Bài đăng : Thứ ba 13 Tháng Mười Một 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ ba 13 Tháng Mười Một 2012
Ở tuổi
90, hiện Đảng Cộng sản Trung Quốc có 82 triệu đảng viên, và mỗi năm lại
có thêm ba triệu người đứng vào hàng ngũ Đảng. Trong một đất nước mà
iPhone đã thay thế cho Sách Đỏ, và nước Pháp về mặt kinh tế còn « cộng
sản hơn là Trung Quốc », người ta có thể ngạc nhiên về sức sống của đảng
cách mạng già nua này. Le Figaro đặt câu hỏi, những đảng viên mới là
ai, và việc là người cộng sản tại Trung Quốc năm 2012 có ý nghĩa gì ?
Về đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, nhật báo Le Figaro dành cả trang báo khổ lớn cho hai bài viết mang tựa đề: « Là người cộng sản tại Trung Quốc năm 2012 » và « Những đảng viên vào Đảng vì tham vọng hơn là vì lý tưởng ».
Theo tờ báo thì cũng như mọi giai cấp, Đảng Cộng sản nước này hoạt động
theo quy luật dành mọi ưu tiên cho nhóm lãnh đạo ở thượng tầng.
Le Figaro nhận xét, Đảng Cộng sản Trung Quốc thường thích khoe khoang là số lượng thành viên của mình còn đông đảo hơn dân số nước Đức. Ở tuổi 90, hiện Đ ảng có 82 triệu đảng viên, và mỗi năm lại có thêm ba triệu người Trung Quốc đứng vào hàng ngũ Đảng. Trong một đất nước mà iPhone đã thay thế cho Sách Đỏ, và nước Pháp về mặt kinh tế còn « cộng sản hơn là Trung Quốc », người ta có thể ngạc nhiên về sức sống của đảng cách mạng già nua này. Tờ báo đặt câu hỏi, những đảng viên mới là ai, và việc là người cộng sản tại Trung Quốc năm 2012 có ý nghĩa gì ?
Trước hết, Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày nay mang tầm vóc của một tầng lớp ưu tú. Vào Đảng cũng như tốt nghiệp đại học Harvard nổi tiếng của Mỹ, hay trường Quốc gia Hành chính của Pháp. Mathieu Duchâtel và Joris Zylberman, hai tác giả của cuốn sách « Những người cộng sản mới của Trung Quốc » giải thích : « Hiện các tiêu chuẩn nhận thức chính trị đã được pha loãng tối đa trong việc kết nạp đảng, mà chủ yếu là thông qua sự giới thiệu của tầng lớp ưu tú trong lãnh vực kinh tế, giới trí thức và chính khách. Thăng tiến nghề nghiệp là động cơ chủ yếu của việc xin vào đảng, cho dù đôi khi cũng từ lòng yêu nước ».
Trường đại học là nơi tuyển mộ đảng viên nhiều nhất : năm 2009, có 1,18 triệu sinh viên được kết nạp đảng. Đây là điều đáng ngạc nhiên, hai mươi năm sau vụ thảm sát sinh viên ở Thiên An Môn. Theo Mathieu Duchâtel, thì làn sóng vào đảng của sinh viên là do muốn được thuộc vào tầng lớp ưu đãi. Nhưng không phải « muốn là được ».
Trước hết, cần phải có người giới thiệu, sau đó là một năm thử thách : phải theo các khóa học chính trị và thảo ra « báo cáo thu hoạch» về nhận thức. Một số đã bị loại, như trường hợp một cử nhân trẻ viết báo cáo cho rằng Trung Quốc không thể sản sinh ra được một Steve Jobs.
Bình thường thì Đảng không đòi hỏi nhiều như người ta tưởng. Mathieu Duchâtel cho biết : « Dần dần sự kiểm soát của trung ương đối với cơ sở lại càng yếu đi, có rất ít hoạt động. Ngược lại, đây là đường dây chủ yếu để truyền đi các thông điệp, nhất là trong trường hợp khủng hoảng ». Chẳng hạn như trong xì-căng-đan Bạc Hy Lai, rất cần được giải thích…
Tham nhũng sẽ giết chết Đảng
Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện có bốn triệu chi bộ. Mạng lưới này tỏa đi khắp nơi, từ cơ quan hành chính, xí nghiệp, nông thôn cho đến thành thị, và đương nhiên là trong quân đội. Một lãnh vực sống còn, vì quân đội lệ thuộc vào Đảng chứ không phải vào Nhà nước.
