mercredi 18 décembre 2013

TS Phạm Chí Dũng : Đảng làm sao có thể “hạ cánh mềm”?

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
Đôi lời : Sáng nay 18/12/2013, một cuộc « đấu tố » đã diễn ra đối với Tiến sĩ Phạm Chí Dũng – người đã viết Tâm thư từ bỏ đảng, tại Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, nơi anh làm việc. Trước đó, Đảng ủy Viện và Đảng ủy cấp trên đã cố gắng vận động anh rút đơn « ở lại trong đảng để đấu tranh » nhưng không thành công, nên đã chỉ thị cho các đảng viên « đấu tố » anh. Tuy nhiên có đến 60% đảng viên không đồng ý khai trừ đảng TS Phạm Chí Dũng !

Xin phép được giới thiệu đến bạn đọc bài viết của Tiến sĩ Phạm Chí Dũng về sự kiện này :

Cuộc họp kiểm điểm tôi xảy đến vào buổi sáng ngày 18/12/2013, hai tuần sau khi tôi viết Tâm thư từ bỏ đảng và đơn xin ra đảng, được đảng ủy Viện Nghiên cứu Phát triển - một cơ quan trực thuộc Ủy ban Nhân dân TP.HCM nhưng chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy khối dân chính đảng - triệu tập như một hội nghị bất thường.


Vào buổi sáng này, thời tiết Sài Gòn lại se lạnh bất thường không kém và là một trong những ngày đẹp nhất trong năm để kỷ niệm Chúa Giêsu ra đời. Không biết có phải vì cảm hứng đột ngột đó hay không mà ông Phan Xuân Biên, nguyên trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, một đảng viên cao cấp cùng sinh hoạt trong đảng ủy Viện Nghiên cứu Phát triển, đã mở đầu cuộc “đấu tố” tôi bằng đánh giá cho rằng bức tâm tư từ bỏ đảng mà tôi đã “phát tán” lên mạng Internet và báo đài phương Tây là “lăng nhăng lít nhít”. Tất nhiên, ngay sau đó tôi đã phải đề nghị vị đảng viên có bình phẩm bất thường đó càng cần phát biểu có văn hóa hơn, nhất là khi không còn giữ chức trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, đúng với mặt bằng văn hóa tối thiểu về góp ý và dân chủ cơ sở trong đảng.

Một chi tiết đáng chú ý liên quan đến văn hóa phản biện trong đảng là chi bộ nơi tôi sinh hoạt đã nêu ra một “gợi ý” để tôi làm bản kiểm điểm, là hành động tán phát tâm thư từ bỏ đảng và đơn xin ra đảng của tôi đã vi phạm điều lệ đảng và quyết định số 47 của trung ương về 19 điều đảng viên không được làm. Trong đó có những nội dung “Nói, làm trái hoặc không thực hiện cương lĩnh chính trị, điều lệ đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của đảng”, và “…tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những quan điểm trái với đường lối của đảng, pháp luật của nhà nước”.

Sự hiện diện không tránh khỏi của hai cơ quan Đảng ủy khối dân chính đảng và Ủy ban Kiểm tra Thành ủy trong cuộc họp này cũng như  cuộc họp trước đó với tôi đã không thể tránh cho tôi cảm giác về một sự hiện diện khác, tuy không lộ diện, của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đối với toàn bộ chỉ đạo về quy trình tổ chức kiểm điểm và có thể khai trừ đảng với tôi.

Khuynh hướng và kỹ thuật tổ chức kiểm điểm đối với tôi cũng khiến tôi nhớ lại trường hợp của đại tá, nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng. Vào năm 2009, ông Phạm Đình Trọng làm đơn xin ra khỏi đảng. Tuy nhiên người ta đã tổ chức “đấu tố” ông ở địa phương, để 5 tháng sau ông phải nhận quyết định khai trừ đảng. Mục đích của giới cấp ủy là người bỏ đảng phải bị mất danh dự và răn đe các đảng viên khác không được bỏ đảng theo.

Có nghĩa là mặc dù theo điều lệ đảng thì việc xin vào đảng và xin ra đảng là hoàn toàn bình thường, nhiều cấp ủy đảng vẫn sẵn sàng coi hành động ra đảng là bất thường. Họ sẵn sàng quy chụp về thái độ chính trị, kể cả thái độ và hành vi “chống đảng”, và thay vì cho người xin ra đảng “hạ cánh mềm”, họ bắt buộc những người này phải “hạ cánh cứng”.

