Bài đăng : Thứ tư 14 Tháng Mười Một 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ tư 14 Tháng Mười Một 2012
Đảng
Cộng sản Trung Quốc hôm nay 14/11/2012 đã kết thúc đại hội lần thứ 18
với việc bầu ra một ủy ban trung ương. Ngay ngày mai ủy ban này sẽ đề cử
Tập Cận Bình là lãnh đạo số một của đất nước, và các thành viên mới của
Bộ Chính trị.
Các nhà lãnh đạo của nền kinh tế thứ nhì thế giới sẽ phải đối
mặt với trách nhiệm nặng nề là chiến đấu chống nạn tham nhũng đang lan
tràn, và tăng trưởng đang chậm lại, dưới cái nhìn ngày càng nghiêm khắc
của nửa tỉ cư dân mạng Trung Quốc.
Sau một tuần lễ làm việc trong bí mật hoàn toàn, hơn 2.200 đại biểu đã thông qua thành phần Ban chấp hành trung ương. Ban chấp hành này gồm khoảng 200 ủy viên chính thức, được xem là đại diện cho hơn 82 triệu đảng viên.
Trong bài diễn văn bế mạc tại Đại lễ đường Nhân dân, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói : « Tôi tuyên bố đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hoàn thành thắng lợi ». Tiếp theo là các nghi thức bất di bất dịch : các đại biểu, đa số chỉ là bù nhìn, cùng đứng dậy hát bài Quốc tế ca.
Đại hội đã sửa đổi điều lệ Đảng để đưa vào « lý luận phát triển khoa học » của ông Hồ Cẩm Đào, bên cạnh chủ thuyết Mác Lê. « Sự cần thiết phải xúc tiến bảo vệ sinh thái » cũng được cho vào điều lệ Đảng, trong bối cảnh đất nước đang phải gánh chịu những tác hại của ba thập kỷ công nghiệp hóa và đô thị hóa vô tội vạ.
Các sửa đổi này đã được tất cả các đại biểu giơ tay biểu quyết thông qua, không hề có tiếng nói nào chống lại. Ban chấp hành trung ương thứ 18 mới được bầu ra sẽ họp toàn thể phiên đầu tiên, sau đó các tân lãnh đạo Trung Quốc sẽ được giới thiệu trước báo chí và thế giới vào ngày mai, thứ Năm 15/11 vào khoảng 11 giờ địa phương (3 giờ GMT).
Bộ Chính trị gồm khoảng 25 ủy viên và Ban thường trực Bộ Chính trị, có thể từ 9 ủy viên giảm xuống còn 7, là những nhân vật nắm quyền hành tối thượng tại Trung Quốc. Tân Tổng bí thư Tập Cận Bình, 59 tuổi, đến tháng 3/2013 sẽ trở thành Chủ tịch nước, kế vị ông Hồ Cẩm Đào. Thủ tướng Ôn Gia Bảo, theo các nhà quan sát, sẽ được Phó thủ tướng Lý Khắc Cường thay chân.
Thành phần của Ban thường trực Bộ Chính trị, và đặc biệt là quan hệ của các tân lãnh đạo với các lãnh tụ lão thành, sẽ là trung tâm chú ý vào ngày mai. Ông Tập Cận Bình được coi là một nhân vật ôn hòa được các phe bảo thủ lẫn cải cách trong Đảng chấp nhận.
Tuần rồi ông Hồ Cẩm Đào đã kêu gọi những người kế tục nỗ lực giải quyết vấn nạn tham nhũng, mà theo ông có nguy cơ gây ra « sự sụp đổ của Đảng và Nhà nước ». Hơn nữa, tình hình kinh tế hiện nay đang gây nhiều quan ngại. « Thập kỷ vàng » của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã trôi qua, nhường chỗ cho tăng trưởng đang chậm lại ở mức dưới 8% trong năm 2012, thấp nhất kể từ 13 năm qua.
Để Trung Quốc có thể tiếp tục quá trình cất cánh, người lãnh đạo vừa mãn nhiệm đã cổ vũ cho một « mô hình tăng trưởng mới », ưu tiên cho tiêu thụ của các hộ gia đình thay vì đổ tiền vào các công trình xây dựng quy mô.
Sự thay đổi nhanh chóng của Trung Quốc cũng gây nên những xung đột xã hội liên tục diễn ra, thường xuyên được các tiểu blog đưa tin. Đây là luồng dư luận công chúng quan trọng, cho dù bị kiểm duyệt. Phong trào phản kháng đã trở thành bi kịch nơi một số dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Tây Tạng, mà từ một năm qua đã có gần 70 vụ tự thiêu để tố cáo Bắc Kinh đàn áp tín ngưỡng và văn hóa của họ.
