Thanh niên Trữ Ba biểu tình chống nhà máy ô nhiễm, 28/10/12. |
(Le
Point 29/10/2012) Chính quyền Trung Quốc vừa từ bỏ dự án một nhà máy gây ô
nhiễm, dưới áp lực của công luận. Một chiến thắng có thể dẫn đến nhiều cuộc
chiến mới.
Đó là một sự kiện mang tính biểu tượng cao vừa diễn ra tại
thành phố cảng Trữ Ba (Ningbo). Lần thứ ba trong vòng bốn tháng, những người
biểu tình chống lại các nhà máy ô nhiễm đã thắng cuộc.
Dự án của Sinopec, tập đoàn dầu khí Trung Quốc, nhằm xây
dựng một nhà máy sản xuất paraxylène, một chất phái sinh trong công nghiệp hóa
dầu, được sử dụng trong việc sản xuất các chai nhựa. Nhưng nhiều người dân bắt
đầu biểu tình từ tuần qua tại Trấn Hải (Zhenhai), địa điểm dự định đặt nhà máy.
Cảnh giác trước nguy cơ các chất độc hại thải ra từ quy trình sản xuất
paraxylène, họ đòi hỏi phải ngưng dự án trị giá 7 tỉ euro này.
Công an và người biểu tình |
Hôm thứ Bảy 27/10, những người phản kháng đã đến thủ phủ
của Trữ Ba và bắt đầu biểu tình trước trụ sở chính quyền địa phương. Theo các
nhân chứng, ba người tổ chức biểu tình đã bị bắt, và chính quyền đã viện đến
công an vũ trang tăng cường để duy trì trật tự, ném lựu đạn cay. Nhưng phản ứng
này chỉ làm tăng sự giận dữ của người biểu tình, huy động thêm nhiều người khác
tham gia. Hôm Chủ nhật đoàn biểu tình đã có đến mấy ngàn người, cho đến tối thì
chính quyền loan báo sẽ ngưng dự án nhà máy. Tình hình đã hết căng thẳng, nhưng
hàng ngàn người vẫn hiện diện, đòi trả tự do cho ba người bị bắt.
Sự thay hình đổi dạng
Từ hồi tháng Bảy, nhiều ngàn người biểu tình đã xuống đường
phản đối một dự án xử lý rác thải từ một nhà máy bột giấy, cũng ở miền đông
Trung Quốc, và đã giải tán sau khi chính quyền cam kết sẽ từ bỏ dự án. Vài tuần
trước đó tại Thập Phương (Shifang) thuộc tỉnh Tứ Xuyên, một vụ đụng độ đã xảy
ra giữa hàng trăm người biểu tình với công an, vì một dự án nhà máy luyện kim,
và dự án này cũng đã bị ngưng.
Giữa trùng vây... |
Vụ mới xảy ra ở Trữ Ba cho thấy rõ hơn về sự tiến triển
trong lòng xã hội Trung Quốc. Trong ba thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã tiến hành
một sự chuyển đổi kinh tế rất nhanh chóng, dựa trên xuất khẩu và công nghiệp
hóa, giúp quốc gia này đánh bại mọi kỷ lục tăng trưởng (trên 10%/ năm trong hơn
15 năm). Nhưng sự thay hình đổi dạng này phải trả giá bằng môi trường xuống cấp
nghiêm trọng. Hơn 70% nguồn nước và lớp nước bề mặt bị ô nhiễm nặng nề, nhiều
vùng đất không còn có thể canh tác. Tỉnh Chiết Giang mà Trấn Hải trực thuộc,
trước đây nổi tiếng với những cảnh quan tuyệt đẹp, nay là một trong những vùng
công nghiệp hóa bị ô nhiễm nặng.
Điều mà xưa nay được chấp nhận như là định mệnh, nay không
còn như thế nữa. Nhất là đối với thế hệ mới, thế hệ những người con một trong
gia đình, sinh ra trong thập niên 80, rất nhạy cảm với vấn đề ô nhiễm và bảo vệ
thiên nhiên. Tương tự đối với chính quyền trung ương, một ý thức đã phát triển
dần sau tai nạn nhà máy hóa chất khủng khiếp làm ô nhiễm sông Tùng Hoa tháng
12/2005. Vào thời kỳ đó, chính những người Nga sống ở bên kia dòng sông biên
giới này đã lên tiếng báo động.
