samedi 9 octobre 2021

Nguyễn Mỹ Khanh - Quá tàn ác khi giết chết 15 chú chó và 1 chú mèo của cặp vợ chồng này !

 

Mấy ngày qua, cộng đồng mạng cảm động chia sẻ clip hai vợ chồng từ Bình Dương về Cà Mau, chở theo 15 con chó và 1 con mèo.

Ai cũng thương khi biết dù rất khó khăn nhưng hai vợ chồng vẫn cố gắng nuôi, chăm sóc chúng thật chu đáo, yêu chúng như con. Mọi người dõi theo hành trình của các con và cầu chúc thượng lộ bình an, về tới quê nhà an toàn.

Vậy mà tối nay, thật ngỡ ngàng nghe tin dữ !

Nguyễn Thông - Con chó và tình người

 

Tôi có đọc, thấy không ít lần trên mạng, cả Facebook lẫn báo điện tử, có những người chê trách bà con nghèo trốn dịch trốn đói về quê.

Rằng đã biết đường xa vất vả, chở vợ chở con cùng với đồ đạc trên chiếc xe máy là quá lắm rồi, lại còn đèo một, hai con chó làm chi. Sao không bán đi, cho đi, thịt đi...

Hỡi các nhà đạo đức, các vị chỉ nhìn nhận sự đời ở góc độ vô cảm, thực dụng, chai sạn, sắt đá. Các vị không hiểu được tâm hồn, đạo đức của những người nghèo ấy cao đẹp thế nào đâu.

Võ Nhật Thu - Đà Nẵng tôi ơi!

Trong những ngày qua, xem những đoàn người ùn ùn rời bỏ Sài Gòn, Bình Dương về quê chạy dịch mà xót lòng.

Tui cứ hỏi: Răng rứa? Răng đời công nhân cùng khổ đến rứa? Khi họ làm việc, mưu sinh, đóng thuế thì tổ chức này, hội đoàn nọ luôn ra rả là đại diện của giai cấp công nhân, là đại diện của người lao động. Vậy trong cơn đại dịch khóa cửa ba, bốn tháng đẩy người lao động vào cảnh tuyệt vọng, thì tại răng không đưa ra quyết sách kịp thời  hỗ trợ tối thiểu để giữ chân công nhân ở lại chờ cho giãn dịch?

Không có kinh phí ư? Quỹ Bảo hiểm Thất nghiệp nghe nói kết dư đến 90 ngàn tỉ đồng kia mà? Tại răng không sớm ban hành quyết định tạm ứng cho công nhân bị khóa cửa vì dịch khoảng ba hay bốn tháng lương thất nghiệp, để họ được sinh tồn mà ở lại?

Chồng đỡ đẻ cho vợ, chạy xe máy chở vợ con vượt hơn 1.500 km về quê

 

(TN 09/10/2021) Chỉ còn 100.000 đồng trong túi, hai vợ chồng quê Nghệ An quyết định sinh con ở phòng trọ tại TP.HCM, người chồng đã đỡ đẻ rồi chở vợ con bằng xe máy vượt hơn 1.500 km về quê.

Ngày 8.10, vợ chồng anh Lương Văn Bách (28 tuổi) và Kha Thị Ngọc Ánh (27 tuổi, ở bản Văng Môn, xã Tam Hợp, H.Tương Dương, Nghệ An) đã về đến quê nhà sau khi vượt hơn 1.500 km. “Bây giờ nghĩ lại cảnh đỡ đẻ cho vợ và chạy xe máy về nhà, em vẫn còn rùng mình”, anh Bách nói.

Chồng đỡ đẻ cho vợ

Nguyễn Thông - Chính phủ cũng không bằng tao

 

Tao ở đây không phải nhà cháu (xưng tao với chính phủ, lại chê nó, nó chả còng ngay chứ ngồi đó mà lếu láo), mà là Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh thành khác có sân bay.

Dịch đã im dần nhạt dần, phải sớm quay lại cuộc sống bình thường, lo làm ăn đi lại sinh hoạt, chứ ngồi đó ngỏng cổ chờ "No Covid" có mà rã họng. Bởi vậy, phải cho tàu bay bay, xe lửa chạy, ô tô phóng nơi này nơi khác, tỉnh nọ sang tỉnh kia, nối cả nước.

