Tư lệnh Không quân Hứa Kỳ Lượng (trái) và Tư lệnh Hải quân Ngô Thắng Lợi (phải) |
dimanche 4 novembre 2012
Quân ủy Trung Quốc sẽ thay đổi diện mạo
(Le Monde 02/11/2012)
Một loạt các vụ phong chức tại ban lãnh đạo Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung
Quốc đã bắt đầu. Năm vị tướng được loan báo thăng chức trong tuần lễ 23/10 nhờ
đó đã có được chỗ đứng vững vàng để có thể bước vào Quân ủy trung ương của Đảng
Cộng sản Trung Quốc.
Cơ
quan này gồm có 12 thành viên, đứng đầu là nhân vật số một Trung Quốc hiện nay,
ông Hồ Cẩm Đào. Tổng bí thư tương lai (và cũng sẽ là Chủ tịch nước), ông Tập
Cận Bình, hiện là Phó chủ tịch Quân ủy. Bảy trong số mười thành viên còn lại -
trong đó có hai Phó chủ tịch Quân ủy là hai tướng Quách Bá Hùng (Guo Boxiong)
và Từ Tài Hậu (Xu Caihou) - do lớn tuổi, sẽ phải nhường ghế cho một thế hệ mới
sau đại hội Đảng lần thứ 18 sẽ khai mạc ngày 8/11.
Sự
thay đổi lãnh đạo này xưa nay vẫn là sự kiện quan trọng nhất. Các thành viên
Quân ủy trung ương của Đảng được đại hội đề cử, sau đó đến kỳ họp Quốc hội
tháng 3/2013 sẽ chính thức là thành viên… Ủy ban quân sự trung ương của Nhà
nước - cơ quan lãnh đạo tối cao của quân đội, tương tự như cơ quan Đảng.
Tướng
Mã Hiểu Thiên (Ma Xiaotian), 63 tuổi, hiện là Phó tổng tham mưu trưởng quân
đội, được phong làm Tư lệnh Không quân, thay thế cho Hứa Kỳ Lượng (Xu Qiliang)
được lên làm Phó chủ tịch Quân ủy. Cựu phi công tiêm kích đã trải qua cuộc đời
binh nghiệp trong quân chủng này. Trong chức vụ Phó tổng tham mưu trưởng, ông
Mã phụ trách đối ngoại và thường có quan điểm cứng rắn, nhất là trong các vụ tranh
chấp chủ quyền tại biển Trung Hoa.
Nhà
chính trị học Willy Lâm, giáo sư đại học ở Hồng Kông nhận xét : « Đó là một con diều hâu, nhưng đa số
tướng lãnh Trung Quốc cũng đều là diều hâu, phù hợp với chủ trương của Đảng –
có nghĩa là Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình – tỏ ra tích cực hơn trong việc biểu thị
năng lực quân sự của Trung Quốc, nhất là đối với Nhật Bản và Hoa Kỳ ».
Tướng
lãnh thứ hai được cho là sẽ vào Quân ủy trung ương là Trương Dương (Zhang
Yang). Được xem là người thân cận của Hồ Cẩm Đào, ông rời chức vụ chính ủy quân
khu Quảng Đông để lên làm người đứng đầu Tổng cục Chính trị của quân đội, cơ
quan phụ trách « vấn đề tư tưởng » trong quân ngũ. Đây là một vị trí
quan trọng : Đảng buộc quân đội phải trung thành với mình. Nhưng ngày càng
có nhiều tiếng nói âm thầm tại Trung Quốc, đấu tranh cho một quân đội phục vụ
đất nước hơn là phục vụ Đảng.
Việc
ông Trương Dương được thăng chức có nghĩa là tướng Lưu Nguyên (Liu Yuan), con
trai của cố Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ đã bị gạt qua một bên. Tương tự với trường
hợp của một tướng khác là Trương Hải Dương (Zhang Haiyang) do quan hệ với Bạc
Hy Lai, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh đã bị mất chức, đang đợi ra tòa về tội tham
nhũng và lạm dụng quyền lực.
Ngoài
Phòng Phong Huy (Fang Fenghui), được chỉ định làm Tổng tham mưu trưởng và Triệu
Khắc Thạch (Zhao Keshi) đứng đầu Tổng cục Hậu cần ; Trương Hựu Hiệp (Zhang
Youxia), được xem là thân cận với Tập Cận Bình, được phong chức chỉ huy Tổng
cục Khí tài. Tổng cục trưởng hiện nay là Thường Vạn Quan (Chang Wanquan) sẽ trở
thành Phó chủ tịch Quân ủy.
Chỉ
còn lại vấn đề là ông Hồ Cẩm Đào có tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch Quân ủy trung
ương hay không, khi ông Tập Cận Bình sẽ trở thành nhân vật số một của Đảng. Cựu
Chủ tịch Giang Trạch Dân trước đây chỉ nhường chiếc ghế này cho ông Hồ Cẩm Đào
hai năm sau đại hội Đảng thứ 15, vào năm 2005. Theo giáo sư Willy Lam, tất cả
đều cho thấy Hồ Cẩm Đào sẽ ở lại. « Thư
ký riêng của Hồ Cẩm Đào là Trần Sĩ Củ (Chen Shiju) vừa được phong làm chánh văn
phòng của Quân ủy trung ương. Điều này xác nhận giả thiết là ông Hồ Cẩm Đào sẽ
không nhả ra vị trí lãnh đạo Quân ủy ngay lập tức ».
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.