Bài đăng : Thứ sáu 01 Tháng Ba 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 01 Tháng Ba 2013
Những vụ đụng độ mới hôm nay 01/03/2013 lại xảy ra tại Bangladesh, sau các vụ bạo động hôm qua, được xem là một ngày đẫm máu nhất kể từ bốn thập kỷ qua tại nước này. Nguyên nhân là từ việc kết án tử hình một lãnh tụ Hồi giáo về các tội ác trong cuộc chiến giành độc lập năm 1971.
Giám đốc cảnh sát địa phương cho AFP biết hai người đã bị chết
trong các vụ bạo động giữa hàng trăm người biểu tình ủng hộ chính phủ và
các ủng hộ viên Jamaat E Islami, đảng Hồi giáo lớn nhất tại Bangladesh.
An ninh đã được tăng cường, hàng ngàn quân nhân biên phòng đã được
triển khai tại các thành phố lớn, trước buổi lễ cầu nguyện hàng tuần vào
thứ Sáu. Nhiều cuộc biểu tình đã bị cấm và đền thờ Hồi giáo lớn nhất
nước đã cho đóng một số lối vào.
Việc “Tòa án tội phạm quốc tế” (ICT) của Bangladesh ngày 28/02/2013 kết án Delwar Hossain Sayedee, Phó chủ tịch đảng Jamaat, đã gây phẫn nộ cho những người ủng hộ đảng này. Bị cáo tuổi thất tuần bị cáo buộc 8 tội danh, trong đó có sát nhân, hãm hiếp và cưỡng bức người Ấn giáo cải đạo sang Hồi giáo, trong cuộc chiến tranh giữa Bangladesh và Pakistan năm 1971 – lúc đó Bangladesh chỉ là một tỉnh của Pakistan.
Kể từ khi bản án đầu tiên được tuyên ngày 21/01/2013 đến nay, các vụ đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh đã làm cho 53 người chết, trong đó có 5 cảnh sát, và 300 người bị thương, theo như báo cáo của cảnh sát 15 quận. Hiệp hội bảo vệ nhân quyền Ain O Salish Kendra nhận định, đây là các vụ bạo động chính trị đẫm máu nhất từ khi Bangladesh giành được độc lập. Jamaat khẳng định 50 ủng hộ viên “vô tội” đã bị cảnh sát bắn chết, trong khi theo hiệp hội trên thì những người Hồi giáo đã tấn công “khủng bố” vào cảnh sát.
Delwar Hossain Sayedee, thuộc lực lượng dân quân ủng hộ Pakistan, là người thứ ba bị ICT kết án. Dù mang tên “Tòa án tội phạm quốc tế”, nhưng tòa án này không hề đặt dưới sự giám sát của định chế quốc tế nào. Phe đối lập tố cáo là chính quyền đã thành lập ICT vì mục đính chính trị. Còn phía chính phủ khẳng định các phiên tòa này là cần thiết để hàn gắn vết thương của cuộc chiến giành độc lập.
Vào đầu tháng Hai, tòa án đã kết án chung thân Abdul Quader Molla, nhân vật số bốn của đảng Hồi giáo trên. Bản án này gây ra các vụ bạo động làm 16 người chết, nhưng cũng làm một bộ phận dân chúng phẫn nội vì cho rằng án tử mới thích đáng.
Một nhóm điều tra tư nhân đã nhận diện được 1.175 người, trong đó có các tướng lãnh Pakistan và những người Hồi giáo liên minh với Islamabab vào thời đó, bị nghi ngờ là đã phạm nhiều tội ác trong cuộc chiến 1971 đã làm cho hàng trăm ngàn người chết.
Việc “Tòa án tội phạm quốc tế” (ICT) của Bangladesh ngày 28/02/2013 kết án Delwar Hossain Sayedee, Phó chủ tịch đảng Jamaat, đã gây phẫn nộ cho những người ủng hộ đảng này. Bị cáo tuổi thất tuần bị cáo buộc 8 tội danh, trong đó có sát nhân, hãm hiếp và cưỡng bức người Ấn giáo cải đạo sang Hồi giáo, trong cuộc chiến tranh giữa Bangladesh và Pakistan năm 1971 – lúc đó Bangladesh chỉ là một tỉnh của Pakistan.
Kể từ khi bản án đầu tiên được tuyên ngày 21/01/2013 đến nay, các vụ đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh đã làm cho 53 người chết, trong đó có 5 cảnh sát, và 300 người bị thương, theo như báo cáo của cảnh sát 15 quận. Hiệp hội bảo vệ nhân quyền Ain O Salish Kendra nhận định, đây là các vụ bạo động chính trị đẫm máu nhất từ khi Bangladesh giành được độc lập. Jamaat khẳng định 50 ủng hộ viên “vô tội” đã bị cảnh sát bắn chết, trong khi theo hiệp hội trên thì những người Hồi giáo đã tấn công “khủng bố” vào cảnh sát.
Delwar Hossain Sayedee, thuộc lực lượng dân quân ủng hộ Pakistan, là người thứ ba bị ICT kết án. Dù mang tên “Tòa án tội phạm quốc tế”, nhưng tòa án này không hề đặt dưới sự giám sát của định chế quốc tế nào. Phe đối lập tố cáo là chính quyền đã thành lập ICT vì mục đính chính trị. Còn phía chính phủ khẳng định các phiên tòa này là cần thiết để hàn gắn vết thương của cuộc chiến giành độc lập.
Vào đầu tháng Hai, tòa án đã kết án chung thân Abdul Quader Molla, nhân vật số bốn của đảng Hồi giáo trên. Bản án này gây ra các vụ bạo động làm 16 người chết, nhưng cũng làm một bộ phận dân chúng phẫn nội vì cho rằng án tử mới thích đáng.
Một nhóm điều tra tư nhân đã nhận diện được 1.175 người, trong đó có các tướng lãnh Pakistan và những người Hồi giáo liên minh với Islamabab vào thời đó, bị nghi ngờ là đã phạm nhiều tội ác trong cuộc chiến 1971 đã làm cho hàng trăm ngàn người chết.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.