Chính phủ dẫu không do dân bầu ra nhưng chí ít cũng phải mau mắn nhìn thấy việc, chủ động mà làm. Ai đời để cho dân dắt díu nhau mấy chục vạn người, ròng rã gần nửa tháng trời, kẻ đi bộ, người xe đạp, đứa xe máy, đường xa nghìn cây số, chịu đày ải nắng mưa đói khát hiểm nguy.

Huy Đức - Một cách lên tiếng khác

 

Có lẽ nhiều người cũng đang tự hỏi, phản ứng của các địa phương trước dòng người hồi hương là nỗi sợ “vỡ thành tích chống dịch”, hay thấy đó là một tình huống nhân đạo cần ngay những quyết định của mình.

Tàu hỏa, xe khách… vẫn nằm yên mặc cho hàng vạn công dân lầm lũi, bao gồm cả phụ nữ có mang, trẻ sơ sinh… bồng bế nhau hàng nghìn ki lô mét trên xe máy; dắt díu nhau hàng trăm ki lô mét trên đôi chân, trên xe đạp.

Quyết định đông cứng hệ thống giao thông công cộng như một biện pháp chống dịch không chỉ gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế, mà còn đang đày ải hàng vạn con người.

Chương trình phát thanh RFI ngày 09.10.2021


 

vendredi 8 octobre 2021

Nguyễn Văn Mỹ - Sài Gòn mở cửa & Chuyện “Cửa mở” của Việt Phương

 

Mong ước của người dân Sài Gòn là được giải phóng mọi hàng rào, chốt chặn khắp thành phố để mọi người đi lại thoải mái. Mong ước ấy đã thành hiện thực vào sáng sớm ngày 1/10. Niềm vui giản đơn mà nhọc nhằn vỡ òa sau mấy tháng tù túng.

Thành phố đã cân nhắc, suy tính và cả đấu tranh quan điểm để đi đến quyết định cuối cùng. Cám ơn sự dũng cảm của lãnh đạo thành phố.

Sài Gòn bật dậy như lò xo nhưng vẫn dè dặt. Người Sài Gòn sợ “Chống dịch như chống giặc” theo nghĩa đen nhưng sợ dịch hơn sợ giặc. Không ít người lo lắng, hoài nghi quyết tâm mở cửa Sài Gòn. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang phải đối mặt với đủ thứ khó khăn bước đầu hậu dịch với tam giác đều của 3 mục tiêu cùng lúc – Giảm lây nhiễm và tử vong - An sinh - Phục hồi kinh tế.

Chương trình phát thanh RFI ngày 08.10.2021


 

Nguyễn Công Khế - May mà còn Quốc lộ 1 !

Đây là tiêu đề rất hay trên báo Một Thế Giới hôm qua, ngày 6-10: "Không thể mở cửa nền kinh tế nếu không mở sự đi lại".

Hôm qua, một người bạn tôi công tác cần, có xét nghiệm âm tính, có hai mũi vaccin, có giấy đi đường cũ còn giá trị, có khai báo y tế...không thiếu một thứ gì.

Cậu em phóng viên ở Bà Rịa-Vũng Tàu bảo với anh ấy: anh chớ đi ngang qua Bà Rịa-Vũng Tàu, dù không dừng lại ở đó. Vì đi ngang qua địa phương này, phải có ý kiến của Chủ tịch Tỉnh.

Đoàn Bảo Châu - Chị từ đâu tới ?


Xin hỏi, chị từ xứ sở nào tới vậy? Ở Việt Nam làm gì có ai còn khốn khổ như thế này?

Hay chị từ tác phẩm của ông nhà văn Ngô Tất Tố bước ra, cái ông nhà văn hay viết về sự nghèo đói của nông dân Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc ấy? Thời ấy xa lắm rồi, giờ làm gì còn người khổ như vậy nữa.

Đất nước chúng tôi đã có một cuộc cách mạng long trời lở đất, đối tượng phục vụ là tầng lớp công nông.

Tiểu Vũ - Ai ra xứ Huế thì ra…


Nghe chuyện ở Huế, người hàng xóm, cách quê tôi một con đèo Hải Vân, tự nhiên nhớ đến câu hát: "Ai ra xứ Huế thì ra, ai về là về núi Ngự, ai về là về sông Hương?". 

Đối với người Huế, câu hỏi này, trong thời điểm này dường như không có câu trả lời vì chẳng ai về đó được khi mọi cánh cửa đều bị đóng lại...