Thông qua các chi bộ này, Đảng kiểm soát bộ máy chính phủ và tư bản nhà nước khổng lồ. Sự thăng tiến hầu hết tùy thuộc vào tư cách đảng viên, và một số chức danh quản lý không dành cho người ngoài đảng. Trong một công ty quốc doanh, chẳng hạn như tập đoàn dầu khí CNPC, có đến hơn 600.000 đảng viên trên tổng số 1,6 triệu công nhân viên. Còn tại các quận huyện, thì các chức vụ lãnh đạo chỉ dành cho đảng viên.
Nhiều trí thức và những người chủ trương tự do tỏ ý tiếc là Đảng chỉ phục vụ cho sự tồn tại của mình hơn là phục vụ nhân dân. Đỗ Đạo Chính (Du Daozheng), từng là cán bộ quản lý báo chí cao cấp và nay phụ trách một tạp chí tự do nhận định: « Vẫn còn như trong chế độ phong kiến, giữa lãnh chúa và người hầu, trong khi công chức phải là người phục vụ nhân dân chứ không phải ngược lại. Nếu các cán bộ đảng tiếp tục nắm trọn quyền lực và ở ngoài vòng kiểm soát, thì nạn tham nhũng sẽ giết chết Đảng ».
Le Figaro nhận định, trong bài diễn văn khai mạc đại hội Đảng 18, Hồ Cẩm Đào đã cảnh báo về mối đe dọa tham nhũng, nhưng không rút ra cùng một kết luận như trên.
Vào Đảng để tìm địa vị chứ không vì lý tưởng
Trong bài viết « Những đảng viên vào Đảng vì tham vọng hơn là vì lý tưởng », Le Figaro gặp gỡ một số đảng viên để tìm hiểu động cơ vào Đảng và ước vọng của họ.
Một nữ trí thức 26 tuổi cho biết được kết nạp đảng lúc đang là sinh viên năm thứ tư, vì lúc đó Đảng đang muốn tuyển hai người học giỏi trong lớp. Cô hy vọng sẽ tìm được việc làm tốt ở một đơn vị quốc doanh, nhưng rốt cuộc tư cách đảng viên hiện không giúp ích được gì, vì nay cô đang làm việc cho một công ty ngoại quốc ở Pháp. Một chủ doanh nghiệp tư nhân 49 tuổi cũng vào Đảng vì muốn được thăng tiến. Ngay cả trong lãnh vực tư nhân, được kết nạp Đảng sẽ có vai vế hơn và mở ra những cơ hội quan hệ (guanxi).
Một giáo sư đại học 57 tuổi thì vào Đảng từ năm 1983, theo ông lúc đó Đảng còn có lý tưởng, và các đảng viên là những người gương mẫu, có ý thức. Nếu hồi đó Đảng Cộng sản giống như ngày nay, thì ông đã không gia nhập. Cuối cùng một viên chức hưu trí 68 tuổi, coi việc vào Đảng là điều tự nhiên vì cha mẹ đều là đảng viên, cho rằng phát triển kinh tế là chìa khóa cho mọi thứ. Theo ông : « Người dân Trung Quốc không đòi hỏi gì nhiều. Nếu có được cuộc sống ổn định và thịnh vượng, họ sẽ không bao giờ nổi dậy chống lại Đảng Cộng sản ».
Nhật chuẩn bị đầu tư ồ ạt vào Miến Điện
« Bên bờ vực suy thoái và xung đột với Trung Quốc, Nhật Bản hy vọng vào Miến Điện ». Đó là tựa đề bài viết của thông tín viên Le Monde tại Tokyo. Tổng sản phẩm nội địa của Nhật đã sụt giảm 0,9% từ tháng 7 đến tháng 9, do tiêu thụ và đầu tư giảm, và nhất là xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh do tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Tờ báo cho biết, hồi tháng 10, bên lề hội nghị Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới tại Tokyo, Bộ Tài chính Nhật đã tổ chức một hội nghị quan trọng về Miến Điện. Đây là dịp để chứng tỏ sự quan tâm của Nhật Bản đối với một đất nước vừa mở cửa, cho đến nỗi xóa đi một phần năm số nợ của Miến Điện và loan báo sẽ tiếp tục cho vay lại từ đầu năm 2013.
Các công ty Nhật cũng đổ xô vào một quốc gia được cho là rất giàu tiềm năng. Tập đoàn xây dựng Shimizu sẽ mở lại văn phòng đại diện ở Răngun, tập đoàn thương mại Itochu muốn khai thác các mỏ tungsten và đất hiếm, công ty kinh doanh hàng thời trang Fast Retailing dự định đặt cơ sở sản xuất ở Miến Điện.