Tôi tự hỏi với lối tư duy và hành xử vẫn quá nặng về độc đoán và áp đặt như thế, liệu đảng có thể “hạ cánh mềm” trước sự phẫn nộ rất có thể xảy ra của dân chúng trong 4 hay 5 năm tới?

Cũng như với ông Phạm Đình Trọng, tổ chức đảng Viện Nghiên cứu Phát triển tìm cách thuyết phục tôi “tiếp tục ở trong đảng để có đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực”, hoặc nhắc lại “lời thề” của tôi khi xin vào đảng. Nhưng khi nhận ra quyết định ra đảng của tôi là không thể thay đổi, một số ý kiến khác đã cho rằng tôi phủ nhận tất cả thành tựu của Đảng Cộng sản Việt Nam và ít nhất tôi đã vi phạm điều lệ đảng khi tán phát đơn xin ra đảng lên mạng Internet.

Còn với tôi, đã đến lúc phải bày tỏ quan điểm tách bạch và kiên quyết hơn đối với thái độ quy chụp chính trị của các cơ quan đảng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi đã thề trung thành với Đảng khi xin vào, nhưng lời thề đó chỉ còn giá trị một khi Đảng vẫn còn trung thành với những người đã sinh ra đảng và đóng thuế cho giới quan chức đảng sinh nhai và ngự trị trên cái ghế dán nhãn “lãnh đạo toàn diện”. Chứ không phải như hình ảnh hiện thân đầy rẫy và tàn bạo của các nhóm lợi ích trong đảng như ngày nay, với một bản Hiến pháp 2013 phản bác lại mọi phản biện của đại đa số nhân dân. Và vì thế, lời thề duy nhất còn lại với một người từng là sĩ quan quân đội và bảo vệ an ninh như tôi chỉ là “trung với nước, hiếu với dân”.

Cũng vì thế, trong bản giải trình tôi đã nêu rõ: “Trong trường hợp Thành ủy, Đảng ủy khối Dân chính đảng, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy và Đảng ủy Viện Nghiên cứu Phát triển vẫn bảo lưu quan điểm cho rằng tôi vi phạm điều lệ đảng, tôi buộc lòng phải bảo lưu quyền công dân được khiếu nại tới các cấp thẩm quyền và quyền thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế”.

Thâm tâm tôi không hề ngạc nhiên về những động thái mà tổ chức đảng đã áp đặt có chủ ý đối với tôi, bởi đơn giản là tôi không sai trong toàn bộ các bài viết và phát ngôn về cái thực trạng khó có lối thoát của Đảng Cộng sản hiện nay. Nếu Đảng không tự thay đổi bằng cách tự làm sạch mình và ngó ngàng tới dân chúng, người nghèo nhiều hơn, không chấp nhận những tiếng nói và chính kiến đa chiều, trái chiều, Đảng sẽ bị chính dân chúng phủ nhận và thay đổi trong không bao lâu nữa.

Tâm tư này không chỉ là của tôi, mà còn thuộc về tâm tưởng của rất nhiều đảng viên khác - những người đương chức trong khu vực nhà nước, lực lượng vũ trang và giới đảng viên hưu trí.

Có lẽ vì tính phổ biến của tâm tư ấy mà đã phát sinh một chi tiết đáng lưu tâm không kém trong cuộc họp kỷ luật tôi: chỉ có khoảng 40% đảng viên có mặt bỏ phiếu khai trừ đảng (10/24 người), trong khi khoảng 60% còn lại bỏ phiếu mức độ khiển trách, cảnh cáo đảng và không bỏ phiếu. Trong khi trước cuộc họp xét kỷ luật này, một số người quen của tôi nhận định rằng với bức tâm thư từ bỏ đảng được “tán phát” lên mạng của tôi, đó là một “tội” rất nặng trong con mắt của Đảng và chắc chắn đảng ủy, chi bộ nơi tôi sinh hoạt sẽ phải chịu sức ép rất lớn để có được 100% hoặc gần như thế phiếu khai trừ đảng tôi.

60% không đồng ý khai trừ đảng có lẽ cũng là một tỉ lệ xã hội học đảng viên đáng quan tâm trong hiện tình tư tưởng ngổn ngang của đảng viên hiện thời. Tỉ lệ này cho thấy những đánh giá gần đây về khả năng có đến 60-80% đảng viên ở vào thế “trung lập” hoặc có nhận thức và hành động tiến bộ là có cơ sở. Tỉ lệ này lại hoàn toàn trái ngược với một tỉ lệ khác - khoảng 20% số đảng viên bị gắn bó quá hữu cơ bởi các quyền lợi và chức vụ, hoặc là những người theo quan điểm “còn đảng còn mình” như một triết lý dân gian đương đại.

