dimanche 12 décembre 2021
vendredi 10 décembre 2021
Trung Quốc gia nhập WTO : 20 năm sau phương Tây mới sáng mắt !
Đăng ngày:
Lo ngại « chó sói » phương Tây, nay Trung Quốc là « chiến binh sói »
Le Monde ghi nhận, là quốc gia nằm trong số những nước nghèo nhất cách đây nửa thế kỷ, Trung Quốc nay sắp sửa vượt qua Hoa Kỳ. Phương Tây ngỡ rằng việc mở cửa Hoa lục sẽ đi kèm với dân chủ hóa, nhưng đã lầm lẫn lớn.
Thái Vũ - Sưởi ấm bằng gạch : Thế gian chỉ có hai người !
Hồi bé, như bao đứa trẻ con khác, tôi cũng tin sái quai hàm chuyện sưởi ấm bằng gạch.
Giờ tôi sống vùng băng giá. Đã qua mười mùa Đông trứ danh của miền trung tây Bắc Mỹ. Có những năm lạnh sâu tới âm 40, 45 độ C. Lạnh đến mức sân bay phải ngưng hoạt động do nhiều thiết bị điện và điện tử bị ảnh hưởng. Lạnh đến mức những động vật chịu lạnh siêu giỏi, luôn đùa giỡn chui rúc vào băng tuyết cũng phải "ngủ chết" (lúc nào sẽ nói bản năng đặc biệt này của sóc Bắc Mỹ).
Mùa Đông tiền điện tăng gấp đôi vì gas sưởi. Cứ nghĩ đến đấy thì lại nhớ tới cục gạch phét láo ngày xưa.
Nguyễn Văn Tuấn - "Đá núi tật nguyền, vết sẹo thời gian"
Tôi biết đến Nhạc sĩ Phú Quang (1949 - 2021) lần đầu tiên qua một video ca nhạc của Trung tâm Thúy Nga phát hành [1]. Nghe xong ca khúc là thấy 'ấn tượng' ngay. Ấn tượng từ giai điệu du dương đến lời ca ý nhị.
Anh ấy đã về cõi vĩnh hằng, nhưng những ru khúc tình tự và dạt dào của anh thì sẽ ở lại với chúng ta rất lâu. Nhạc sĩ Phú Quang có lẽ là một trong những trường hợp hiếm hoi [ở thế hệ anh ngoài Bắc] không có những bài ca 'nhạc đỏ'.
Theo một bài trả lời phỏng vấn, anh bắt đầu sự nghiệp sáng tác vào năm 1969 tuổi (lúc đó mới 20 tuổi), trong thời chiến tranh ác liệt. Anh đã chứng kiến những cái chết bi thảm, những mất mát lớn. Thế nhưng khác với những người khác cùng thời cho ra những bài ca mang sắc màu thù hận, anh sáng tác những tác phẩm tình tự, giàu tính nhân văn và triết lý. Những ca khúc của Phú Quang thời đó cũng giống như nhiều ca khúc trữ tình của các nhạc sĩ trong Nam cùng thời.
Hoàng Linh - Tại sao hay bắt quan chức vào chiều thứ Sáu?
Bộ Công an vừa thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với ông Nguyễn Quang Tuấn, cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, từ tại ngoại sang tạm giam để phục vụ điều tra.
Chiều 10.12, thông tin từ Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an vừa ra quyết định hủy bỏ biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Quang Tuấn, cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, và ra lệnh bắt tạm giam đối với bị can Tuấn. Các quyết định, lệnh này đã được Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao phê chuẩn và đã được thi hành.
Cùng thời gian, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường bị bắt tạm giam sau hơn một tháng bị khởi tố, với cáo buộc thiếu trách nhiệm để 7 loại thuốc giả nhãn mác nhập về Việt Nam tiêu thụ gây thiệt hại 50,6 tỉ đồng.
Nguyễn Quang Thiều - Đau đớn có phải là một món quà ?
