói rằng: « Công
an Trung Quốc báo với gia đình là ông Delek bị bệnh nặng, và khi người
thân vội vàng đến thăm thì được nói rằng ông đã chết ». Cũng theo
RFA, nhà sư rất yếu sức và bị bệnh tim nặng, nhưng không hề được chữa
trị. SFT cho biết thêm, sức khỏe tệ hại của ông là do « trên 13 năm bị tù tội bất công và bị tra tấn ». Gia đình năm ngoái đã xin trả tự do có điều kiện để chữa bệnh cho ông nhưng bị từ chối.
Trung
Quốc sau khi chiếm Tây Tạng năm 1951 đã bị lên án về việc đàn áp tôn
giáo và chính trị, và cho người Hán di dân đến tràn ngập vùng đất này.
Lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đạt Lai Lạt Ma sau cuộc nổi dậy bất thành
năm 1959 đã phải trốn sang Ấn Độ lập chính phủ lưu vong ở Dharamsala.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150713-trung-quoc-mot-nha-su-tay-tang-chet-trong-nguc-tu/
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.