Đại hội 18 ĐCSTQ trong ngày khai mạc 08/11/12. |
Bài đăng : Thứ năm 08 Tháng Mười Một 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ năm 08 Tháng Mười Một 2012
Với 82,6
triệu đảng viên, 9 vị « hoàng đế », có mạng lưới tỏa ra khắp nơi…Theo
báo Le Monde, đối với những người chỉ trích nhiều nhất, thì Đảng Cộng
sản Trung Quốc đầy quyền lực cũng giống như một băng đảng mafia, chuyên
ban phát cho các đảng viên những thành quả của sự tăng trưởng tuyệt vời
tại Trung Quốc.
"Đảng cũng giống như Thượng đế : Có mặt khắp chốn, nhưng ta không thể nhìn thấy được". Câu nói của một giáo sư đại học Bắc Kinh, được trích dẫn trong cuốn « Đảng, thế giới bí mật của các lãnh đạo cộng sản Trung Quốc »
(NXB Penguin Books, 2010) của tác giả Richard McGregor, nguyên là thông
tín viên của Financial Times tại Bắc Kinh, đã tổng kết ngắn gọn quyền
lực tại Trung Quốc.
Từ một tổ chức hoạt động lén lút trong quá khứ, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), do một nhóm đấu tranh cách mạng thành lập năm 1920, luôn duy trì tính cách bí mật về tất cả mọi thứ. Chỉ có Vatican – mà Bắc Kinh vẫn chưa có được quan hệ ngoại giao – là có thể so sánh được về việc điều hành hoạt động trong bí mật.
Trong nền kinh tế đứng thứ nhì thế giới, quyền lực là Đảng, và Đảng là quyền lực. Không có gì có thể thoát được Đảng. Dù rằng có sự hiện diện của một chính phủ, một Quốc vụ viện do Thủ tướng đứng đầu – hiện nay là ông Ôn Gia Bảo, hay một Quốc hội (Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc) do ông Ngô Bang Quốc làm chủ tịch, mỗi năm họp một lần tại Bắc Kinh. Nhưng trong thực tế, chính ĐCSTQ là cơ quan lãnh đạo, và ảnh hưởng thực sự của các ông Ôn Gia Bảo, Ngô Bang Quốc là nhờ vai vế của họ trong bộ máy Đảng – thứ nhì và thứ ba.
Đảng Cộng sản cũng lãnh đạo quân đội (thông qua Quân ủy trung ương), các tập đoàn quốc doanh (thông qua Ban Tổ chức trung ương), các tỉnh thành và phương tiện truyền thông (thông qua Ban Tuyên huấn trung ương), và các trường đại học.
Cho dù có những cải cách kinh tế và Trung Quốc đã bước vào thế giới tư bản, nhưng cách tổ chức của quốc gia này vẫn theo kiểu Lênin, dựa trên mô hình xô-viết, với Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương, Ban Thường vụ. Cơ cấu này được đổi mới cứ mỗi năm năm, nhân đại hội Đảng họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh nằm ở quảng trường Thiên An Môn, với nghi thức cờ đỏ rợp trời và trong tiếng nhạc Quốc tế ca.
Chủ nghĩa xã hội theo kiểu Trung Quốc đã thích nghi được với thời đại mới, và tỏa vòi khắp nơi từ thượng tầng đến làng quê. Một sự kiện rất mới là ĐCSTQ cũng đã hiện diện trên các mạng xã hội. Tờ báo chính thức của Đảng là Nhân dân Nhật báo cũng như Tân Hoa Xã đều có mặt trên mạng Vi Bác, để tuyên truyền những lời lẽ tốt đẹp và thuyết phục hàng trăm triệu cư dân mạng.
Thường trực Bộ Chính trị với chín thành viên – và có thể giảm xuống còn bảy sau đại hội Đảng 18 khai mạc ngày 8/11 – chính là trung tâm quyền lực. Về mặt chính thức thì các ủy viên thường trực được chỉ định theo một tiến trình « dân chủ » từ các cấp (Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương, đại hội…). Nhưng trong thực tế, quyết định do một nhóm các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất đưa ra, gồm nhiều phe phái khác nhau và các nhóm lợi ích. Quyền quyết định là từ một nhúm lãnh đạo cao cấp – những người sẽ rời vị trí và cả những lãnh tụ về hưu nhưng vẫn có ảnh hưởng lớn, như cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân.