Mấy đêm nay tôi xem bộ phim Mỹ có tên Ám sát Tổng thống J. Kennedy dài 8 tập. Phim kể về một chàng trai trở lại quá khứ để ngăn chặn vụ ám sát tổng thống Kennedy.
Ở quá khứ, anh gặp một người đàn ông đau khổ, khuyên anh không nên quay lại quá khứ vì sẽ chẳng thay đổi được gì. Người đàn ông đó cũng trở lại quá khứ để tìm cách cứu đứa con gái bốn tuổi của mình bị chết đuối. Chỉ lãng đi mấy phút mà để mất đứa con, ông đau đớn tột độ và liên tục trở lại quá khứ để hy vọng thay đổi. Nhưng ông không thể nào thay đổi được.
Chàng trai quyết tâm và ngăn được vụ ám sát tổng thống Kennedy. Sau đó Kennedy làm tổng thống Mỹ hai nhiệm kỳ.
Binh Nguyên - Quay đầu là bờ !
Thú thật ngày xưa mình có ăn thịt chó, không chỉ ăn mà còn rất thích món này. Có khi một tuần thì hết ba, bốn ngày là ngồi quán Cầy Tơ.
Mà hình như thời điểm những năm 1980-1990 nhiều người thích ăn thịt chó, bởi thời bao cấp thịt heo, thịt bò vô cùng khan hiếm. Phải mua theo sổ và có khi một tháng tổ dân phố mới kêu đi xếp hàng mua thịt một lần.
Có lẽ vì thế mà các quán thịt chó lúc nào cũng đông khách, có hẳn những con phố thịt chó như Hồng Hà, Gò Vấp, cầu Thị Nghè...
Đỗ Duy Ngọc - Thành phố đầu tiên của Việt Nam nói không với thịt chó, mèo
Đọc cái tít báo tui nghĩ ngay đến một thành phố khác, một vùng đất khác chứ không phải là Hội An. Bởi theo tui biết dân Hội An không có thói quen ăn thịt chó, mèo. Và hình như dân miền Trung cũng thế.
Cho nên việc Hội An, thành phố đầu tiên của Việt Nam nói không với thịt chó, mèo cũng chỉ là chuyện nói cho vui. Dân ở đó không ăn thịt chó mèo thì tuyên bố như thế chỉ là chuyện thừa.
Nếu như thành phố nào đó chuyên ăn thịt chó mèo, dân ở đấy ghiền món thịt đó và cho đó là quốc hồn quốc túy mà quyết tâm như thế mới đáng nói. Mong vùng đất chuyên xơi thịt chó mèo lên tiếng cho cả làng cùng vui.
Hà Phan - 2,4 tỉ đồng một mét vuông đất Thủ Thiêm!
Hôm nay 10/12, Trung tâm đấu giá tài sản thành phố Hồ Chí Minh hoàn tất cả bốn phiên đấu giá với 4 lô đất khoảng 30.000m2 thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm, thu về 37.346 tỉ đồng cho ngân sách thành phố.
Gấp 7 lần giá khởi điểm, và tính trung bình giá đất này lên tới 1,2 tỉ/mét vuông !
Riêng lô đất 3-12, có diện tích 10.059,7m2, giá khởi điểm hơn 2.942 tỉ đồng. Sau 70 lượt trả giá, Công ty TNHH đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt trúng đấu giá với giá chốt là 24.500 tỉ đồng, tương đương 2,4 tỉ đồng/ m2.
Võ Xuân Sơn - Sự cố đi tàu
Người Việt Nam khi đến Nhật, một trong những cái khó khăn là việc đi tàu.
Có lẽ tàu (hiểu theo nghĩa là xe chạy trên đường rầy) ở Nhật nó nhiều và dày đặc nhất thế giới. Và nó cũng cực kỳ phức tạp. Tất cả đều là tàu chạy điện cả, nên nói tàu điện theo tiếng Việt thì dễ hiểu sai, vì nó bao gồm cả tàu cao tốc xuyên nước Nhật.
