Bài đăng : Thứ tư 11 Tháng Mười Hai 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ tư 11 Tháng Mười Hai 2013
Việc
công bố kết quả năm 2012 của cuộc sát hạch Pisa, được tổ chức mỗi ba năm
để đánh giá các học sinh trên thế giới về khả năng đọc và viết, môn
toán và khoa học đã gây ra một làn sóng tự phê bình tại các nước phương
Tây.
Đó là do học sinh Mỹ, Pháp đã bị sụt hạng tại tất cả các môn
khảo sát, riêng Mỹ lại còn kém mức trung bình của các nước trong Tổ chức
Hợp tác Phát triển Kinh tế (OCDE) về môn toán.Trong khi đó, các nước Đông Á nay lại chiếm đa số trong bảng xếp
hạng. Nhưng theo trang mạng Slate.fr, thì có một số điều cần chú ý.
Ba « nước » đứng đầu bảng xếp hạng Pisa, thực ra chỉ là các thành phố. Đó là Thượng Hải, Singapore và Hồng Kông. « Quốc gia » đứng hàng thứ sáu cũng lại là một thành phố : Macao. Đây là những thành phố lớn với những trường học hẳn là tuyệt vời, nhưng nếu đem so sánh với các quốc gia lớn trải rộng về mặt địa lý, theo Slate.fr, thì có phần lập lờ đánh lận con đen.
Vị trí hàng đầu của Thượng Hải trong bảng xếp hạng là một ví dụ cụ thể. Đành rằng Singapore là một quốc gia độc lập, còn Hồng Kông và Macao là các vùng đất tự trị, nhưng tại sao Thượng Hải lại đại diện cho Trung Quốc mà không phải là một địa phương nào khác ?
Tác giả Tom Loveless đã viết cho Brooking Institution như sau: « Trung Quốc có một thỏa thuận đặc biệt với Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế, cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc sát hạch Pisa. Các tỉnh khác đã trải qua cuộc xét nghiệm này vào năm 2009, nhưng chính quyền Trung Quốc chỉ cho phép công bố kết quả của Thượng Hải ».
Như chúng ta đã biết, điều kiện sống tại thủ đô tài chính thế giới này khác hẳn với phần còn lại của Trung Quốc – một đất nước mà 66% trẻ em vẫn đang sống tại nông thôn. Khoảng 23 đến 24 triệu người Thượng Hải chỉ chiếm có 1,7% trong tổng số 1,35 tỉ người Trung Quốc.
Thượng Hải khác với các địa phương khác ở Trung Quốc chỗ nào ? Theo Slate.fr, là một thành phố ngang cấp tỉnh, Thượng Hải xưa nay luôn thu hút những tinh hoa của đất nước. Khoảng 84% học sinh tốt nghiệp trung học ở Thượng Hải vào được đại học, trong khi tỉ lệ này trên toàn quốc là 24%. Và các bậc phụ huynh Thượng Hải luôn đầu tư rất nhiều tiền của để cho con cái đi học thêm ngoài giờ.
Theo Jiang Xuegin, hiệu phó và là giám đốc ban quốc tế của trường trung học liên kết với đại học Bắc Kinh, thì : « Các vị phụ huynh ở Thượng Hải mỗi năm chi ra trung bình 6.000 nhân dân tệ (720 euro) để cho con cái học thêm về môn toán và tiếng Anh. Ngoài ra họ còn bỏ ra khoảng 9.600 nhân dân tệ (1.150 euro) vào các hoạt động ngày cuối tuần, như cho đi học tennis và piano. Trong những năm trung học, chi phí cho việc học thêm lên đến 30.000 nhân dân tệ (3.600 euro), cộng với chi phí về các hoạt động kỹ năng khác là 19.200 nhân dân tệ (2.300 euro) ».
Một gia đình công nhân điển hình không thể nào tự cho phép chi ra một số tiền lớn như thế. Tổng số tiền học thêm và chi cho các khóa kỹ năng của một học sinh trung học Thượng Hải gần 50.000 nhân dân tệ, vượt quá một năm thu nhập của một nhân viên bình thường tại Trung Quốc, hiện nay là 42.000 nhân dân tệ (5.050 euro).