Người Nhật muốn khai thác hình ảnh khác tích cực của đất nước hoa anh đào tại Miến Điện. Nhà lãnh đạo Ne Win (1962-1988) từng được Nhật huấn luyện quân sự trong cuộc chiến chống quân Anh chiếm đóng, và Tokyo bắt đầu viện trợ cho Miến Điện ngay từ năm 1955. Sau vụ đảo chính ở Răngun năm 1988, trong khi phương Tây tăng cường trừng phạt, thì Nhật vẫn duy trì quan hệ tốt đẹp với Miến Điện.
Tình hình căng thẳng xung quanh vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khiến nảy sinh làn sóng bài Nhật tại Trung Quốc, cũng làm các tập đoàn Nhật như Shiseido, Nissan, Toyota thiệt hại rất nhiều. Nay thì họ ít cần một Trung Quốc có giá lao động cao hơn, mà quay sang các nước khác như Miến Điện, Malaysia và Thái Lan.
Vi tín dụng trên đường phục hồi
Cũng tại châu Á, trong phụ trang kinh tế hôm nay, thông tín viên Le Monde cho biết : « Vi tín dụng lại nở rộ ở Cam Bốt ». Bị đặt dấu hỏi trong những năm gần đây, nhưng nay phương thức cho vay này đã quay lại, hỗ trợ các gia đình sống ở nông thôn một cách hiệu quả hơn. Hiện có hơn một triệu người Cam Bốt thường xuyên vay những món tiền nhỏ.
Bài báo mở đầu bằng trường hợp của một phụ nữ nghèo khó có năm con, sống tại ngoại ô Phnom Penh. Bà đã vay ba lần, lần mới nhất là 135 đô la. Nhờ đó bà sửa được nhà cửa bị hư hại sau hai trận lụt, và khỏi phải đi chợ xa bán rau quả, mà mở quầy bán bánh mì thịt ngay trước nhà. Với món vay này, bà tiết kiệm được hai đô la rưỡi mỗi ngày. Tổ chức vi tín dụng cho bà vay là Chamroeun, đối tác Cam Bốt của tổ chức phi chính phủ Pháp Entrepreneurs du monde.
Khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là tại châu Á, vi tín dụng đang phát triển trở lại sau thời gian vấp phải nhiều tai tiếng. Đặc biệt là tại bang Andra Pradesh của Ân Độ, nơi các tổ chức vi tín dụng bị lên án là đã đẩy nông dân vào cảnh nợ nần, đôi khi dẫn đến tự tử.
Cécile Lapenu, giám đốc một mạng lưới vi tín dụng nhận định, nhìn chung cuộc khủng hoảng vừa qua đã giúp vi tín dụng trở nên lành mạnh hơn và tiếp tục phát triển tuy không còn ồn ào như trước. Jean-Luc Perron, đại diện trưởng Fondation Grameen Crédit Agricole nhấn mạnh, một thiểu số tiêu cực không thể làm quên đi lợi ích mà 200 triệu người đi vay đã có được. Nếu không có vi tín dụng, những người không vay được từ ngân hàng không còn cách nào khác là đi vay nặng lãi hay vay mượn từ người thân.
Đức : Một phần tư số phụ nữ trí thức không có con
Nhìn sang châu Âu, thông tín viên nhật báo Libération tại Berlin cho biết, một phần tư phụ nữ Đức trình độ đại học không có con. Hiện tượng này làm cho chính phủ Đức lo ngại, trong bối cảnh tỉ lệ sinh sản đang giảm mạnh.
Hiện nay có đến 20% phụ nữ Tây Đức sinh vào khoảng năm 1960 và 1964 không có con, và 22% chỉ có một con. Càng có học thì tỉ lệ có con càng ít : một phần tư số phụ nữ có bằng cử nhân trở lên không sinh con, trong khi các phụ nữ chỉ học đến tú tài thì tỉ lệ này là 15%. Hiện tượng này làm chính phủ Đức lo ngại, trong bối cảnh khắc khổ và giảm chi tiêu công. Bởi vì các phụ nữ khá giả lại không con, trong khi số thanh thiếu niên nhà nghèo lệ thuộc vào trợ cấp xã hội không ngừng tăng lên.
Theo một nghiên cứu, thì đó là do sau chương trình đại học quá dài, rồi tìm được việc làm đầu tiên, khoảng sáu, bảy năm này khả năng sinh sản bắt đầu giảm. Nếu không tìm được người bạn đời trong thời gian đó, người phụ nữ thường sống độc thân, và đa số thường không có ý định này lúc ban đầu.
Châu Âu trước thế trận địa chính trị mới về dầu lửa
« Một chính sách địa chính trị mới về dầu lửa », đó là tựa đề bài xã luận của nhật báo kinh tế Les Echos. Tờ báo phân tích những hệ quả trước dự đoán trong những thập kỷ tới Hoa Kỳ sẽ trở thành quốc gia sản xuất dầu lửa lớn nhất hành tinh.
