Nhà báo Hoàng Khương, lúc vừa ra tù ngày 21/01/2015. |
Đăng ngày 22-01-2015
Phóng viên Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ, bị kết án bốn năm tù vào cuối năm 2012 vì tội « đưa hối lộ », đã được trả tự do vào hôm qua 21/01/2015, sớm một năm so với thời hạn - theo bạn bè và thân nhân của ông cho biết.
Ông
Hoàng Khương, tên thật là Nguyễn Văn Khương, bị tòa sơ thẩm kết án bốn
năm tù vào ngày 07/09/2012 và tòa phúc thẩm y án ngày 27/12/2012 vì « đưa hối lộ » cho
cảnh sát giao thông. Cụ thể là ông đã thông qua hai người môi giới, hối
lộ 15 triệu đồng cho thượng úy công an Huỳnh Minh Đức để nhờ lấy tra
một chiếc mô-tô đang bị công an giữ vì đua xe trái phép.
Tội danh trên có khung hình phạt từ 6 đến 13 năm, nhưng theo tòa án thì được tuyên dưới khung do ông Hoàng Khương có nhiều đóng góp trong quá trình công tác. Hai bị cáo khác cùng tội danh là Nguyễn Đức Đông Anh (em vợ ông Khương) và Trần Anh Tuấn (người nhờ ông lấy chiếc xe đua bị giam ra) bị lần lượt bốn và một năm tù.
Vụ án này đã gây xôn xao cũng như bất bình trong giới báo chí tại Việt Nam, vì theo bị cáo thì ông chỉ nhập vai để viết phóng sự điều tra về nạn « mãi lộ » của cảnh sát giao thông. Ông Hoàng Khương là tác giả của gần 50 bài điều tra, trong đó có những bài như « Đồng tiền xóa sạch hồ sơ » và « Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép », khiến cho một số cảnh sát giao thông sau đó đã bị đình chỉ công tác.
Bản thân tòa soạn báo Tuổi Trẻ cũng đã xác nhận loạt bài trên ông Hoàng Khương viết là theo chủ trương của ban biên tập. Thế nhưng phóng viên Hoàng Khương vẫn bị y án bốn năm tù.
Trước đó khi ông bị tạm giam, thông cáo của tổ chức Phóng viên Không biên giới có trụ sở tại Paris ngày 03/01/2012 viết : « Các hành động của Hoàng Khương trong khuôn khổ việc điều tra của ông không thể bị kết tội hối lộ (…) Đây là công việc phục vụ cho thông tin chứ không nhằm lợi ích cá nhân » và cho rằng chính quyền cần xét đến lợi ích chung mang lại từ công việc điều tra của nhà báo.
Bình luận về sự kiện trên, nhà báo Huy Đức lúc đó cũng cho rằng vụ án Hoàng Khương là một trường hợp « điển cứu » liên quan đến đạo lý và pháp lý trong nghề báo. Theo ông, luật pháp cũng như thái độ xã hội ở các nước có nền báo chí tự do cũng nhìn nhận hành vi gài bẫy (để viết bài) khá khắt khe, nhưng gần đây đã có thay đổi, trường pháp « nhập cuộc » được nhiều ủng hộ. Hành vi đưa tiền của Hoàng Khương « không phải là hối lộ mà để lộ ra một đường dây hối lộ », và « chỉ nguy hiểm cho những kẻ tham nhũng chứ không hề nguy hiểm cho xã hội ».
Được biết báo Tuổi Trẻ và một số đồng nghiệp đã đến đón ông Hoàng Khương ra tù, và theo một nguồn tin đáng tin cậy, sắp tới người em vợ Nguyễn Đức Đông Anh cũng sẽ được trả tự do trước thời hạn.
