Bài đăng : Thứ sáu 01 Tháng Ba 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 01 Tháng Ba 2013
Sáu dân
làng tại Quảng Đông bị bắt sau khi đụng độ với tay chân của chính quyền
địa phương, trong các cuộc biểu tình từ một tuần qua chống lại việc bán
đất. Trang web của đài Châu Á Tự do ngày 01/03/2013 cho biết như trên.
Những người biểu tình đã chiếm giữ làng Shangpu từ ngày
22/02/2013 để phản đối việc cán bộ bán đất, mà họ cho là nhằm tham
nhũng. Một người dân cho AFP biết : « Cả hai phe đều đang lâm vào ngõ cụt, nhưng không còn các vụ xô xát nữa. Công an đã đặt rào cản trên các đường phố ».
Việc tịch thu đất đai là nguyên nhân chủ yếu của các cuộc nổi dậy chống lại chính quyền ở Trung Quốc, đất nước đang nhanh chóng đô thị hóa. Trong lúc chỉ còn bốn ngày nữa là khai mạc kỳ họp của Quốc hội Trung Quốc, vụ này khiến người ta liên tưởng đến vụ Ô Khảm trước đây.
Vào tháng 9/2011, dân làng Ô Khảm đã biểu tình liên tục để chống việc trưng thu đất. Hai tháng sau đó, cái chết của một trong những người lãnh đạo phong trào bị bắt giữ đã khiến dân làng nổi loạn chống lại chính quyền địa phương, đối đầu với lực lượng an ninh trong hơn một tuần lễ. Cuối cùng chính quyền đã nhượng bộ trước các yêu sách của người dân, cho phép tự bầu ra các lãnh đạo mới của làng và hứa sẽ tiến hành điều tra việc tịch thu đất.
Các vụ đụng độ giữa nông dân bị cưỡng chế đất đai và những người đại diện chính quyền địa phương hay bọn « xã hội đen » do các nhà đầu cơ thuê mướn, thường biến thành bạo động. Tiền đền bù nếu có thường không đủ cho người dân tái định cư và mưu sinh.
Việc tịch thu đất đai là nguyên nhân chủ yếu của các cuộc nổi dậy chống lại chính quyền ở Trung Quốc, đất nước đang nhanh chóng đô thị hóa. Trong lúc chỉ còn bốn ngày nữa là khai mạc kỳ họp của Quốc hội Trung Quốc, vụ này khiến người ta liên tưởng đến vụ Ô Khảm trước đây.
Vào tháng 9/2011, dân làng Ô Khảm đã biểu tình liên tục để chống việc trưng thu đất. Hai tháng sau đó, cái chết của một trong những người lãnh đạo phong trào bị bắt giữ đã khiến dân làng nổi loạn chống lại chính quyền địa phương, đối đầu với lực lượng an ninh trong hơn một tuần lễ. Cuối cùng chính quyền đã nhượng bộ trước các yêu sách của người dân, cho phép tự bầu ra các lãnh đạo mới của làng và hứa sẽ tiến hành điều tra việc tịch thu đất.
Các vụ đụng độ giữa nông dân bị cưỡng chế đất đai và những người đại diện chính quyền địa phương hay bọn « xã hội đen » do các nhà đầu cơ thuê mướn, thường biến thành bạo động. Tiền đền bù nếu có thường không đủ cho người dân tái định cư và mưu sinh.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.