Les Echos nhắc lại, ngay sau khi quân Liên Xô tràn vào Afghanistan và sau vụ đảo chính ở Teheran, Tổng thống Mỹ đã tuyên bố là Hoa Kỳ sẽ không ngần ngại sử dụng vũ lực để đảm bảo nguồn cung dầu lửa từ Trung Đông.
Ba, bốn chục năm sau, một khi nước Mỹ không còn cần nhập dầu và thậm chí còn thu được rủng rỉnh tiền nhờ vàng đen, thì Hải quân Hoa Kỳ có cần bảo vệ các tuyến đường hàng hải hay ủng hộ các vương quốc Ả Rập thân Mỹ hay không ?
Bởi vì trong những thập kỷ tới, Bắc Kinh mới cần dầu lửa hơn là Washington để duy trì hoạt động các nhà máy. Không chắc gì hiến binh của toàn cầu hiện nay chịu chấp nhận hành động vô vị lợi để giúp giữ an ninh cho nguồn cung nhiên liệu của đối thủ. Cũng không chắc gì Mỹ sẽ sát cánh với châu Âu nếu mai này có những biến động tại các nước Ả Rập.
Thế nên theo Les Echos, châu Âu không thể làm khán giả trước một thế trận địa chính trị mới về năng lượng trong tương lai. Châu Âu cần phải tự cứu mình bằng cách giảm bớt lệ thuộc vào dầu lửa, và nghiên cứu thêm vấn đề năng lượng nguyên tử, khí thiên nhiên hay khí đá phiến.
Tổng thống Pháp : Uy tín xuống dốc
Tựa chính các báo Pháp hôm nay tập trung cho Tổng thống François Hollande. Sau sáu tháng nhậm chức, dư luận Pháp đang đặt ra rất nhiều câu hỏi về việc điều hành chính phủ của ông. Nhật báo cánh tả Libération chạy tựa : « Giai đoạn cuối của quá trình thử việc ». Tờ báo công giáo La Croix đưa tít trang nhất: « François Hollande, bản tổng kết đầu tiên ». Nhật báo cộng sản L’Humanité nhận xét: « Ông Hollande được chờ đợi trước bước ngoặt », trong khi tờ báo cánh hữu Le Figaro đặt câu hỏi: « Ông Hollande liệu có phá tan được những nghi ngờ ? ». Còn Le Monde khẳng định: « Hollande bị buộc phải chứng minh những thay đổi chính sách ». Chỉ riêng nhật báo kinh tế Les Echos quan tâm đến việc « Hoa Kỳ sắp trở thành cường quốc dầu lửa số một thế giới ».
Tờ Libération thiên tả dẫn kết quả thăm dò cho thấy người Pháp không quan tâm lắm đến những sai sót của chính phủ vừa qua. Nhưng vấn đề nghiêm trọng hơn : theo người dân thì khó khăn hiện nay vừa do khủng hoảng, vừa do xử lý không đúng tầm. Như vậy không cần Tổng thống phải giữ cho đúng lời hứa tranh cử hay đưa ra những phép lạ, mà phải chân thực, sáng suốt, có được hành động về những vấn đề nhạy cảm dựa trên cái nền tương trợ, kẻo lại không khác gì cánh hữu.
« Ngôn từ và niềm đau », đó là tựa đề bài xã luận của nhật báo thiên hữu Le Figaro. Tờ báo không chờ đợi điều gì quan trọng trong buổi họp báo hôm nay - lần đầu tiên sau sáu tháng cầm quyền, ông François Hollande mới gặp gỡ báo chí. Trước số đông nhà báo, cần phải khôn khéo trả lời các câu hỏi hóc búa, về điểm này thì ông Hollande có thừa thông minh và dí dỏm. Nhưng người dân không đòi hỏi ông giải thích một cách thông minh vì sao tình hình nước Pháp lại tệ hại, mà cần ông thuyết phục được một cách hiệu quả, về khả năng ông có thể vực dậy nước Pháp.
Trong bài viết « Hollande và bóng ma Sarkozy », nhật báo Les Echos nhận xét, tân tổng thống phải mất sáu tháng để thoát khỏi chiếc bóng của người tiền nhiệm. Ông đã hứa là sẽ không họp báo tại điện Elysée, chỉ vì lý do duy nhất là không muốn làm giống ông Nicolas Sarkozy, thế mà hôm nay cuộc họp diễn ra ngay tại Elysée. Nghịch lý là ở chỗ, tâm lý chống ông Sarkozy đã đưa ông lên ngôi vị hiện nay, thế nhưng chính vì chủ trương làm ngược lại tất cả những gì tổng thống nhiệm kỳ trước làm, đã khiến ông mất rất nhiều thời gian và điểm tín nhiệm xuống thấp ở mức kỷ lục. Và giờ đây ông lại quay lui, chẳng hạn cũng bay ngay đến những địa phương xảy ra những sự kiện gây xúc động như ông Sarkozy trước đây, hay việc thông qua hiệp ước châu Âu do người tiền nhiệm thương thuyết, tăng thuế trị giá gia tăng để giúp doanh nghiệp thêm tính cạnh tranh…những biện pháp mà trước đây ông chống đối.