Tội danh trên có khung hình phạt từ 6 đến 13 năm, nhưng theo tòa án thì được tuyên dưới khung do ông Hoàng Khương có nhiều đóng góp trong quá trình công tác. Hai bị cáo khác cùng tội danh là Nguyễn Đức Đông Anh (em vợ ông Khương) và Trần Anh Tuấn (người nhờ ông lấy chiếc xe đua bị giam ra) bị lần lượt bốn và một năm tù.
Vụ án này đã gây xôn xao cũng như bất bình trong giới báo chí tại Việt Nam, vì theo bị cáo thì ông chỉ nhập vai để viết phóng sự điều tra về nạn « mãi lộ » của cảnh sát giao thông. Ông Hoàng Khương là tác giả của gần 50 bài điều tra, trong đó có những bài như « Đồng tiền xóa sạch hồ sơ » và « Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép », khiến cho một số cảnh sát giao thông sau đó đã bị đình chỉ công tác.
Bản thân tòa soạn báo Tuổi Trẻ cũng đã xác nhận loạt bài trên ông Hoàng Khương viết là theo chủ trương của ban biên tập. Thế nhưng phóng viên Hoàng Khương vẫn bị y án bốn năm tù.
Trước đó khi ông bị tạm giam, thông cáo của tổ chức Phóng viên Không biên giới có trụ sở tại Paris ngày 03/01/2012 viết : « Các hành động của Hoàng Khương trong khuôn khổ việc điều tra của ông không thể bị kết tội hối lộ (…) Đây là công việc phục vụ cho thông tin chứ không nhằm lợi ích cá nhân » và cho rằng chính quyền cần xét đến lợi ích chung mang lại từ công việc điều tra của nhà báo.
Bình luận về sự kiện trên, nhà báo Huy Đức lúc đó cũng cho rằng vụ án Hoàng Khương là một trường hợp « điển cứu » liên quan đến đạo lý và pháp lý trong nghề báo. Theo ông, luật pháp cũng như thái độ xã hội ở các nước có nền báo chí tự do cũng nhìn nhận hành vi gài bẫy (để viết bài) khá khắt khe, nhưng gần đây đã có thay đổi, trường pháp « nhập cuộc » được nhiều ủng hộ. Hành vi đưa tiền của Hoàng Khương « không phải là hối lộ mà để lộ ra một đường dây hối lộ », và « chỉ nguy hiểm cho những kẻ tham nhũng chứ không hề nguy hiểm cho xã hội ».
Được biết báo Tuổi Trẻ và một số đồng nghiệp đã đến đón ông Hoàng Khương ra tù, và theo một nguồn tin đáng tin cậy, sắp tới người em vợ Nguyễn Đức Đông Anh cũng sẽ được trả tự do trước thời hạn.
http://vi.rfi.fr/20150122-vn-tuoi-tre//
Ơn Đảng, ơn Chính phủ!
RépondreSupprimerChúc mừng nhà báo Hoàng Khương đã được trở về sau thời kỳ tạm giam (quá) ngắn hạn .
Đây lại là một dấu hiệu Đảng Cộng Sản và đầy tớ của Đảng là Chính phủ càng ngày rời xa ảnh hưởng của Trung Quốc, càng tiến gần hơn về phía Mỹ và châu Âu, để đạt được TPP cứu Đảng cứu nước như những lời tiên đoán như các cô tiên đoán thường là rất chính xác của Tiến Sĩ Phạm Chí Dũng .
Cũng có nghĩa chấm dứt một thời kỳ vốn rất ngắn ngủi tạm giam những cá nhân không thuộc những tổ chức dân sự của chính quyền, thời kỳ can thiệp bằng vũ lực của chính quyền đối với giới phản biện ôn hòa .
Việc nhà báo Hoàng Khương được trả về sau thời gian tạm giam ngắn hạn một phần cũng nhờ những nhân viên an ninh của chính quyền có lòng nhân hậu và dũng cảm cứu được nhiều người . Công an là tấm gương sáng cho mọi người về lòng trung thành và lúc nào cũng tận tụy với Đảng mà người dân cần ghi nhận .