Hồ Cẩm Đào muốn đề cử người thay thế mình là Lý Khắc Cường, đã là ủy viên thường trực từ năm 2007 và xuất thân từ Đoàn Thanh niên Cộng sản, phe của Hồ Cẩm Đào. Nhưng cuối cùng ông Tập Cận Bình – cũng đã vào ủy ban thường trực cách đây năm năm – mới là người được chọn lựa.
Đó là vì Tập Cận Bình là người được lòng tất cả các phe phái trong Đảng cũng như các cựu lãnh tụ, gần gũi với quân đội và các tập đoàn quốc doanh lớn, và nhất là thuộc về « thái tử đảng » - con cái của các nhà lão thành cách mạng, một thứ quý tộc đỏ. Tập Cận Huân, cha của ông là người đã thành lập cơ sở cộng sản tại miền đông bắc Trung Quốc trong thập niên 30, trước khi bị Mao Trạch Đông cách chức năm 1962 và sau đó được phục hồi vào thập niên 70 và trở thành một trong những khuôn mặt tham gia chính sách cải cách và mở cửa của Đặng Tiểu Bình.
Lý Khắc Cường sẽ lên làm Thủ tướng thay thế ông Ôn Gia Bảo từ tháng 3/2013, nhân kỳ họp Quốc hội tới. Một « hoàng tử kế vị » khác là Bạc Hy Lai đã mưu cầu thăng tiến qua việc nhấn mạnh nhu cầu đấu tranh chống bất bình đẳng, lăng-xê phong trào mao-ít. Nhưng ông Bạc đã bị loại, bị lên án là tham nhũng và xài sang, cũng như đã tìm cách bao che cho bà vợ đã bị kết tội cố sát.
Đối với những người chỉ trích nhiều nhất, ĐCSTQ cũng giống như một băng đảng mafia, chuyên phân phối cho các thành viên thuộc những gia tộc khác nhau thành quả từ sự tăng trưởng tuyệt vời của Trung Quốc. Một luận cứ chừng như đã được chứng minh qua những tiết lộ liên tiếp về gia tài tích lũy được của những người thân ông Tập Cận Bình và Ôn Gia Bảo.
Còn đối với những người khác, sau khi đã cố phá hủy một nước Trung Hoa cũ dưới thời Mao Trạch Đông, ĐCSTQ đã biết tái lập một cách khôn khéo và hiệu quả triều đình Trung Hoa, với "đội quân quan lại" có học thức để điều hành một đất nước rộng mênh mông. Một đảng với 82,6 triệu đảng viên ( trên dân số 1,3 tỉ người) đã đưa đất nước lên vị trí nền kinh tế thứ nhì thế giới, với chương trình « tăng trưởng và ổn định ».
Từ một tổ chức hoạt động lén lút trong quá khứ, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), do một nhóm đấu tranh cách mạng thành lập năm 1920, luôn duy trì tính cách bí mật về tất cả mọi thứ. Chỉ có Vatican – mà Bắc Kinh vẫn chưa có được quan hệ ngoại giao – là có thể so sánh được về việc điều hành hoạt động trong bí mật.
Trong nền kinh tế đứng thứ nhì thế giới, quyền lực là Đảng, và Đảng là quyền lực. Không có gì có thể thoát được Đảng. Dù rằng có sự hiện diện của một chính phủ, một Quốc vụ viện do Thủ tướng đứng đầu – hiện nay là ông Ôn Gia Bảo, hay một Quốc hội (Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc) do ông Ngô Bang Quốc làm chủ tịch, mỗi năm họp một lần tại Bắc Kinh. Nhưng trong thực tế, chính ĐCSTQ là cơ quan lãnh đạo, và ảnh hưởng thực sự của các ông Ôn Gia Bảo, Ngô Bang Quốc là nhờ vai vế của họ trong bộ máy Đảng – thứ nhì và thứ ba.
Đảng Cộng sản cũng lãnh đạo quân đội (thông qua Quân ủy trung ương), các tập đoàn quốc doanh (thông qua Ban Tổ chức trung ương), các tỉnh thành và phương tiện truyền thông (thông qua Ban Tuyên huấn trung ương), và các trường đại học.