Ông Tập Cận Bình lên cầm quyền sau một năm đầy khó khăn đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, đánh dấu bởi vụ Bạc Hy Lai, xì-căng-đan đình đám nhất trong những năm gần đây. Bên cạnh đó là những tiết lộ về gia tài khổng lồ của bản thân gia đình ông Tập Cận Bình và của Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Sau một tuần lễ làm việc trong bí mật hoàn toàn, hơn 2.200 đại biểu đã thông qua thành phần Ban chấp hành trung ương. Ban chấp hành này gồm khoảng 200 ủy viên chính thức, được xem là đại diện cho hơn 82 triệu đảng viên.
Trong bài diễn văn bế mạc tại Đại lễ đường Nhân dân, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói : « Tôi tuyên bố đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hoàn thành thắng lợi ». Tiếp theo là các nghi thức bất di bất dịch : các đại biểu, đa số chỉ là bù nhìn, cùng đứng dậy hát bài Quốc tế ca.
Đại hội đã sửa đổi điều lệ Đảng để đưa vào « lý luận phát triển khoa học » của ông Hồ Cẩm Đào, bên cạnh chủ thuyết Mác Lê. « Sự cần thiết phải xúc tiến bảo vệ sinh thái » cũng được cho vào điều lệ Đảng, trong bối cảnh đất nước đang phải gánh chịu những tác hại của ba thập kỷ công nghiệp hóa và đô thị hóa vô tội vạ.
Các sửa đổi này đã được tất cả các đại biểu giơ tay biểu quyết thông qua, không hề có tiếng nói nào chống lại. Ban chấp hành trung ương thứ 18 mới được bầu ra sẽ họp toàn thể phiên đầu tiên, sau đó các tân lãnh đạo Trung Quốc sẽ được giới thiệu trước báo chí và thế giới vào ngày mai, thứ Năm 15/11 vào khoảng 11 giờ địa phương (3 giờ GMT).
Bộ Chính trị gồm khoảng 25 ủy viên và Ban thường trực Bộ Chính trị, có thể từ 9 ủy viên giảm xuống còn 7, là những nhân vật nắm quyền hành tối thượng tại Trung Quốc. Tân Tổng bí thư Tập Cận Bình, 59 tuổi, đến tháng 3/2013 sẽ trở thành Chủ tịch nước, kế vị ông Hồ Cẩm Đào. Thủ tướng Ôn Gia Bảo, theo các nhà quan sát, sẽ được Phó thủ tướng Lý Khắc Cường thay chân.
Thành phần của Ban thường trực Bộ Chính trị, và đặc biệt là quan hệ của các tân lãnh đạo với các lãnh tụ lão thành, sẽ là trung tâm chú ý vào ngày mai. Ông Tập Cận Bình được coi là một nhân vật ôn hòa được các phe bảo thủ lẫn cải cách trong Đảng chấp nhận.
Tuần rồi ông Hồ Cẩm Đào đã kêu gọi những người kế tục nỗ lực giải quyết vấn nạn tham nhũng, mà theo ông có nguy cơ gây ra « sự sụp đổ của Đảng và Nhà nước ». Hơn nữa, tình hình kinh tế hiện nay đang gây nhiều quan ngại. « Thập kỷ vàng » của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã trôi qua, nhường chỗ cho tăng trưởng đang chậm lại ở mức dưới 8% trong năm 2012, thấp nhất kể từ 13 năm qua.
Để Trung Quốc có thể tiếp tục quá trình cất cánh, người lãnh đạo vừa mãn nhiệm đã cổ vũ cho một « mô hình tăng trưởng mới », ưu tiên cho tiêu thụ của các hộ gia đình thay vì đổ tiền vào các công trình xây dựng quy mô.
Sự thay đổi nhanh chóng của Trung Quốc cũng gây nên những xung đột xã hội liên tục diễn ra, thường xuyên được các tiểu blog đưa tin. Đây là luồng dư luận công chúng quan trọng, cho dù bị kiểm duyệt. Phong trào phản kháng đã trở thành bi kịch nơi một số dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Tây Tạng, mà từ một năm qua đã có gần 70 vụ tự thiêu để tố cáo Bắc Kinh đàn áp tín ngưỡng và văn hóa của họ.
Ông Tập Cận Bình lên cầm quyền sau một năm đầy khó khăn đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, đánh dấu bởi vụ Bạc Hy Lai, xì-căng-đan đình đám nhất trong những năm gần đây. Bên cạnh đó là những tiết lộ về gia tài khổng lồ của bản thân gia đình ông Tập Cận Bình và của Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.