Đăng ngày 20-01-2015
Mười bốn người Thượng ở Việt Nam hiện đang lẩn
trốn trong rừng sâu Cam Bốt sau khi vượt qua biên giới để tránh bị trấn
áp, và đang muốn xin tị nạn. Các nhà hoạt động nhân quyền hôm nay
20/01/2015 cho biết như trên.
Những người này theo chân 13
người Thượng khác đã được cho tị nạn tại Cam Bốt vào tháng 12/2014, với
sự giúp đỡ của Liên Hiệp Quốc, sau gần hai tháng trốn trong một khu rừng
rậm thuộc tỉnh Rattanakiri.
Trong những năm gần đây, nhiều người Thượng sống ở Tây Nguyên đã vượt biên sang Cam Bốt để tránh nạn kỳ thị. Nhiều người trong số này theo đạo Tin Lành, trong khi chính quyền cộng sản Việt Nam vốn kiểm soát chặt chẽ các tôn giáo.
Chhay Thi, một nhà tranh đấu ở Rattanakiri, thuộc nhóm nhân quyền Adhoc nói với AFP là có năm người Thượng đã đến Cam Bốt ngày 3/1, và chín người khác trong đó có ba trẻ em, đã vượt qua biên giới vào thứ Bảy 17/1. Ông cho biết: « Họ đang trốn trong rừng sâu để tránh bị chính quyền Cam Bốt bắt giữ, và mong muốn được Liên Hiệp Quốc giúp đỡ. Họ nói rằng phải trốn khỏi Việt Nam vì chính quyền siết chặt tự do và quyền được hành đạo ».
Ông Thi nói thêm, tổ chức của ông đã thông báo cho cơ quan Liên Hiệp Quốc phụ trách vấn đề người tị nạn về nhóm người Thượng trên, hiện đang gặp rất nhiều khó khăn khi sống trong rừng.
Hãng tin Pháp nhắc lại sự kiện năm 2001 Việt Nam đã cho lực lượng dập tắt cuộc nổi dậy ở Tây Nguyên, sau đó nhiều người Thượng đã trốn ra nước ngoài. Hà Nội thường xuyên đòi hỏi Cam Bốt phải giao trả những người vượt biên sang.
Tại Phnom Penh hôm nay, phát ngôn viên Bộ Nội vụ Cam Bốt, Khieu Sopheak gọi nhóm người đang lẩn trốn trong rừng là « người nhập cư bất hợp pháp ». Ông tuyên bố : « Chúng tôi không tin họ là những người Thượng, nhưng biết rằng đó là một số người nhập cư bất hợp pháp. Chưa thẩm vấn được họ thì chúng tôi chưa thể khẳng định họ có phải là người Thượng theo đạo Tin Lành hay không ».
Tháng 5/2011, hàng ngàn người H’Mông đã tập trung lại ở một vùng cao Tây Bắc để chờ đợi « Vua H’Mông » xuất hiện. Cuộc tụ tập này đã bị chính quyền giải tán trong những tình huống đến nay vẫn chưa rõ ràng. Khoảng vài chục người bị bắt, vì bị cho là âm mưu ly khai lật đổ chính phủ.
Trong những năm gần đây, nhiều người Thượng sống ở Tây Nguyên đã vượt biên sang Cam Bốt để tránh nạn kỳ thị. Nhiều người trong số này theo đạo Tin Lành, trong khi chính quyền cộng sản Việt Nam vốn kiểm soát chặt chẽ các tôn giáo.
Chhay Thi, một nhà tranh đấu ở Rattanakiri, thuộc nhóm nhân quyền Adhoc nói với AFP là có năm người Thượng đã đến Cam Bốt ngày 3/1, và chín người khác trong đó có ba trẻ em, đã vượt qua biên giới vào thứ Bảy 17/1. Ông cho biết: « Họ đang trốn trong rừng sâu để tránh bị chính quyền Cam Bốt bắt giữ, và mong muốn được Liên Hiệp Quốc giúp đỡ. Họ nói rằng phải trốn khỏi Việt Nam vì chính quyền siết chặt tự do và quyền được hành đạo ».
Ông Thi nói thêm, tổ chức của ông đã thông báo cho cơ quan Liên Hiệp Quốc phụ trách vấn đề người tị nạn về nhóm người Thượng trên, hiện đang gặp rất nhiều khó khăn khi sống trong rừng.
Hãng tin Pháp nhắc lại sự kiện năm 2001 Việt Nam đã cho lực lượng dập tắt cuộc nổi dậy ở Tây Nguyên, sau đó nhiều người Thượng đã trốn ra nước ngoài. Hà Nội thường xuyên đòi hỏi Cam Bốt phải giao trả những người vượt biên sang.
Tại Phnom Penh hôm nay, phát ngôn viên Bộ Nội vụ Cam Bốt, Khieu Sopheak gọi nhóm người đang lẩn trốn trong rừng là « người nhập cư bất hợp pháp ». Ông tuyên bố : « Chúng tôi không tin họ là những người Thượng, nhưng biết rằng đó là một số người nhập cư bất hợp pháp. Chưa thẩm vấn được họ thì chúng tôi chưa thể khẳng định họ có phải là người Thượng theo đạo Tin Lành hay không ».
Tháng 5/2011, hàng ngàn người H’Mông đã tập trung lại ở một vùng cao Tây Bắc để chờ đợi « Vua H’Mông » xuất hiện. Cuộc tụ tập này đã bị chính quyền giải tán trong những tình huống đến nay vẫn chưa rõ ràng. Khoảng vài chục người bị bắt, vì bị cho là âm mưu ly khai lật đổ chính phủ.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150120-14-nguoi-thuong-viet-nam-tron-trong-rung-cam-bot/
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.