Cho dù có những cải cách kinh tế và Trung Quốc đã bước vào thế giới tư bản, nhưng cách tổ chức của quốc gia này vẫn theo kiểu Lênin, dựa trên mô hình xô-viết, với Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương, Ban Thường vụ. Cơ cấu này được đổi mới cứ mỗi năm năm, nhân đại hội Đảng họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh nằm ở quảng trường Thiên An Môn, với nghi thức cờ đỏ rợp trời và trong tiếng nhạc Quốc tế ca.
Chủ nghĩa xã hội theo kiểu Trung Quốc đã thích nghi được với thời đại mới, và tỏa vòi khắp nơi từ thượng tầng đến làng quê. Một sự kiện rất mới là ĐCSTQ cũng đã hiện diện trên các mạng xã hội. Tờ báo chính thức của Đảng là Nhân dân Nhật báo cũng như Tân Hoa Xã đều có mặt trên mạng Vi Bác, để tuyên truyền những lời lẽ tốt đẹp và thuyết phục hàng trăm triệu cư dân mạng.
Thường trực Bộ Chính trị với chín thành viên – và có thể giảm xuống còn bảy sau đại hội Đảng 18 khai mạc ngày 8/11 – chính là trung tâm quyền lực. Về mặt chính thức thì các ủy viên thường trực được chỉ định theo một tiến trình « dân chủ » từ các cấp (Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương, đại hội…). Nhưng trong thực tế, quyết định do một nhóm các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất đưa ra, gồm nhiều phe phái khác nhau và các nhóm lợi ích. Quyền quyết định là từ một nhúm lãnh đạo cao cấp – những người sẽ rời vị trí và cả những lãnh tụ về hưu nhưng vẫn có ảnh hưởng lớn, như cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân.
Hồ Cẩm Đào muốn đề cử người thay thế mình là Lý Khắc Cường, đã là ủy viên thường trực từ năm 2007 và xuất thân từ Đoàn Thanh niên Cộng sản, phe của Hồ Cẩm Đào. Nhưng cuối cùng ông Tập Cận Bình – cũng đã vào ủy ban thường trực cách đây năm năm – mới là người được chọn lựa.
Đó là vì Tập Cận Bình là người được lòng tất cả các phe phái trong Đảng cũng như các cựu lãnh tụ, gần gũi với quân đội và các tập đoàn quốc doanh lớn, và nhất là thuộc về « thái tử đảng » - con cái của các nhà lão thành cách mạng, một thứ quý tộc đỏ. Tập Cận Huân, cha của ông là người đã thành lập cơ sở cộng sản tại miền đông bắc Trung Quốc trong thập niên 30, trước khi bị Mao Trạch Đông cách chức năm 1962 và sau đó được phục hồi vào thập niên 70 và trở thành một trong những khuôn mặt tham gia chính sách cải cách và mở cửa của Đặng Tiểu Bình.
Lý Khắc Cường sẽ lên làm Thủ tướng thay thế ông Ôn Gia Bảo từ tháng 3/2013, nhân kỳ họp Quốc hội tới. Một « hoàng tử kế vị » khác là Bạc Hy Lai đã mưu cầu thăng tiến qua việc nhấn mạnh nhu cầu đấu tranh chống bất bình đẳng, lăng-xê phong trào mao-ít. Nhưng ông Bạc đã bị loại, bị lên án là tham nhũng và xài sang, cũng như đã tìm cách bao che cho bà vợ đã bị kết tội cố sát.
Đối với những người chỉ trích nhiều nhất, ĐCSTQ cũng giống như một băng đảng mafia, chuyên phân phối cho các thành viên thuộc những gia tộc khác nhau thành quả từ sự tăng trưởng tuyệt vời của Trung Quốc. Một luận cứ chừng như đã được chứng minh qua những tiết lộ liên tiếp về gia tài tích lũy được của những người thân ông Tập Cận Bình và Ôn Gia Bảo.
Còn đối với những người khác, sau khi đã cố phá hủy một nước Trung Hoa cũ dưới thời Mao Trạch Đông, ĐCSTQ đã biết tái lập một cách khôn khéo và hiệu quả triều đình Trung Hoa, với "đội quân quan lại" có học thức để điều hành một đất nước rộng mênh mông. Một đảng với 82,6 triệu đảng viên ( trên dân số 1,3 tỉ người) đã đưa đất nước lên vị trí nền kinh tế thứ nhì thế giới, với chương trình « tăng trưởng và ổn định ».
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.