Tôi cũng tự hỏi là với tỉ lệ mang tính “cách mạng” đang trở thành một xu thế không thể đảo ngược ngay trong nội bộ đảng như thế, một hệ quả mà hoàn toàn có thể dẫn đến một làn sóng thoái đảng và bỏ đảng công khai trong những năm tới, Đảng sẽ làm sao có thể “hạ cánh mềm” nếu họ không tự thay đổi, và hơn nữa phải “thay máu” một cách ghê gớm. Mà thời gian để tự đổi thay lại không còn nhiều, chỉ có thể được tính theo năm…



13 commentaires:

  1. Kỳ vậy ta, đảng viên khác đang bỏ đảng quá trời sao không thấy ai nói gì cả

    RépondreSupprimer
  2. Tôi ngưỡng mộ ông tiến sĩ Phạm Chí Dũng.

    RépondreSupprimer
  3. Theo kịch bản Hollywood: Muốn ra khỏi hội Mafia, không đơn giản cứ thích là ra, muốn nghỉ là nghỉ đâu nhá. Nhẹ thì ăn một trận đòn, nặng thì để lại vài bộ phận cơ thể, và trường hợp xảy ra nhiều nhất là thủ tiêu. Kết thúc có hậu thì bỏ xứ mà đi.
    Đấy là Phim thôi. Đảng ta đâu có thế. :))

    RépondreSupprimer
  4. "Một chi tiết đáng chú ý liên quan đến văn hóa phản biện trong đảng là chi bộ nơi tôi sinh hoạt đã nêu ra một “gợi ý” để tôi làm bản kiểm điểm, là hành động tán phát tâm thư từ bỏ đảng và đơn xin ra đảng của tôi đã vi phạm điều lệ đảng và quyết định số 47 của trung ương về 19 điều đảng viên không được làm. Trong đó có những nội dung “Nói, làm trái hoặc không thực hiện cương lĩnh chính trị, điều lệ đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của đảng”, và “…tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những quan điểm trái với đường lối của đảng, pháp luật của nhà nước”. . Ai biểu xin, xỏ chi cho vi phạm đủ thứ lung tung? Ra thi nói tao ra nè, khg chơi với tụi bây nửa, đừng có gợp tao chung với chúng mầy nửa nghe chưa?
    Ra đảng rồi, hết là đảng viên mà còn kiểm điểm cái tổ cha chúng nó, đúng là lũ xàm. Lại còn phạm vào pháp luật nửa ? Luật gì mấy cha nội?

    RépondreSupprimer
  5. Ce commentaire a été supprimé par l'auteur.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. http://conbunhinrom.blogspot.com/2013/12/tho-hat-ra.html

      Supprimer
  6. "Cuộc họp kiểm điểm tôi xảy đến vào buổi sáng ngày 18/12/2013, hai tuần sau khi tôi viết Tâm thư từ bỏ đảng và đơn xin ra đảng, được đảng ủy Viện Nghiên cứu Phát triển - một cơ quan trực thuộc Ủy ban Nhân dân TP.HCM nhưng chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy khối dân chính đảng - triệu tập như một hội nghị bất thường."
    RA KHỎI ĐẢNG ĐÃ 2 TUẦN THÌ AI CÓ QUYỀN TRIỆU TẬP ÔNG NỮA?
    CHỨNG TỎ ÔNG VẪ CÒN SINH HOẠT ĐẢNG SAU KHI VIẾT TÂM THƯ.
    THÂT MÂU THUẪN

    RépondreSupprimer
  7. Làm Người lương thiện khó quá trời?

    RépondreSupprimer
  8. đảng cộng sản việt nam đã quá thối nát không thể không sụp dổ trong những năm tới. XÃ HỘI việt nam đã loạn





    lioa

    on ap
    standa


    on
    ap

    RépondreSupprimer
  9. My pham brightdoctors giúp bạn nhanh chóng có được một làn da tươi trẻ, căng tràn sức sống. không những thế Mỹ phẩm brightdoctors còn đem đến cho bạn sự tự tin khi ở bên người ấy

    RépondreSupprimer
  10. ????????????????????????????????
    ---------------------------------------------------------------------------------------------------------
    in hiflex gia re tphcm

    RépondreSupprimer

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.