tags: Châu Á - Chính trị - Cộng sản - Trung Quốc - Điểm báo
Le Figaro nhận xét, Đảng Cộng sản Trung Quốc thường thích khoe khoang là số lượng thành viên của mình còn đông đảo hơn dân số nước Đức. Ở tuổi 90, hiện Đ ảng có 82 triệu đảng viên, và mỗi năm lại có thêm ba triệu người Trung Quốc đứng vào hàng ngũ Đảng. Trong một đất nước mà iPhone đã thay thế cho Sách Đỏ, và nước Pháp về mặt kinh tế còn « cộng sản hơn là Trung Quốc », người ta có thể ngạc nhiên về sức sống của đảng cách mạng già nua này. Tờ báo đặt câu hỏi, những đảng viên mới là ai, và việc là người cộng sản tại Trung Quốc năm 2012 có ý nghĩa gì ?
Trước hết, Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày nay mang tầm vóc của một tầng lớp ưu tú. Vào Đảng cũng như tốt nghiệp đại học Harvard nổi tiếng của Mỹ, hay trường Quốc gia Hành chính của Pháp. Mathieu Duchâtel và Joris Zylberman, hai tác giả của cuốn sách « Những người cộng sản mới của Trung Quốc » giải thích : « Hiện các tiêu chuẩn nhận thức chính trị đã được pha loãng tối đa trong việc kết nạp đảng, mà chủ yếu là thông qua sự giới thiệu của tầng lớp ưu tú trong lãnh vực kinh tế, giới trí thức và chính khách. Thăng tiến nghề nghiệp là động cơ chủ yếu của việc xin vào đảng, cho dù đôi khi cũng từ lòng yêu nước ».
Trường đại học là nơi tuyển mộ đảng viên nhiều nhất : năm 2009, có 1,18 triệu sinh viên được kết nạp đảng. Đây là điều đáng ngạc nhiên, hai mươi năm sau vụ thảm sát sinh viên ở Thiên An Môn. Theo Mathieu Duchâtel, thì làn sóng vào đảng của sinh viên là do muốn được thuộc vào tầng lớp ưu đãi. Nhưng không phải « muốn là được ».
Trước hết, cần phải có người giới thiệu, sau đó là một năm thử thách : phải theo các khóa học chính trị và thảo ra « báo cáo thu hoạch» về nhận thức. Một số đã bị loại, như trường hợp một cử nhân trẻ viết báo cáo cho rằng Trung Quốc không thể sản sinh ra được một Steve Jobs.
Bình thường thì Đảng không đòi hỏi nhiều như người ta tưởng. Mathieu Duchâtel cho biết : « Dần dần sự kiểm soát của trung ương đối với cơ sở lại càng yếu đi, có rất ít hoạt động. Ngược lại, đây là đường dây chủ yếu để truyền đi các thông điệp, nhất là trong trường hợp khủng hoảng ». Chẳng hạn như trong xì-căng-đan Bạc Hy Lai, rất cần được giải thích…
Tham nhũng sẽ giết chết Đảng
Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện có bốn triệu chi bộ. Mạng lưới này tỏa đi khắp nơi, từ cơ quan hành chính, xí nghiệp, nông thôn cho đến thành thị, và đương nhiên là trong quân đội. Một lãnh vực sống còn, vì quân đội lệ thuộc vào Đảng chứ không phải vào Nhà nước.
Thông qua các chi bộ này, Đảng kiểm soát bộ máy chính phủ và tư bản nhà nước khổng lồ. Sự thăng tiến hầu hết tùy thuộc vào tư cách đảng viên, và một số chức danh quản lý không dành cho người ngoài đảng. Trong một công ty quốc doanh, chẳng hạn như tập đoàn dầu khí CNPC, có đến hơn 600.000 đảng viên trên tổng số 1,6 triệu công nhân viên. Còn tại các quận huyện, thì các chức vụ lãnh đạo chỉ dành cho đảng viên.