Có rất nhiều hãng tàu ở Nhật. Có lẽ lớn nhất là JR (Japan Railway). Hãng này có hai hệ thống tàu tách biệt, chạy trên đường ray riêng, có nhà ga riêng. Đó là hệ thống tàu cao tốc Shinkansen, và hệ thống tàu thường. Có nhiều loại tàu Shinkansen, tàu dừng ít ga hơn, tàu dừng nhiều ga hơn. Cũng có nhiều loại tàu thường, chậm, nhanh...
Hoàng Hải Vân - Chính quyền Hà Nội giỡn với hành khách !
Sau khi xảy ra mất tín hiệu 30 phút, người ta mới thông báo đó là do Sở Giao thông Hà Nội kích hoạt sự cố để diễn tập mà không báo trước cho Metro Hà Nội khiến cho họ tưởng là sự thật.
Còn nói, đây là một trong 63 tình huống khẩn cấp phải trải qua tập luyện.
Mấy anh không thông báo cho nhau thì mặc mẹ mấy anh. Nhưng hành khách thì một số đang lên tàu, mấy anh bảo xuống tàu để đi xe buýt. Một số đang từ ga khác chạy về, mấy anh buộc phải quay đầu trở lại.
mercredi 8 décembre 2021
Ngô Nhân Dụng - Putin dám đánh Ukraine không?
Không khí khích động đã diễn ra trên trời. Ngày Thứ Bảy, một phi cơ Aeroflot chở 142 người từ Tel Aviv bay về Moscow gặp một máy bay thám thính của NATO đã phải hạ thấp 600 mét để né tránh.
Ngày hôm trước, phi cơ chiến đấu Nga đã ép hai máy bay khác của NATO trên biển Hắc Hải sau khi khiến một máy bay Nga phải đổi hướng.
Trong lúc đó, ông Oleksii Reznikov bộ trưởng quốc phòng Ukraine báo động 94.000 quân Nga, hàng trăm tiểu đoàn với chiến xa và trọng pháo, đã tập trung ở biên giới hai nước.
Nguyễn Đình Bổn - Cần giữ hai tiếng "cám ơn, xin lỗi" của người phương Nam!
* Tôi có anh bạn vong niên, học trường Tây thuở nhỏ và vẫn giữ nguyên phong thái lịch sự, hơi kiểu cách cho đến bây giờ. Nhưng ấn tượng nhất với tôi là cách anh hành xử - không mảy may bị tác động từ bên ngoài.
Cái thời xa xưa khi tôi còn ở tỉnh, cùng tham gia gửi các bài viết trên các báo - cái thời chưa có internet, vẫn gửi thư, bài... qua bưu điện.
Bạn biết đó, các nhân viên bưu điện hơn 30 năm trước, mặt lúc nào cũng quạu đeo. Nhưng anh không quan tâm đến thái độ lẫn cách hành xử của họ. Anh vẫn luôn nhã nhặn cảm ơn họ sau khi gửi thư đi, dù họ có rề rà ra sao, thậm chí họ không thèm nhìn lại khi nghe anh cảm ơn.
Nguyễn Thông - Long trọng viên
Tôi cứ thẳng thắn đề nghị, mấy ông to bà nhớn có đi dự lễ, thăm thú đâu đó, làm long trọng viên chuyên nghiệp. Nếu được mời phát biểu thì cứ lên bục nói vo vài ba điều, nói những gì mình biết.
Ví dụ thăm Quảng Ninh thì khen nó lắm than, vàng đen của tổ quốc, thăm Thanh Hóa thì nhắc phát huy tiềm năng thế mạnh 5 lờ (L) là lúa, lợn, lạc, luồng… Thăm Điện Biên thì tự hào 'lừng lẫy, chấn động địa cầu", thăm Hà Giang thì đá "Hà Giang mến yêu ơi", v.v.. .Biết đến đâu nói đến đấy, ngắn thôi, rồi ra hiệu lệnh "vỗ tay".
