Bài đăng : Thứ năm 26 Tháng Mười Hai 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ năm 26 Tháng Mười Hai 2013
Phe đối
lập Bangladesh hôm nay 26/12/2013 lên án chính quyền đã mặc nhiên quản
thúc thủ lãnh phe này tại nhà sau lời kêu gọi xuống đường chống lại cuộc
bầu cử Quốc hội sắp tới, mà quân đội sẽ được huy động đông đảo để bảo
vệ.
Bà Khaleda Zia, lãnh đạo đảng đối lập lớn nhất là đảng
Bangladesh Nationalist Party (BNP), từng là Thủ tướng hai nhiệm kỳ, dự
kiến tổ chức một cuộc biểu tình quy mô ngày 29/12 tại Dacca để tố cáo
cuộc bầu cử ngày 5/1 tới, sẽ bị 21 đảng đối lập tẩy chay.
Phó chủ tịch đảng này, Shamsher Mobin Chowdhury tố cáo, bà Zia coi như đã bị quản thúc tại gia từ hôm qua. Ông nói : « Cảnh sát không cho phép ai đến gặp bà, kể cả các lãnh đạo đảng và cảm tình viên. Đây là một trong những quyết định của chính quyền nhằm ngăn trở cuộc tuần hành vì dân chủ ngày 29/12 ».
Cảnh sát khẳng định muốn « cải thiện » vấn đề an ninh của bà Zia bằng cách gởi lực lượng tăng cường bảo vệ bên ngoài nhà riêng thủ lãnh đối lập, đồng thời xác nhận việc bắt giữ hai lãnh đạo của BNP hôm qua trước nhà bà, nhưng đính chính việc này không phải nhằm cản trở họ gặp thủ lãnh.
Từ nhiều tháng qua, đối lập đòi hỏi thiết lập một chính quyền kỹ trị để giám sát cuộc bầu cử, nhưng Thủ tướng Sheikh Hasina từ chối. Trong bối cảnh căng thẳng đó, quân đội sẽ được triển khai tại ít nhất 59/64 địa phương.
Theo báo chí, có khoảng 50.000 quân nhân sẽ được huy động. Phát ngôn viên quân đội S.M.Asaduzzaman cho biết : « Các quân nhân được triển khai theo yêu cầu của ủy ban bầu cử (…) nhằm đảm bảo một cuộc bỏ phiếu tự do, công bằng và hòa bình ». Đảng BNP lên án việc huy động quân đội, cho rằng như vậy sẽ đưa những người lính đứng về phía đối nghịch với nhân dân và làm tăng thêm căng thẳng.
Năm nay là năm đẫm máu nhất tại Bangladesh kể từ khi giành được độc lập vào năm 1971 với ít nhất 269 người chết. Bạo động nổ ra sau khi một tòa án tuyên án tử hình về các tội phạm chiến tranh từ năm 1971 và trong các cuộc biểu tình chống lại cuộc bầu cử tháng tới. Đa số các vụ bạo động được quy cho các cảm tình viên của Jamaat E Islami, đảng Hồi giáo chủ chốt bị cấm tham gia tranh cử. Tình trạng bạo lực cho thấy sự phân cực ngày càng tăng trong đời sống chính trị nước này.
Hoa Kỳ, Liên hiệp châu Âu và Khối Thịnh vượng chung đã từ chối gởi quan sát viên đến, làm giảm thêm tính khả tín của cuộc bầu cử. Các cuộc thương lượng khẩn cấp được tổ chức dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc để tìm kiếm một thỏa thuận giữa đảng cầm quyền Awami League và BNP đã thất bại, vì thủ lãnh hai đảng luôn căm ghét nhau.
Từ nhiều tuần qua, nền kinh tế Bangladesh phải chịu đựng nhiều cuộc tổng đình công và phong tỏa, ảnh hưởng đến nhiều triệu nông dân nghèo cũng như giai cấp trung lưu của đất nước đứng thứ 8 thế giới về dân số. Các cuộc đình công này làm yếu đi nền kinh tế vốn đã chao đảo sau vụ một xưởng may bị sụp đổ làm hơn một ngàn người thiệt mạng.
Phó chủ tịch đảng này, Shamsher Mobin Chowdhury tố cáo, bà Zia coi như đã bị quản thúc tại gia từ hôm qua. Ông nói : « Cảnh sát không cho phép ai đến gặp bà, kể cả các lãnh đạo đảng và cảm tình viên. Đây là một trong những quyết định của chính quyền nhằm ngăn trở cuộc tuần hành vì dân chủ ngày 29/12 ».
Cảnh sát khẳng định muốn « cải thiện » vấn đề an ninh của bà Zia bằng cách gởi lực lượng tăng cường bảo vệ bên ngoài nhà riêng thủ lãnh đối lập, đồng thời xác nhận việc bắt giữ hai lãnh đạo của BNP hôm qua trước nhà bà, nhưng đính chính việc này không phải nhằm cản trở họ gặp thủ lãnh.
Từ nhiều tháng qua, đối lập đòi hỏi thiết lập một chính quyền kỹ trị để giám sát cuộc bầu cử, nhưng Thủ tướng Sheikh Hasina từ chối. Trong bối cảnh căng thẳng đó, quân đội sẽ được triển khai tại ít nhất 59/64 địa phương.
Theo báo chí, có khoảng 50.000 quân nhân sẽ được huy động. Phát ngôn viên quân đội S.M.Asaduzzaman cho biết : « Các quân nhân được triển khai theo yêu cầu của ủy ban bầu cử (…) nhằm đảm bảo một cuộc bỏ phiếu tự do, công bằng và hòa bình ». Đảng BNP lên án việc huy động quân đội, cho rằng như vậy sẽ đưa những người lính đứng về phía đối nghịch với nhân dân và làm tăng thêm căng thẳng.
Năm nay là năm đẫm máu nhất tại Bangladesh kể từ khi giành được độc lập vào năm 1971 với ít nhất 269 người chết. Bạo động nổ ra sau khi một tòa án tuyên án tử hình về các tội phạm chiến tranh từ năm 1971 và trong các cuộc biểu tình chống lại cuộc bầu cử tháng tới. Đa số các vụ bạo động được quy cho các cảm tình viên của Jamaat E Islami, đảng Hồi giáo chủ chốt bị cấm tham gia tranh cử. Tình trạng bạo lực cho thấy sự phân cực ngày càng tăng trong đời sống chính trị nước này.
Hoa Kỳ, Liên hiệp châu Âu và Khối Thịnh vượng chung đã từ chối gởi quan sát viên đến, làm giảm thêm tính khả tín của cuộc bầu cử. Các cuộc thương lượng khẩn cấp được tổ chức dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc để tìm kiếm một thỏa thuận giữa đảng cầm quyền Awami League và BNP đã thất bại, vì thủ lãnh hai đảng luôn căm ghét nhau.
Từ nhiều tuần qua, nền kinh tế Bangladesh phải chịu đựng nhiều cuộc tổng đình công và phong tỏa, ảnh hưởng đến nhiều triệu nông dân nghèo cũng như giai cấp trung lưu của đất nước đứng thứ 8 thế giới về dân số. Các cuộc đình công này làm yếu đi nền kinh tế vốn đã chao đảo sau vụ một xưởng may bị sụp đổ làm hơn một ngàn người thiệt mạng.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.