Nhiều trí thức và những người chủ trương tự do tỏ ý tiếc là Đảng chỉ phục vụ cho sự tồn tại của mình hơn là phục vụ nhân dân. Đỗ Đạo Chính (Du Daozheng), từng là cán bộ quản lý báo chí cao cấp và nay phụ trách một tạp chí tự do nhận định: « Vẫn còn như trong chế độ phong kiến, giữa lãnh chúa và người hầu, trong khi công chức phải là người phục vụ nhân dân chứ không phải ngược lại. Nếu các cán bộ đảng tiếp tục nắm trọn quyền lực và ở ngoài vòng kiểm soát, thì nạn tham nhũng sẽ giết chết Đảng ».
Le Figaro nhận định, trong bài diễn văn khai mạc đại hội Đảng 18, Hồ Cẩm Đào đã cảnh báo về mối đe dọa tham nhũng, nhưng không rút ra cùng một kết luận như trên.
Đảng viên nhan nhản, cộng sản mấy người ??? |
Trong bài viết « Những đảng viên vào Đảng vì tham vọng hơn là vì lý tưởng », Le Figaro gặp gỡ một số đảng viên để tìm hiểu động cơ vào Đảng và ước vọng của họ.
Một nữ trí thức 26 tuổi cho biết được kết nạp đảng lúc đang là sinh viên năm thứ tư, vì lúc đó Đảng đang muốn tuyển hai người học giỏi trong lớp. Cô hy vọng sẽ tìm được việc làm tốt ở một đơn vị quốc doanh, nhưng rốt cuộc tư cách đảng viên hiện không giúp ích được gì, vì nay cô đang làm việc cho một công ty ngoại quốc ở Pháp. Một chủ doanh nghiệp tư nhân 49 tuổi cũng vào Đảng vì muốn được thăng tiến. Ngay cả trong lãnh vực tư nhân, được kết nạp Đảng sẽ có vai vế hơn và mở ra những cơ hội quan hệ (guanxi).
Một giáo sư đại học 57 tuổi thì vào Đảng từ năm 1983, theo ông lúc đó Đảng còn có lý tưởng, và các đảng viên là những người gương mẫu, có ý thức. Nếu hồi đó Đảng Cộng sản giống như ngày nay, thì ông đã không gia nhập. Cuối cùng một viên chức hưu trí 68 tuổi, coi việc vào Đảng là điều tự nhiên vì cha mẹ đều là đảng viên, cho rằng phát triển kinh tế là chìa khóa cho mọi thứ. Theo ông : « Người dân Trung Quốc không đòi hỏi gì nhiều. Nếu có được cuộc sống ổn định và thịnh vượng, họ sẽ không bao giờ nổi dậy chống lại Đảng Cộng sản ».
Nhật chuẩn bị đầu tư ồ ạt vào Miến Điện
« Bên bờ vực suy thoái và xung đột với Trung Quốc, Nhật Bản hy vọng vào Miến Điện ». Đó là tựa đề bài viết của thông tín viên Le Monde tại Tokyo. Tổng sản phẩm nội địa của Nhật đã sụt giảm 0,9% từ tháng 7 đến tháng 9, do tiêu thụ và đầu tư giảm, và nhất là xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh do tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Tờ báo cho biết, hồi tháng 10, bên lề hội nghị Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới tại Tokyo, Bộ Tài chính Nhật đã tổ chức một hội nghị quan trọng về Miến Điện. Đây là dịp để chứng tỏ sự quan tâm của Nhật Bản đối với một đất nước vừa mở cửa, cho đến nỗi xóa đi một phần năm số nợ của Miến Điện và loan báo sẽ tiếp tục cho vay lại từ đầu năm 2013.
Các công ty Nhật cũng đổ xô vào một quốc gia được cho là rất giàu tiềm năng. Tập đoàn xây dựng Shimizu sẽ mở lại văn phòng đại diện ở Răngun, tập đoàn thương mại Itochu muốn khai thác các mỏ tungsten và đất hiếm, công ty kinh doanh hàng thời trang Fast Retailing dự định đặt cơ sở sản xuất ở Miến Điện.
Người Nhật muốn khai thác hình ảnh khác tích cực của đất nước hoa anh đào tại Miến Điện. Nhà lãnh đạo Ne Win (1962-1988) từng được Nhật huấn luyện quân sự trong cuộc chiến chống quân Anh chiếm đóng, và Tokyo bắt đầu viện trợ cho Miến Điện ngay từ năm 1955. Sau vụ đảo chính ở Răngun năm 1988, trong khi phương Tây tăng cường trừng phạt, thì Nhật vẫn duy trì quan hệ tốt đẹp với Miến Điện.
Tình hình căng thẳng xung quanh vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khiến nảy sinh làn sóng bài Nhật tại Trung Quốc, cũng làm các tập đoàn Nhật như Shiseido, Nissan, Toyota thiệt hại rất nhiều. Nay thì họ ít cần một Trung Quốc có giá lao động cao hơn, mà quay sang các nước khác như Miến Điện, Malaysia và Thái Lan.