Hiệu ứng « Vi Bác »
Hình ảnh trên Vi Bác |
Nhưng các công dân xuống đường không thể giành thắng lợi
nếu không có hiệu ứng « Vi Bác », mạng Twitter Trung Quốc giúp lan
truyền thông tin nhanh chóng. Năm 2006, những cuộc biểu tình bạo động của nông
dân cũng đã nổ ra tại tỉnh Chiết Giang. Họ tranh đấu chống lại các nhà máy sản
xuất bình điện đã làm cho đất đai và các nguồn nước trong vùng bị ô nhiễm thủy
ngân, khiến rau quả không thể ăn được và một số trường hợp quái thai đã được
ghi nhận. Nhưng vào thời đó, chính quyền đã ém nhẹm vụ việc. Tất cả những con
đường dẫn đến các làng có biểu tình đều bị phong tỏa trong nhiều tháng, và báo
chí Trung Quốc không nói một lời về sự kiện này.
Lần này thì báo chí cũng im lặng, cho đến khi các tấm ảnh
khá phiền phức do cư dân mạng chụp về
các cuộc biểu tình ở Trữ Ba, bắt đầu lan truyền trên mạng Vi Bác hôm Chủ nhật
28/10. Các tài xế cũng đưa lên mạng những hình ảnh chụp bằng điện thoại di
động, cho thấy nhiều xe tải chở những toán cảnh sát chống bạo động đến Trữ Ba.
Tối Chủ nhật, 300 triệu độc giả trung thành của Vi Bác theo dõi từng giờ một
những diễn tiến của sự kiện, và cuối cùng chính quyền quyết định thông báo trên
trang web là dự án nhà máy đã bị ngưng, để cho thông điệp này được nhanh chóng
truyền đi.
Khát vọng
Báo chí chính thức im lặng? Dân công kênh phóng viên ngoại quốc giúp ghi hình. |
Sáng thứ Hai 30/10, rốt cuộc báo chí chính thức cũng đề cập
đến. Một bài xã luận thú vị đăng trên Nhân dân Nhật báo, tờ báo chính thức của
đảng Cộng sản, nhấn mạnh rằng các viên chức địa phương phải chấm dứt những
« ám ảnh » tăng trưởng công nghiệp, và bây giờ là thời điểm của
« phát triển bền vững ». Về phía Global Times có tiếng là nặng tính
dân tộc chủ nghĩa, đòi hỏi hính quyền phải hành động một cách minh bạch hơn với
việc tham khảo ý kiến dân chúng địa phương để tránh các sự cố tương tự…Tờ báo
nhấn mạnh, xuống đường không phải là giải pháp, « Trong bất cứ trường hợp nào, sự lùi bước của chính quyền địa
phương không thể được xem là chiến thắng của cư dân mạng ».
Blogger Tang Boqing không đồng ý, cho rằng « Vụ Trữ Ba liên quan đến tất cả mọi
người dân Trung Quốc. Nếu hôm nay chúng ta không đấu tranh bảo vệ quyền lợi của
mình, thì dần dà sẽ bị xói mòn ».
Chỉ còn không lâu nữa đến đại hội 18 Đảng Cộng sản, sẽ chuyển giao quyền lực cho thế hệ lãnh đạo mới, chính quyền trung ương đã bỏ qua vụ việc mới này. Đã phải đối mặt với một loạt xì-căng-đan tham nhũng từ hồi đầu năm, do ba khuôn mặt quan trọng nhất của chế độ gây ra (Bạc Hy Lai, Tập Cận Bình và Ôn Gia Bảo), vụ nổi dậy Trữ Ba và các cư dân mạng lao vào vòng chiến đã nhắc nhở, một cung cách quản lý mới đang được tuổi trẻ Trung Quốc khao khát biết chừng nào !
Mời đọc thêm:
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.