Bài đăng : Thứ năm 26 Tháng Mười Hai 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ năm 26 Tháng Mười Hai 2013
Thủ
tướng thuộc đảng Hồi giáo bảo thủ, ông Recep Tayyip Erdogan tối qua
25/12/2013 đã loan báo cải tổ sâu rộng chính phủ với hy vọng chấm dứt
tai tiếng từ các xì-căng-đan tham nhũng chưa từng thấy tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Có đến 10/20 Bộ trưởng bị thay thế, sau khi ba Bộ trưởng đã từ chức
trong khuôn khổ cuộc điều tra tham nhũng.
Từ Istanbul, thông tín viên Jérôme Bastion của RFI cho biết thêm chi tiết :
« Ông Erdogan muốn giới hạn ở việc thay thế ba Bộ trưởng đã từ chức của các Bộ Kinh tế, Nội vụ và Quy hoạch Đô thị &Môi trường, và nếu cần thiết thì thêm ba vị đang tranh cử địa phương của các Bộ Tư pháp, Gia đình và Giao thông &Thông tin.
Sau đó Thủ tướng đã buộc lòng phải thay thế thêm các Bộ trưởng khác sau nhiều cuộc thương lượng vì một lý do đơn giản : cho dù hiện không nằm trong phạm vi cuộc điều tra tham nhũng, họ không phải là không bị điều tiếng. Đầu tiên là Bộ trưởng phụ trách vấn đề châu Âu - một người thân cận với ông Erdogan, và các Bộ trưởng Thể thao, Bộ trưởng Khoa học & Công nghiệp.
Rốt cuộc đây là một nội các khẩn cấp được chọn ra, với hai chức vụ chủ chốt cho triển vọng bầu cử tương lai : Bekir Bozdag - một cột trụ của chính phủ nắm Bộ Tư pháp, còn Bộ Nội vụ được giao cho Efkan Ala, một cố vấn thân cận.
Các nhà bình luận nhấn mạnh sự kiện việc cải tổ nội các diễn ra rất trễ tràng so với các chỉ trích lâu nay về tham nhũng. Việc cải tổ chính phủ được tiến hành dưới áp lực, qua thương lượng với quy mô rộng rãi hơn dự kiến, chủ yếu gồm những người chưa có kinh nghiệm.
Tóm lại, Thủ tướng gần như buộc lòng phải làm điều này. Nói một cách khác, ông Erdogan không còn hoàn toàn làm chủ được tình hình. Từ nay ông là một Thủ tướng bị nhiều chi phối ».
« Ông Erdogan muốn giới hạn ở việc thay thế ba Bộ trưởng đã từ chức của các Bộ Kinh tế, Nội vụ và Quy hoạch Đô thị &Môi trường, và nếu cần thiết thì thêm ba vị đang tranh cử địa phương của các Bộ Tư pháp, Gia đình và Giao thông &Thông tin.
Sau đó Thủ tướng đã buộc lòng phải thay thế thêm các Bộ trưởng khác sau nhiều cuộc thương lượng vì một lý do đơn giản : cho dù hiện không nằm trong phạm vi cuộc điều tra tham nhũng, họ không phải là không bị điều tiếng. Đầu tiên là Bộ trưởng phụ trách vấn đề châu Âu - một người thân cận với ông Erdogan, và các Bộ trưởng Thể thao, Bộ trưởng Khoa học & Công nghiệp.
Rốt cuộc đây là một nội các khẩn cấp được chọn ra, với hai chức vụ chủ chốt cho triển vọng bầu cử tương lai : Bekir Bozdag - một cột trụ của chính phủ nắm Bộ Tư pháp, còn Bộ Nội vụ được giao cho Efkan Ala, một cố vấn thân cận.
Các nhà bình luận nhấn mạnh sự kiện việc cải tổ nội các diễn ra rất trễ tràng so với các chỉ trích lâu nay về tham nhũng. Việc cải tổ chính phủ được tiến hành dưới áp lực, qua thương lượng với quy mô rộng rãi hơn dự kiến, chủ yếu gồm những người chưa có kinh nghiệm.
Tóm lại, Thủ tướng gần như buộc lòng phải làm điều này. Nói một cách khác, ông Erdogan không còn hoàn toàn làm chủ được tình hình. Từ nay ông là một Thủ tướng bị nhiều chi phối ».
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.