Đâu có cái thói cứ cắm đầu cắm cổ đọc những thứ đứa khác viết, khác gì làm loa cho chúng nó, thiên hạ cười cho.
Lê Phú Khải - Một trang hồi ký về « Lênin toàn tập » : Thanh gươm không đối thoại
Nhân đọc bài “Quan điểm của Lênin về Nhà nước” của GS. Nguyễn Đình Cống trên trang mạng Bauxite Việt Nam ngày 06-12-2021. Một bài viết công phu, đã chỉ ra, dù ở một khía cạnh hẹp, vì sao Liên Xô dù hùng mạnh đến thế đã sụp đổ… chỉ vì Stalin đã tiếp tục thực thi một cách sắt máu “chuyên chính vô sản” của Lênin.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống cũng nhắc đến bộ “Lênin toàn tập” đồ sộ 55 tập (tiếng Việt).
Tôi có một kỷ niệm khá thú vị về bộ sách Lênin toàn tập 55 cuốn, mỗi cuốn dày cộp, chữ nhỏ li ti này. (Thực ra những lần đầu bộ sách này được in bằng tiếng Việt thì đều in ở nhà xuất bản Tiến Bộ bên Liên Xô).
Lê Nguyễn - Chút hồi ức vụn vặt về hai tạp chí Kiến thức Ngày nay và Thế Giới Mới (2)
II) Trong hai tờ báo tồn tại lâu dài trên thị trường báo chí, Thế Giới Mới ra đời sau (1990), khi Kiến thức Ngày nay (1988) đã có một lượng độc giả khá hùng hậu, nên tất nhiên số phát hành không nhiều bằng. Và như một hậu quả tất yếu, tiền nhuận bút trả cho cộng tác viên cũng thấp hơn.
Những năm 1992-1993, khi nhuận bút của Kiến thức Ngày nay đã ở mức trên dưới 100 ngàn đồng/trang thì nhuận bút của Thế Giới Mới còn ở mức 40-50 ngàn đồng/trang. Số trang in của Thế Giới Mới cũng thấp hơn, 96 trang thay vì 112 trang như Kiến thức Ngày nay. Còn nhớ một trong ba bài đầu tiên của tôi trên số báo Thế Giới Mới 28 (1992) dài gần 3 trang, tòa soạn trả nhuận bút 120 ngàn đồng. Khoản tiền đó lúc này cũng không phải là nhỏ.
Trong suốt nửa đầu thập niên 1990, tinh thần “chiêu hiền đãi sĩ” của ban biên tập Thế Giới Mới được nâng cao. Số người cộng tác nhiều hơn, bài viết ngày càng có chất lượng cao hơn, báo phát hành với số lượng lớn hơn trước, nhất là tại miền Bắc.
Thái Hạo - Tất cả chúng ta thật lòng nói dối…
Tôi viết, “Khi một nhóm người ăn cướp để làm giàu thì phần còn lại sẽ phải ăn cắp để sống”, câu này được nhiều người hiểu một cách rất thô sơ “chắc nó chừa mình ra”, mà không tự thấy rằng, chính mình cũng là người ăn cắp. Thói gian dối tràn ngập khắp nơi.
Khi đi học, chúng ta ăn cắp bằng cách quay cóp trong những giờ kiểm tra; khi ra trường chúng ta ăn cắp bằng cách chạy chọt đút lót “xin việc” – đó là cách ăn cắp cơ hội của người khác. Khi đi làm chúng ta đối phó, làm việc cầm chừng, đi muộn về sớm. Chúng ta ăn cắp giáo án trên mạng, ta ăn cắp thành tích bằng cách cấy điểm cho học trò, ăn cắp bằng những bản báo cáo “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”…
Ăn cắp khắp nơi, ăn cắp tràn lan trong xã hội, ăn cắp từ trẻ tới già, từ nông thôn lên thành phố, từ ngoài đường vào công sở.