Vi tín dụng trên đường phục hồi
Cũng tại châu Á, trong phụ trang kinh tế hôm nay, thông tín viên Le Monde cho biết : « Vi tín dụng lại nở rộ ở Cam Bốt ». Bị đặt dấu hỏi trong những năm gần đây, nhưng nay phương thức cho vay này đã quay lại, hỗ trợ các gia đình sống ở nông thôn một cách hiệu quả hơn. Hiện có hơn một triệu người Cam Bốt thường xuyên vay những món tiền nhỏ.
Bài báo mở đầu bằng trường hợp của một phụ nữ nghèo khó có năm con, sống tại ngoại ô Phnom Penh. Bà đã vay ba lần, lần mới nhất là 135 đô la. Nhờ đó bà sửa được nhà cửa bị hư hại sau hai trận lụt, và khỏi phải đi chợ xa bán rau quả, mà mở quầy bán bánh mì thịt ngay trước nhà. Với món vay này, bà tiết kiệm được hai đô la rưỡi mỗi ngày. Tổ chức vi tín dụng cho bà vay là Chamroeun, đối tác Cam Bốt của tổ chức phi chính phủ Pháp Entrepreneurs du monde.
Khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là tại châu Á, vi tín dụng đang phát triển trở lại sau thời gian vấp phải nhiều tai tiếng. Đặc biệt là tại bang Andra Pradesh của Ân Độ, nơi các tổ chức vi tín dụng bị lên án là đã đẩy nông dân vào cảnh nợ nần, đôi khi dẫn đến tự tử.
Cécile Lapenu, giám đốc một mạng lưới vi tín dụng nhận định, nhìn chung cuộc khủng hoảng vừa qua đã giúp vi tín dụng trở nên lành mạnh hơn và tiếp tục phát triển tuy không còn ồn ào như trước. Jean-Luc Perron, đại diện trưởng Fondation Grameen Crédit Agricole nhấn mạnh, một thiểu số tiêu cực không thể làm quên đi lợi ích mà 200 triệu người đi vay đã có được. Nếu không có vi tín dụng, những người không vay được từ ngân hàng không còn cách nào khác là đi vay nặng lãi hay vay mượn từ người thân.
Đức : Một phần tư số phụ nữ trí thức không có con
Nhìn sang châu Âu, thông tín viên nhật báo Libération tại Berlin cho biết, một phần tư phụ nữ Đức trình độ đại học không có con. Hiện tượng này làm cho chính phủ Đức lo ngại, trong bối cảnh tỉ lệ sinh sản đang giảm mạnh.
Hiện nay có đến 20% phụ nữ Tây Đức sinh vào khoảng năm 1960 và 1964 không có con, và 22% chỉ có một con. Càng có học thì tỉ lệ có con càng ít : một phần tư số phụ nữ có bằng cử nhân trở lên không sinh con, trong khi các phụ nữ chỉ học đến tú tài thì tỉ lệ này là 15%. Hiện tượng này làm chính phủ Đức lo ngại, trong bối cảnh khắc khổ và giảm chi tiêu công. Bởi vì các phụ nữ khá giả lại không con, trong khi số thanh thiếu niên nhà nghèo lệ thuộc vào trợ cấp xã hội không ngừng tăng lên.
Theo một nghiên cứu, thì đó là do sau chương trình đại học quá dài, rồi tìm được việc làm đầu tiên, khoảng sáu, bảy năm này khả năng sinh sản bắt đầu giảm. Nếu không tìm được người bạn đời trong thời gian đó, người phụ nữ thường sống độc thân, và đa số thường không có ý định này lúc ban đầu.
Châu Âu trước thế trận địa chính trị mới về dầu lửa
« Một chính sách địa chính trị mới về dầu lửa », đó là tựa đề bài xã luận của nhật báo kinh tế Les Echos. Tờ báo phân tích những hệ quả trước dự đoán trong những thập kỷ tới Hoa Kỳ sẽ trở thành quốc gia sản xuất dầu lửa lớn nhất hành tinh.
Les Echos nhắc lại, ngay sau khi quân Liên Xô tràn vào Afghanistan và sau vụ đảo chính ở Teheran, Tổng thống Mỹ đã tuyên bố là Hoa Kỳ sẽ không ngần ngại sử dụng vũ lực để đảm bảo nguồn cung dầu lửa từ Trung Đông.
Ba, bốn chục năm sau, một khi nước Mỹ không còn cần nhập dầu và thậm chí còn thu được rủng rỉnh tiền nhờ vàng đen, thì Hải quân Hoa Kỳ có cần bảo vệ các tuyến đường hàng hải hay ủng hộ các vương quốc Ả Rập thân Mỹ hay không ?
