Bài đăng : Thứ năm 19 Tháng Mười Hai 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ năm 19 Tháng Mười Hai 2013
Đại hội
đồng Liên Hiệp Quốc hôm 18/12/2013 đã lên án Syria vi phạm nhân quyền
trên quy mô lớn, và bày tỏ quan ngại trước các vụ vi phạm ở Iran và Bắc
Triều Tiên, tuy có hoan nghênh những hứa hẹn sẽ cải thiện tình hình của
Tổng thống Iran Hassan Rohani.
Nghị quyết về Iran được thông qua với 86 phiếu thuận, 36 phiếu
chống, 61 vắng mặt. Văn bản về Syria có 127 phiếu thuận, 13 phiếu chống,
47 vắng mặt. Còn nghị quyết về Bắc Triều Tiên được toàn đại hội nhất
trí thông qua không cần phải bỏ phiếu.
Văn bản về Iran bày tỏ sự quan ngại về sự tiếp diễn các vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, nhưng cũng ghi nhận những cam kết của ông Hassan Rohani trong lãnh vực này. Chẳng hạn sẽ loại trừ phân biệt đối xử đối với phụ nữ và người thiểu số, tạo điều kiện cho tự do ngôn luận, tự do chính kiến.
Đại hội đồng hoan nghênh dự định của ông Rohani thực hiện một số các quyền dân sự và khuyến khích Teheran « có những biện pháp cụ thể để đảm bảo những hứa hẹn sẽ được hiện thực hóa với những cải thiện rõ rệt càng sớm càng tốt, và để chính quyền Iran hoàn thành những nghĩa vụ quy định trong luật pháp Iran cũng như quốc tế ».
Hồi tháng 10, đặc sứ Liên Hiệp Quốc phụ trách về nhân quyền tại Iran là Ahmed Shaheed, đã tố cáo Teheran tiến hành 724 vụ hành quyết trong vòng một năm rưỡi, trong đó có mấy chục vụ từ khi ông Hassan Rohani đắc cử vào tháng Sáu.
Đối với Syria, các nghị quyết lên án đã trở thành chuyện thường niên từ khi cuộc nội chiến bắt đầu vào năm 2011. Nghị quyết bày tỏ sự phẫn nộ trước sự leo thang của cuộc chiến đã kéo dài 33 tháng qua với số người chết ngày nhiều, chủ yếu do quân chính phủ Assad. Đại hội đồng mạnh mẽ lên án « các vụ vi phạm nhân quyền và các quyền tự do căn bản trên diện rộng và có hệ thống », cũng như vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở gần Damas hôm 21/8 làm hàng trăm người thiệt mạng.
Còn nghị quyết hàng năm vẫn được đưa ra để lên án các vi phạm nhân quyền ở Bắc Triều Tiên ; trong đó có việc tra tấn, tử hình và các trại cải tạo, được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nhất trí thông qua. Bình Nhưỡng cho rằng nghị quyết này « mang động cơ chính trị ».
Văn bản về Iran bày tỏ sự quan ngại về sự tiếp diễn các vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, nhưng cũng ghi nhận những cam kết của ông Hassan Rohani trong lãnh vực này. Chẳng hạn sẽ loại trừ phân biệt đối xử đối với phụ nữ và người thiểu số, tạo điều kiện cho tự do ngôn luận, tự do chính kiến.
Đại hội đồng hoan nghênh dự định của ông Rohani thực hiện một số các quyền dân sự và khuyến khích Teheran « có những biện pháp cụ thể để đảm bảo những hứa hẹn sẽ được hiện thực hóa với những cải thiện rõ rệt càng sớm càng tốt, và để chính quyền Iran hoàn thành những nghĩa vụ quy định trong luật pháp Iran cũng như quốc tế ».
Hồi tháng 10, đặc sứ Liên Hiệp Quốc phụ trách về nhân quyền tại Iran là Ahmed Shaheed, đã tố cáo Teheran tiến hành 724 vụ hành quyết trong vòng một năm rưỡi, trong đó có mấy chục vụ từ khi ông Hassan Rohani đắc cử vào tháng Sáu.
Đối với Syria, các nghị quyết lên án đã trở thành chuyện thường niên từ khi cuộc nội chiến bắt đầu vào năm 2011. Nghị quyết bày tỏ sự phẫn nộ trước sự leo thang của cuộc chiến đã kéo dài 33 tháng qua với số người chết ngày nhiều, chủ yếu do quân chính phủ Assad. Đại hội đồng mạnh mẽ lên án « các vụ vi phạm nhân quyền và các quyền tự do căn bản trên diện rộng và có hệ thống », cũng như vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở gần Damas hôm 21/8 làm hàng trăm người thiệt mạng.
Còn nghị quyết hàng năm vẫn được đưa ra để lên án các vi phạm nhân quyền ở Bắc Triều Tiên ; trong đó có việc tra tấn, tử hình và các trại cải tạo, được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nhất trí thông qua. Bình Nhưỡng cho rằng nghị quyết này « mang động cơ chính trị ».
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.