Bài đăng : Thứ năm 05 Tháng Mười Hai 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ năm 05 Tháng Mười Hai 2013
Hôm nay
05/12/2013, luật gia Lê Hiếu Đằng, Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân
chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra
tuyên bố rời bỏ Đảng Cộng sản.
Người đảng viên hơn 40 tuổi đảng đã từng bị chính quyền Việt
Nam Cộng Hòa kết án tử vì những hoạt động đấu tranh trong thời chiến đầy
gian khổ trước đây. Nay khi đảng Cộng sản đang trên đỉnh cao quyền lực
lại quyết định rời bỏ vì theo ông, đảng bây giờ thực chất là của các tập
đoàn lợi ích, trở thành lực cản và đi ngược lại quyền lợi của lợi ích
dân tộc.
Cũng như lời đề nghị thành lập đảng Dân chủ Xã hội trước đây, tuyên
bố rời bỏ đảng Cộng sản Việt Nam của luật gia Lê Hiếu Đằng một lần nữa
đã gây bão dư luận. Hôm nay trên các mạng xã hội đã có rất nhiều lời bàn
tán về sự kiện này.
Từ giường bệnh tại bệnh viện 115 ở Thành phố Hồ Chí Minh, luật gia Lê
Hiếu Đằng dù đang phải chống chọi với căn bệnh nan y, vẫn cố gắng trả
lời RFI Việt ngữ. Xin quý thính giả vui lòng thông cảm về chất lượng âm
thanh của cuộc phỏng vấn.
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Trong bài viết khi nằm trên giường bệnh, về việc bỏ đảng có một thời
gian tôi chưa làm được, bây giờ phải làm. Đó là hệ quả tất yếu thôi.
Còn lý do bỏ đảng là vì bây giờ đảng không còn như thời kỳ giải phóng
dân tộc nữa, mà trở thành một nhóm lợi ích đặt quyền lợi của gia đình,
của cá nhân lên trên, chứ không phải quyền lợi của đất nước, của Tổ
quốc. Đảng trở thành sức cản cho sự phát triển của đất nước, tiền của
của dân bị lãng phí không biết bao nhiêu.
Điều làm tôi đau lòng nhất là người dân mất đất, mất ruộng, phải ly hương, ly tán, trong khi họ là những người chịu hy sinh rất nhiều trong chiến tranh. Thế bây giờ thì ai phản bội ai ? Rõ ràng là các ông ấy phản bội nông dân, phản bội dân tộc Việt Nam. Nói chung là phản bội lại những gì đã hứa hẹn trước kia.
Khi tôi vào đảng, tôi hy vọng là sau khi giải phóng dân tộc rồi thì sẽ xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn. Nhưng bây giờ chế độ lại tồi tệ hơn xưa, mọi thứ đều xuống cấp, từ giáo dục, y tế cho đến đạo đức con người. Đảng Cộng sản trở thành sức cản của đất nước, của dân tộc, mà thực chất đây chỉ là tập đoàn lợi ích thôi. Thành ra tôi nghĩ phải từ bỏ, vì nếu là thành viên của đảng dù sao cũng là trách nhiệm. Trở thành một người công dân tự do để đấu tranh.
Chứ còn chủ nghĩa xã hội thì nó đã tanh bành ở Liên Xô rồi, nước nào người ta cũng đã từ bỏ…
RFI : Thưa anh, anh có nuối tiếc khi từ bỏ một tổ chức mà mình đã cống hiến bao nhiêu năm tuổi thanh xuân không ?
Tất nhiên là mình cũng thấy tiếc, nhưng không thể nào không từ bỏ được vì nó trở thành xấu xa. Chứ nếu vẫn còn là thành viên thì mình phải có trách nhiệm, vì vậy thôi bây giờ rút ra để mình trở thành công dân tự do; để đấu tranh cho chủ quyền, dân chủ, bảo vệ môi trường.
Đó là ba yếu tố thực chất vì con người, chứ còn chủ nghĩa xã hội cuối thế kỷ này như thế nào thì ai cũng biết. Trong khi con cái mấy ông (lãnh đạo) đi các nước tư bản, mấy ông lại bắt cả dân tộc phải đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là một con đường hiện nay chẳng có lối ra, và ngay trên quê hương sinh ra nó người ta đã chối từ, đã phủ nhận.
RFI : Còn những đảng viên khác thì sao, và anh có nhắn nhủ gì với những người đang đấu tranh cho dân chủ không ?
Nhiều đảng viên người ta cũng thất vọng. Nhiều người trong đảng cũng rất tâm huyết, nhưng vì lý do gia đình hoặc những lý do khác…Tôi nghĩ nếu ai cũng vì lý do gia đình, vì lợi ích cá nhân mà không đặt lợi ích đất nước lên trên thì đất nước này sẽ đi về đâu ?
Do đó tôi hy vọng sau khi tôi từ bỏ đảng, thì những người khác cũng sẽ hưởng ứng.
RFI : Không chỉ trong đối nội, có lẽ cũng có những thất vọng về đối ngoại, như cách đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông ?
Đúng vậy. Chính sách của ta nó nhu nhược, nói cách khác là hèn yếu trước sự hung hãn của bọn bành trướng Bắc Kinh. Thật ra nguy hiểm nhất là hiện nay Trung Quốc đã tràn lan khắp nơi, điển hình là ở huyện Kỳ Anh ở Nghệ An. Biển Đông thì còn lúc này lúc kia, chứ còn trên đất liền có biết bao nhiêu là nhân viên quân sự cũng như dân sự Trung Quốc. Tội lỗi là tại sao lại để cho tình hình xảy ra như thế.
