Đăng ngày 01-07-2015
Sửa đổi ngày 01-07-2015 14:06
Trung Quốc hôm qua 30/06/2015 đã ký một hợp đồng
khổng lồ 18 tỉ đô la đặt mua 75 chiếc máy bay A330 của hãng Airbus, ngay
trong ngày đầu tiên thăm nước Pháp của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc
Cường. Một loạt các hợp đồng quan trọng khác cũng được ký kết trong
chuyến công du này.
Hợp đồng mua
đứt 45 chiếc phi cơ được và thỏa thuận mua thêm 30 chiếc bổ sung, được
ký kết giữa Tổng giám đốc tập đoàn Airbus Fabrice Bregier và tập đoàn
quốc doanh mua máy bay của Trung Quốc China Aviation Supplies (CAS).
Tổng cộng có ít nhất 53 hợp đồng nhà nước sẽ được ký trong chuyến công du ba ngày của ông Lý Khắc Cường. Hôm nay Thủ tướng Trung Quốc thăm Marseille và ngày mai đến Toulouse thăm trụ sở tập đoàn Airbus.
Bắc Kinh cũng chấp nhận việc công nhận chỉ dấu địa lý của rượu vang Bordeaux, một vấn đề được hai nước thương lượng từ năm 2011 đến nay. Đây là một « bước tiến lịch sử » đối với Paris, nhằm bảo vệ một trong những mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng của Pháp.
Ngoài Airbus, các tập đoàn năng lượng Alstom và Engie (GDF Suez) cũng đã ký được các hợp đồng hôm qua. CMA-CGM, tập đoàn đứng thứ ba thế giới về hàng hải, hôm nay cũng chờ đợi hai hợp đồng lớn. Hợp đồng thứ nhất với ngân hàng Trung Quốc CEXIM trị giá một tỉ đô la nhằm tài trợ cho các đơn đặt hàng tàu biển và container tương lai, hợp đồng thứ hai với tập đoàn quản lý hải cảng China Merchants Holdings International (CMHI).
Bên cạnh đó đôi bên còn ký kết hai tuyên bố về hợp tác nguyên tử dân sự - ấn định lộ trình cho toàn bộ các công ty con của hai tập đoàn Pháp EDF và Areva với đối tác Trung Quốc, và hợp tác với tư cách bên thứ ba trong các dự án cơ sở hạ tầng chung tại châu Phi và châu Á.
Paris và Bắc Kinh cũng thỏa thuận miễn visa 5 năm cho các doanh nhân hai nước.
Trung Quốc, đối mặt với tình trạng dư thừa sản xuất và nhu cầu nội địa chậm lại, đang tích cực thúc đẩy các công ty vươn ra nước ngoài, và đặc biệt muốn lợi dụng kinh nghiệm của các tập đoàn Pháp tại các thị trường lâu năm của Pháp.
Tiến gần đến hội nghị thế giới về khí hậu (COP21) tổ chức tại Paris tháng 12 tới, Trung Quốc - nước gây ô nhiễm nhiều nhất thế giới - cam đoan sẽ « đạt mức trần về thải khí CO2 vào khoảng năm 2030 ». Phái đoàn ông Lý Khắc Cường còn cho biết ý định « giảm tỉ lệ tiêu thụ năng lượng hóa thạch còn khoảng 20% ». Tổng thống Pháp François Hollande - vốn hy vọng vào sự thành công của COP21 để đánh bóng lại hình ảnh của mình - đã tỏ ý hoan nghênh, cho rằng thông báo trên « khẳng định sự cam kết của Bắc Kinh trong việc xây dựng văn minh sinh thái ».
Đây là chuyến công du Pháp đầu tiên của một Thủ tướng Trung Quốc từ một thập niên qua, đáp lễ chuyến viếng thăm Trung Quốc của Thủ tướng Pháp Manuel Valls hồi tháng Giêng.