Một quyết định từ Huế tuyên bố rằng ai về "tự phát sẽ bị xử phạt" làm tôi ngỡ ngàng. Tôi chưa hề nghĩ trở về quê hương về chính ngôi nhà của mình mà bị...phạt. Điều đáng sợ không phải là bệnh dịch, không phải là sự nghèo khổ túng thiếu, đáng sợ nhất là sự khước từ không thừa nhận của quê hương khi con người muốn quay về.

Mạc Văn Trang - Chứng nào vẫn tật ấy !

 

Từ lúc tôi 18 tuổi cho đến nay 84 tuổi sống trong thể chế này, tôi chỉ thấy có một lần Đảng và Nhà nước này nhận sai lầm do mình gây ra và xin sửa sai (1956). Đó là cuộc Cải cách ruộng đất. Còn lại tất cả những sai lầm, tội lỗi, họ đều đổ cho một cái gì đó rất mơ hồ. Nói một vài việc cụ thể.

1. Khi phong trào Hợp tác xã thất bại, cứ cải tiến mãi, càng cải tiến càng lụn bại, họ luôn đổ tại người nông dân nặng đầu óc tư hữu, bảo thủ, quen làm ăn manh mún không có tinh thần làm chủ tập thể và sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa…

Các tệ nạn xã hội lúc đó thì đổ cho tàn dư của chế độ thực dân, phong kiến… nên đập phá hầu hết đình, chùa, đền miếu ở các xóm làng, đốt sách báo cũ, xoá bỏ phong tục, lễ nghĩa truyền thống …

Cao Huy Thọ - « Lúc đỉnh dịch thấy vàng cũng không ham, nói gì phở »

Ba ngày tặng phở cho các y bác sĩ và bệnh nhân F0 thuộc hệ thống bệnh viện Lê Văn Thịnh đã hoàn tất.

Ban đầu kế hoạch là 5.000 tô, nhưng thấy bệnh nhân và y bác sĩ chưa đã, nên nhiều tiệm phở đã tự động nấu tặng thêm, nên tổng kết cuối cùng là đến 5.800 tô. Mà trong đó, chỉ riêng sáng 30.9 đã hơn 3.000 tô trao tại Bệnh viện đã chiến số 3.

Lần đầu tiên đi vào khu vực các bệnh viện dã chiến, tôi cứ rờn rợn khi chỉ thấy toàn màu trắng của các bộ đồ bảo hộ y bác sĩ và màu áo xanh của lính!

Lê Học Lãnh Vân - Trước trận túc cầu Việt Nam – Trung Quốc


Khuya đêm nay rạng sáng ngày mai, đội tuyển Việt Nam và Trung Quốc gặp nhau. Các trận đội Việt Nam gặp đội Trung Quốc luôn dấy lên những nỗi niềm.

Là người chịu ảnh hưởng văn hoá cổ Trung Quốc và xem người dân Trung Quốc như những người bạn gần gũi, nhưng mỗi lần được tin đội tuyển túc cầu Việt Nam sắp vào trận đấu với đội tuyển Trung Quốc, lòng tôi bỗng chùng xuống.

Từ năm 1974 tới nay, cả nước Việt Nam cũng đang vào trận đấu lâu dài và khó khăn với quốc gia Trung Quốc, hiện là Trung Cộng, đối thủ mà kinh nghiệm lịch sử cho biết luôn muốn nô dịch Việt Nam. Đối thủ đang hùng mạnh, đã thắng Việt Nam vài hiệp và đang tấn tới. Đây cũng là trận đấu của màu cờ sắc áo. Những dòng này muốn nói tới trận đấu kéo dài đã hơn 40 năm trên Biển Đông.

Bông Lau - Đâm sau lưng chiến sĩ


Ngày 19 tháng 9, những tấm hình các nhân viên Quan Thuế và Bảo Vệ Biên Giới Hoa Kỳ, gọi tắt là Cảnh Sát Biên Phòng Mỹ (U.S. Customs and Border Protection agents), cỡi ngựa rượt đuổi những người nhập cư lậu da đen Haitian được tung ra báo chí.

Phe cánh tả và nhứt là các nhà lập pháp Mỹ gốc Phi Châu đồng loạt nhảy tưng tưng, điên tiết tố cáo Cảnh Sát Biên Phòng Mỹ dùng roi quất người Haitian. Bà Dân Biểu da đen Maxine Waters ở California căm hờn phát biểu: “Cảnh Sát Biên Phòng đang cố gắng đưa chúng ta trở lại thời nô lệ. Họ đối xử người di cư Haitian tệ hơn chế độ nô lệ”.

