Bài đăng : Thứ sáu 22 Tháng Ba 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 22 Tháng Ba 2013
Chypre bị Nga bỏ rơi, không còn cách nào khác là thuyết phục châu Âu chấp nhận « kế hoạch B
» mà Quốc hội nước này thông qua chiều nay 22/03/2013. Nếu không thành
công, thứ Hai tới? các ngân hàng Chypre sẽ phá sản, dẫn đến các hậu quả
tiêu cực cho khu vực đồng euro.
Phiên họp đặc biệt của Quốc hội Chypre được dời lại vào chiều
nay vì phải chờ ủy ban tài chính xem xét lại các dự án luật nhằm huy
động hàng tỉ euro. Từ nay cho đến thứ Hai, Chypre phải giới thiệu với
các đối tác một kế hoạch tài chính 7 tỉ euro. Đây là điều kiện để được
châu Âu cho vay 10 tỉ euro, tránh cho các ngân hàng và nền kinh tế khỏi
sụp đổ.
« Kế hoạch B » do tổng thống Chypre Nicos Anastasiades và các chính khách nước này đưa ra hiện vẫn còn mơ hồ. Kế hoạch này dự kiến thành lập một quỹ tương trợ, và các quy định hạn chế luân chuyển vốn. Quỹ tương trợ này chủ yếu huy động tiền từ các quỹ hưu trí của công nhân viên, và cũng có thể từ việc khai thác nguồn khí đốt phát hiện được ngoài khơi.
Khả năng có được sự hỗ trợ của Nga để cứu vãn nền kinh tế nay đã đóng lại. Sau hai ngày thương lượng, Matxcơva cho biết không hào hứng với các đề nghị của Chypre : Thành lập một công ty công tập họp các tích sản của các mỏ khí và đề nghị các nhà đầu tư Nga góp vốn, cũng như đầu tư vào các ngân hàng Chypre.
Nga có quyền lợi kinh tế quan trọng tại Chypre. Tiền gởi của Nga tại các ngân hàng Chypre lên đến hơn 20 tỉ đô la, và Matxcơva vào năm 2011 đã cho Chypre vay 2,5 tỉ euro. Tuy nhiên bộ trưởng Tài chính Nga cho biết không có ý định cho vay thêm. Thủ tướng Nga Dimitri Medvedev tuyên bố việc hỗ trợ chỉ có thể thực hiện một khi Chypre có được thỏa thuận cụ thể với Liên Hiệp Châu Âu. Theo nhà kinh tế Ivan Tchakarov của Renaissance Capital, Nga đã đưa quả bóng sang phần sân của châu Âu.
Về phía Liên Hiệp Châu Âu và các nước khu vực đồng euro, trong đó Chypre đã trở thành thành viên vào năm 2004 và 2008, quan ngại càng tăng lên khi thời hạn do Ngân hàng Trung ương châu Âu (BCE) ấn định là ngày thứ Hai 25/3 tới đang đến rất gần.
Chủ tịch Eurogroup Jeroen Dijsselbloem cho biết sẵn sàng thảo luận các đề nghị mới của Nicosie « càng nhanh càng tốt ». Một hội nghị mới sẽ được tổ chức vào Chủ nhật 24/3 tại Bruxelles. Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaüble thì cho rằng khó thể chấp nhận việc sử dụng quỹ hưu bổng, và một viên chức thuộc đảng của bà Angela Merkel đánh giá Chypre đang « đùa với lửa ».
Nếu không tìm được sự đồng thuận từ nay cho đến thứ Hai, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã báo trước là sẽ cắt nguồn cung tiền khẩn cấp cho các ngân hàng không có khả năng chi trả. Các ngân hàng đóng cửa kéo dài từ ngày 16/3 cho đến thứ Ba 26/3 tới, làm tê liệt nền kinh tế đất nước. Đây là một biện pháp hiếm khi được áp dụng kể từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
« Kế hoạch B » do tổng thống Chypre Nicos Anastasiades và các chính khách nước này đưa ra hiện vẫn còn mơ hồ. Kế hoạch này dự kiến thành lập một quỹ tương trợ, và các quy định hạn chế luân chuyển vốn. Quỹ tương trợ này chủ yếu huy động tiền từ các quỹ hưu trí của công nhân viên, và cũng có thể từ việc khai thác nguồn khí đốt phát hiện được ngoài khơi.
Khả năng có được sự hỗ trợ của Nga để cứu vãn nền kinh tế nay đã đóng lại. Sau hai ngày thương lượng, Matxcơva cho biết không hào hứng với các đề nghị của Chypre : Thành lập một công ty công tập họp các tích sản của các mỏ khí và đề nghị các nhà đầu tư Nga góp vốn, cũng như đầu tư vào các ngân hàng Chypre.
Nga có quyền lợi kinh tế quan trọng tại Chypre. Tiền gởi của Nga tại các ngân hàng Chypre lên đến hơn 20 tỉ đô la, và Matxcơva vào năm 2011 đã cho Chypre vay 2,5 tỉ euro. Tuy nhiên bộ trưởng Tài chính Nga cho biết không có ý định cho vay thêm. Thủ tướng Nga Dimitri Medvedev tuyên bố việc hỗ trợ chỉ có thể thực hiện một khi Chypre có được thỏa thuận cụ thể với Liên Hiệp Châu Âu. Theo nhà kinh tế Ivan Tchakarov của Renaissance Capital, Nga đã đưa quả bóng sang phần sân của châu Âu.
Về phía Liên Hiệp Châu Âu và các nước khu vực đồng euro, trong đó Chypre đã trở thành thành viên vào năm 2004 và 2008, quan ngại càng tăng lên khi thời hạn do Ngân hàng Trung ương châu Âu (BCE) ấn định là ngày thứ Hai 25/3 tới đang đến rất gần.
Chủ tịch Eurogroup Jeroen Dijsselbloem cho biết sẵn sàng thảo luận các đề nghị mới của Nicosie « càng nhanh càng tốt ». Một hội nghị mới sẽ được tổ chức vào Chủ nhật 24/3 tại Bruxelles. Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaüble thì cho rằng khó thể chấp nhận việc sử dụng quỹ hưu bổng, và một viên chức thuộc đảng của bà Angela Merkel đánh giá Chypre đang « đùa với lửa ».
Nếu không tìm được sự đồng thuận từ nay cho đến thứ Hai, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã báo trước là sẽ cắt nguồn cung tiền khẩn cấp cho các ngân hàng không có khả năng chi trả. Các ngân hàng đóng cửa kéo dài từ ngày 16/3 cho đến thứ Ba 26/3 tới, làm tê liệt nền kinh tế đất nước. Đây là một biện pháp hiếm khi được áp dụng kể từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.