AFP dẫn một nguồn tin ngoại giao cho biết chính quyền Pháp nhân dịp này sẽ đề cập vấn đề gai góc là nhân quyền với ông Lý Khắc Cường. Đặc biệt Paris cũng nêu ra « những quan ngại » của Pháp về nhiều dự luật của Bắc Kinh liên quan đến các tổ chức phi chính phủ, luật chống khủng bố và luật an ninh quốc gia.
PhápTrung QuốcAirbusKinh tếMáy bay
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150701-trung-quoc-ky-hop-dong-18-ti-do-la-mua-may-bay-airbus-0/
Tổng cộng có ít nhất 53 hợp đồng nhà nước sẽ được ký trong chuyến công du ba ngày của ông Lý Khắc Cường. Hôm nay Thủ tướng Trung Quốc thăm Marseille và ngày mai đến Toulouse thăm trụ sở tập đoàn Airbus.
Bắc Kinh cũng chấp nhận việc công nhận chỉ dấu địa lý của rượu vang Bordeaux, một vấn đề được hai nước thương lượng từ năm 2011 đến nay. Đây là một « bước tiến lịch sử » đối với Paris, nhằm bảo vệ một trong những mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng của Pháp.
Ngoài Airbus, các tập đoàn năng lượng Alstom và Engie (GDF Suez) cũng đã ký được các hợp đồng hôm qua. CMA-CGM, tập đoàn đứng thứ ba thế giới về hàng hải, hôm nay cũng chờ đợi hai hợp đồng lớn. Hợp đồng thứ nhất với ngân hàng Trung Quốc CEXIM trị giá một tỉ đô la nhằm tài trợ cho các đơn đặt hàng tàu biển và container tương lai, hợp đồng thứ hai với tập đoàn quản lý hải cảng China Merchants Holdings International (CMHI).
Bên cạnh đó đôi bên còn ký kết hai tuyên bố về hợp tác nguyên tử dân sự - ấn định lộ trình cho toàn bộ các công ty con của hai tập đoàn Pháp EDF và Areva với đối tác Trung Quốc, và hợp tác với tư cách bên thứ ba trong các dự án cơ sở hạ tầng chung tại châu Phi và châu Á.
Paris và Bắc Kinh cũng thỏa thuận miễn visa 5 năm cho các doanh nhân hai nước.
Trung Quốc, đối mặt với tình trạng dư thừa sản xuất và nhu cầu nội địa chậm lại, đang tích cực thúc đẩy các công ty vươn ra nước ngoài, và đặc biệt muốn lợi dụng kinh nghiệm của các tập đoàn Pháp tại các thị trường lâu năm của Pháp.
Tiến gần đến hội nghị thế giới về khí hậu (COP21) tổ chức tại Paris tháng 12 tới, Trung Quốc - nước gây ô nhiễm nhiều nhất thế giới - cam đoan sẽ « đạt mức trần về thải khí CO2 vào khoảng năm 2030 ». Phái đoàn ông Lý Khắc Cường còn cho biết ý định « giảm tỉ lệ tiêu thụ năng lượng hóa thạch còn khoảng 20% ». Tổng thống Pháp François Hollande - vốn hy vọng vào sự thành công của COP21 để đánh bóng lại hình ảnh của mình - đã tỏ ý hoan nghênh, cho rằng thông báo trên « khẳng định sự cam kết của Bắc Kinh trong việc xây dựng văn minh sinh thái ».
Đây là chuyến công du Pháp đầu tiên của một Thủ tướng Trung Quốc từ một thập niên qua, đáp lễ chuyến viếng thăm Trung Quốc của Thủ tướng Pháp Manuel Valls hồi tháng Giêng.
AFP dẫn một nguồn tin ngoại giao cho biết chính quyền Pháp nhân dịp này sẽ đề cập vấn đề gai góc là nhân quyền với ông Lý Khắc Cường. Đặc biệt Paris cũng nêu ra « những quan ngại » của Pháp về nhiều dự luật của Bắc Kinh liên quan đến các tổ chức phi chính phủ, luật chống khủng bố và luật an ninh quốc gia.
PhápTrung QuốcAirbusKinh tếMáy bay
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150701-trung-quoc-ky-hop-dong-18-ti-do-la-mua-may-bay-airbus-0/
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.