Phó tổng thống Kamala Harris hung hăng phát biểu hình ảnh Cảnh Sát Biên Phòng Mỹ cỡi ngựa rượt người Haitian làm bà phẫn nộ, và những hình ảnh này làm gợi nhớ lại thời kỳ nô lệ của Hoa Kỳ.

Trung Quốc: Tập Cận Bình lại đả hổ, hai cọp dữ vào chuồng


Đăng ngày:

 

Tháng 7/2020, Trần Nhất Tân (Chen Yixin), tổng thư ký Ủy ban Chính Pháp của đảng cộng sản Trung Quốc đã cảnh báo « phải nạo nọc độc đến tận xương tủy ». Vài tháng trước đó, một loạt thanh trừng đã nhắm vào công an, tòa án và bộ phận an ninh – trung tâm của quyền lực. Những con người mà Tập Cận Bình đòi hỏi « trung thành tuyệt đối, trong sạch tuyệt đối, đáng tin cậy tuyệt đối », theo công thức của bộ trưởng Công an Triệu Khắc Chí (Zhao Kezhi).

Hai « cọp » từng đàn áp Pháp Luân Công và luật sư nhân quyền nay vào tù

jeudi 7 octobre 2021

Võ Nhật Thu - Tượng đài hay tại đường?

 

Chiếc xe này đèo cả gia đình người công nhân từ Bình Dương về đến đỉnh đèo Hải Vân.

Do hỏng không thể khắc phục được để đi tiếp lộ trình về quê. Gia đình người công nhân đã được các nhà thiện nguyện Đà Nẵng mua lại chiếc xe với giá 0 đồng.

Và họ đã bán lại cho gia đình anh chiếc xe mới keng chưa có biển số, cũng với giá 0 đồng.

Lưu Nhi Dũ - Trọng điểm kinh tế phía Nam “mất” bao nhiêu dân?

Nửa triệu (500.000) dân hay hơn? Tôi nghĩ hơn, có thể lên đến 600.000 dân, hay cả triệu dân? Trong số họ những ai sẽ trở lại, là câu hỏi thiệt khó. Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh trọng điểm kinh tế phía Nam “mất” chừng ấy dân, thì sẽ như thế nào?

Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 có hai đợt biến động dân cư cực lớn. Đợt 1 (đầu dịch), người dân bỏ về quê, chủ yếu là dân các tỉnh Tây Nguyên, Nam - Bắc Trung bộ, một số tỉnh phía Bắc, có cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ước tỉnh mỗi tỉnh đón hơn 20.000 dân, tính tổng cộng có khoảng 300.000 dân về quê.

Đợt biến động dân cư lần thứ 2 khiến chính quyền nhiều địa phương bất ngờ nhất, vì đa số các tỉnh thành phố như thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trọng điểm kinh tế phía Nam đã bắt đầu, hoặc đang chuẩn bị các điều kiện để hoạt động trở lại. Đợt di-biến-động dân cư lần này chủ yếu là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, miền Trung và đặc biệt các tỉnh phía Bắc.

Đỗ Duy Ngọc - Trở về với máu, nước mắt và buồn tủi


Cho đến hôm nay, từ khi cơn đại dịch bùng phát mạnh ở Sài Gòn và một số tỉnh phía Nam, người ta ước tính có khoảng gần triệu người đã rời bỏ Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Long An để trở về quê.

Họ từ Cao Bằng, Lạng Sơn cho đến Bạc Liêu, Cà Mau. Nghĩa là từ muôn phương tụ lại và rồi quay đầu về cố hương trong cơn đại dịch. Họ đến với đôi tay trắng, mong có một cuộc sống khá hơn nhưng rồi trở về cũng trắng đôi bàn tay.

Có người đã đến hơn chục năm, lấy vợ, sinh con đẻ cái ở đất này. Nhưng cũng có người vừa đến chưa đầy đôi ba tháng. Họ có nhiều hoàn cảnh nhưng cùng giống nhau ở một điểm là trải qua cơn dịch, họ không còn phương tiện sống, không còn công việc để kiếm cơm, không còn lối thoát và chọn giải pháp cuối cùng là trở về.