Tôi nhắc lại, tôi từ bỏ để không còn là thành viên có trách nhiệm, là một đảng viên của đảng nữa, mà trở thành một công dân tự do. Khi ra khỏi đảng, tôi được tự do đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ; bảo vệ nhân quyền và dân quyền ; bảo vệ môi trường. Đó là những vấn đề thiết thực cho con người, vì con người đối với người Việt, chứ còn cái thứ chủ nghĩa xã hội rất là mơ hồ.
RFI : Tức là dù đang trên giường bệnh, nhưng anh vẫn bức xúc khi cả dân tộc phải đi theo một chủ nghĩa mà tương lai có vẻ vẫn còn mù mịt ?
Đúng rồi, một tương lai mù mịt, chẳng đi đến đâu cả.
Điều làm tôi đau lòng nhất là người dân mất đất, mất ruộng, phải ly hương, ly tán, trong khi họ là những người chịu hy sinh rất nhiều trong chiến tranh. Thế bây giờ thì ai phản bội ai ? Rõ ràng là các ông ấy phản bội nông dân, phản bội dân tộc Việt Nam. Nói chung là phản bội lại những gì đã hứa hẹn trước kia.
Khi tôi vào đảng, tôi hy vọng là sau khi giải phóng dân tộc rồi thì sẽ xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn. Nhưng bây giờ chế độ lại tồi tệ hơn xưa, mọi thứ đều xuống cấp, từ giáo dục, y tế cho đến đạo đức con người. Đảng Cộng sản trở thành sức cản của đất nước, của dân tộc, mà thực chất đây chỉ là tập đoàn lợi ích thôi. Thành ra tôi nghĩ phải từ bỏ, vì nếu là thành viên của đảng dù sao cũng là trách nhiệm. Trở thành một người công dân tự do để đấu tranh.
Chứ còn chủ nghĩa xã hội thì nó đã tanh bành ở Liên Xô rồi, nước nào người ta cũng đã từ bỏ…
RFI : Thưa anh, anh có nuối tiếc khi từ bỏ một tổ chức mà mình đã cống hiến bao nhiêu năm tuổi thanh xuân không ?
Tất nhiên là mình cũng thấy tiếc, nhưng không thể nào không từ bỏ được vì nó trở thành xấu xa. Chứ nếu vẫn còn là thành viên thì mình phải có trách nhiệm, vì vậy thôi bây giờ rút ra để mình trở thành công dân tự do; để đấu tranh cho chủ quyền, dân chủ, bảo vệ môi trường.
Đó là ba yếu tố thực chất vì con người, chứ còn chủ nghĩa xã hội cuối thế kỷ này như thế nào thì ai cũng biết. Trong khi con cái mấy ông (lãnh đạo) đi các nước tư bản, mấy ông lại bắt cả dân tộc phải đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là một con đường hiện nay chẳng có lối ra, và ngay trên quê hương sinh ra nó người ta đã chối từ, đã phủ nhận.
RFI : Còn những đảng viên khác thì sao, và anh có nhắn nhủ gì với những người đang đấu tranh cho dân chủ không ?
Nhiều đảng viên người ta cũng thất vọng. Nhiều người trong đảng cũng rất tâm huyết, nhưng vì lý do gia đình hoặc những lý do khác…Tôi nghĩ nếu ai cũng vì lý do gia đình, vì lợi ích cá nhân mà không đặt lợi ích đất nước lên trên thì đất nước này sẽ đi về đâu ?
Do đó tôi hy vọng sau khi tôi từ bỏ đảng, thì những người khác cũng sẽ hưởng ứng.
RFI : Không chỉ trong đối nội, có lẽ cũng có những thất vọng về đối ngoại, như cách đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông ?
Đúng vậy. Chính sách của ta nó nhu nhược, nói cách khác là hèn yếu trước sự hung hãn của bọn bành trướng Bắc Kinh. Thật ra nguy hiểm nhất là hiện nay Trung Quốc đã tràn lan khắp nơi, điển hình là ở huyện Kỳ Anh ở Nghệ An. Biển Đông thì còn lúc này lúc kia, chứ còn trên đất liền có biết bao nhiêu là nhân viên quân sự cũng như dân sự Trung Quốc. Tội lỗi là tại sao lại để cho tình hình xảy ra như thế.
Tôi nhắc lại, tôi từ bỏ để không còn là thành viên có trách nhiệm, là một đảng viên của đảng nữa, mà trở thành một công dân tự do. Khi ra khỏi đảng, tôi được tự do đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ; bảo vệ nhân quyền và dân quyền ; bảo vệ môi trường. Đó là những vấn đề thiết thực cho con người, vì con người đối với người Việt, chứ còn cái thứ chủ nghĩa xã hội rất là mơ hồ.
RFI : Tức là dù đang trên giường bệnh, nhưng anh vẫn bức xúc khi cả dân tộc phải đi theo một chủ nghĩa mà tương lai có vẻ vẫn còn mù mịt ?
Đúng rồi, một tương lai mù mịt, chẳng đi đến đâu cả.
RFI : RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn luật gia Lê Hiếu Đằng, kính chúc luật gia sức khỏe.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.