Bởi vì trong những thập kỷ tới, Bắc Kinh mới cần dầu lửa hơn là Washington để duy trì hoạt động các nhà máy. Không chắc gì hiến binh của toàn cầu hiện nay chịu chấp nhận hành động vô vị lợi để giúp giữ an ninh cho nguồn cung nhiên liệu của đối thủ. Cũng không chắc gì Mỹ sẽ sát cánh với châu Âu nếu mai này có những biến động tại các nước Ả Rập.
Thế nên theo Les Echos, châu Âu không thể làm khán giả trước một thế trận địa chính trị mới về năng lượng trong tương lai. Châu Âu cần phải tự cứu mình bằng cách giảm bớt lệ thuộc vào dầu lửa, và nghiên cứu thêm vấn đề năng lượng nguyên tử, khí thiên nhiên hay khí đá phiến.
Tổng thống Pháp : Uy tín xuống dốc
Tựa chính các báo Pháp hôm nay tập trung cho Tổng thống François Hollande. Sau sáu tháng nhậm chức, dư luận Pháp đang đặt ra rất nhiều câu hỏi về việc điều hành chính phủ của ông. Nhật báo cánh tả Libération chạy tựa : « Giai đoạn cuối của quá trình thử việc ». Tờ báo công giáo La Croix đưa tít trang nhất: « François Hollande, bản tổng kết đầu tiên ». Nhật báo cộng sản L’Humanité nhận xét: « Ông Hollande được chờ đợi trước bước ngoặt », trong khi tờ báo cánh hữu Le Figaro đặt câu hỏi: « Ông Hollande liệu có phá tan được những nghi ngờ ? ». Còn Le Monde khẳng định: « Hollande bị buộc phải chứng minh những thay đổi chính sách ». Chỉ riêng nhật báo kinh tế Les Echos quan tâm đến việc « Hoa Kỳ sắp trở thành cường quốc dầu lửa số một thế giới ».
Tờ Libération thiên tả dẫn kết quả thăm dò cho thấy người Pháp không quan tâm lắm đến những sai sót của chính phủ vừa qua. Nhưng vấn đề nghiêm trọng hơn : theo người dân thì khó khăn hiện nay vừa do khủng hoảng, vừa do xử lý không đúng tầm. Như vậy không cần Tổng thống phải giữ cho đúng lời hứa tranh cử hay đưa ra những phép lạ, mà phải chân thực, sáng suốt, có được hành động về những vấn đề nhạy cảm dựa trên cái nền tương trợ, kẻo lại không khác gì cánh hữu.
« Ngôn từ và niềm đau », đó là tựa đề bài xã luận của nhật báo thiên hữu Le Figaro. Tờ báo không chờ đợi điều gì quan trọng trong buổi họp báo hôm nay - lần đầu tiên sau sáu tháng cầm quyền, ông François Hollande mới gặp gỡ báo chí. Trước số đông nhà báo, cần phải khôn khéo trả lời các câu hỏi hóc búa, về điểm này thì ông Hollande có thừa thông minh và dí dỏm. Nhưng người dân không đòi hỏi ông giải thích một cách thông minh vì sao tình hình nước Pháp lại tệ hại, mà cần ông thuyết phục được một cách hiệu quả, về khả năng ông có thể vực dậy nước Pháp.
Trong bài viết « Hollande và bóng ma Sarkozy », nhật báo Les Echos nhận xét, tân tổng thống phải mất sáu tháng để thoát khỏi chiếc bóng của người tiền nhiệm. Ông đã hứa là sẽ không họp báo tại điện Elysée, chỉ vì lý do duy nhất là không muốn làm giống ông Nicolas Sarkozy, thế mà hôm nay cuộc họp diễn ra ngay tại Elysée. Nghịch lý là ở chỗ, tâm lý chống ông Sarkozy đã đưa ông lên ngôi vị hiện nay, thế nhưng chính vì chủ trương làm ngược lại tất cả những gì tổng thống nhiệm kỳ trước làm, đã khiến ông mất rất nhiều thời gian và điểm tín nhiệm xuống thấp ở mức kỷ lục. Và giờ đây ông lại quay lui, chẳng hạn cũng bay ngay đến những địa phương xảy ra những sự kiện gây xúc động như ông Sarkozy trước đây, hay việc thông qua hiệp ước châu Âu do người tiền nhiệm thương thuyết, tăng thuế trị giá gia tăng để giúp doanh nghiệp thêm tính cạnh tranh…những biện pháp mà trước đây ông chống đối.
tags: Châu Á - Chính trị - Cộng sản - Trung Quốc - Điểm báo
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.