Cho dù vậy, cũng như những năm trước đây, các phương tiện truyền thông đều chạy những tít lớn là học sinh Trung Quốc giỏi hơn học sinh Mỹ. Trong khi đó nhiều tiểu bang Mỹ chỉ mới tham gia cuộc sát hạch này lần đầu, vì có hệ thống giáo dục khác biệt. Một số bang đạt kết quả cao về đọc và viết, nhưng không ai nghĩ đến việc khái quát hóa ra toàn nước Mỹ.
Theo tác giả bài viết, Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế không nên để cho Trung Quốc tiếp tục qua mắt thiên hạ như thế.
Ba « nước » đứng đầu bảng xếp hạng Pisa, thực ra chỉ là các thành phố. Đó là Thượng Hải, Singapore và Hồng Kông. « Quốc gia » đứng hàng thứ sáu cũng lại là một thành phố : Macao. Đây là những thành phố lớn với những trường học hẳn là tuyệt vời, nhưng nếu đem so sánh với các quốc gia lớn trải rộng về mặt địa lý, theo Slate.fr, thì có phần lập lờ đánh lận con đen.
Vị trí hàng đầu của Thượng Hải trong bảng xếp hạng là một ví dụ cụ thể. Đành rằng Singapore là một quốc gia độc lập, còn Hồng Kông và Macao là các vùng đất tự trị, nhưng tại sao Thượng Hải lại đại diện cho Trung Quốc mà không phải là một địa phương nào khác ?
Tác giả Tom Loveless đã viết cho Brooking Institution như sau: « Trung Quốc có một thỏa thuận đặc biệt với Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế, cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc sát hạch Pisa. Các tỉnh khác đã trải qua cuộc xét nghiệm này vào năm 2009, nhưng chính quyền Trung Quốc chỉ cho phép công bố kết quả của Thượng Hải ».
Như chúng ta đã biết, điều kiện sống tại thủ đô tài chính thế giới này khác hẳn với phần còn lại của Trung Quốc – một đất nước mà 66% trẻ em vẫn đang sống tại nông thôn. Khoảng 23 đến 24 triệu người Thượng Hải chỉ chiếm có 1,7% trong tổng số 1,35 tỉ người Trung Quốc.
Thượng Hải khác với các địa phương khác ở Trung Quốc chỗ nào ? Theo Slate.fr, là một thành phố ngang cấp tỉnh, Thượng Hải xưa nay luôn thu hút những tinh hoa của đất nước. Khoảng 84% học sinh tốt nghiệp trung học ở Thượng Hải vào được đại học, trong khi tỉ lệ này trên toàn quốc là 24%. Và các bậc phụ huynh Thượng Hải luôn đầu tư rất nhiều tiền của để cho con cái đi học thêm ngoài giờ.
Theo Jiang Xuegin, hiệu phó và là giám đốc ban quốc tế của trường trung học liên kết với đại học Bắc Kinh, thì : « Các vị phụ huynh ở Thượng Hải mỗi năm chi ra trung bình 6.000 nhân dân tệ (720 euro) để cho con cái học thêm về môn toán và tiếng Anh. Ngoài ra họ còn bỏ ra khoảng 9.600 nhân dân tệ (1.150 euro) vào các hoạt động ngày cuối tuần, như cho đi học tennis và piano. Trong những năm trung học, chi phí cho việc học thêm lên đến 30.000 nhân dân tệ (3.600 euro), cộng với chi phí về các hoạt động kỹ năng khác là 19.200 nhân dân tệ (2.300 euro) ».
Một gia đình công nhân điển hình không thể nào tự cho phép chi ra một số tiền lớn như thế. Tổng số tiền học thêm và chi cho các khóa kỹ năng của một học sinh trung học Thượng Hải gần 50.000 nhân dân tệ, vượt quá một năm thu nhập của một nhân viên bình thường tại Trung Quốc, hiện nay là 42.000 nhân dân tệ (5.050 euro).
Cho dù vậy, cũng như những năm trước đây, các phương tiện truyền thông đều chạy những tít lớn là học sinh Trung Quốc giỏi hơn học sinh Mỹ. Trong khi đó nhiều tiểu bang Mỹ chỉ mới tham gia cuộc sát hạch này lần đầu, vì có hệ thống giáo dục khác biệt. Một số bang đạt kết quả cao về đọc và viết, nhưng không ai nghĩ đến việc khái quát hóa ra toàn nước Mỹ.
Theo tác giả bài viết, Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế không nên để cho Trung Quốc tiếp tục qua mắt thiên hạ như thế.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.