vendredi 17 septembre 2021

An Bình Minh - Tình già với… covid

(Vanvn 16/09/2021) - Không thể kìm hoãn được sự sung sướng, lần đầu tiên ông Tân nói chuyện dài với vợ. Vừa nai nịt trang phục áo khoác, khẩu trang, găng tay, ông vừa hồ hởi khoe chuyện lên đời của nhóm từ thiện. Cũng không ngờ vợ ông lần đầu tiên, vợ chia vui…

– Thôi. Bắt đầu từ tối nay, anh sang buồng em ngủ. Có gì em còn canh chừng. Để anh ngủ một mình không được.

Bà Hường nói, lúc ông Tân vừa tập thể dục xong, đang chuẩn bị lên đường. Vẫn cái giọng lệnh bà ấy, nhưng lần này nó làm ông vui vui.

Trịnh Hồng Thọ - Ăn mày không còn đòi xôi gấc

 

“Còn tại điểm tiêm sân vận động Tao Đàn (phường Bến Thành, quận 1) từ chiều 14-9, rất nhiều người dân xếp hàng dài trên đường Huyền Trân Công Chúa. Bên trong sân vận động, nhiều người ngồi đợi kín ở các khán đài để chờ đến lượt tiêm vaccin mũi 1.

Cho đến hơn 18 giờ 30 cùng ngày, các nhân viên y tế mới hoàn thành việc theo dõi sau tiêm cho những người tiêm vaccin cuối cùng. Có mặt tại điểm tiêm này lúc 14 giờ, nhưng đến hơn 18 giờ chị Đặng Thị Nhân (ngụ phường Đa Kao, quận 1) mới hoàn tất việc tiêm mũi 1 vaccin Vero Cell.” - Tuổi Trẻ 15/9/21 đưa t

Cũng tại địa điểm này, hồi giữa tháng 8, nhiều người dân đến rồi lại bỏ về, phản đối khi biết vaccin được chích là Sinopharm. Lúc đó, nhiều kẻ lên giọng bảo dân Sài Gòn có thuốc tiêm là mừng rồi,“ ăn mày còn đòi xôi gấc”!

Nguyễn Gia Việt - Xóm làng công bằng, ai cũng như ai


Có một ngày mọi người tự dưng sáng bảnh mắt ra ai cũng bị buộc hai cái chưn trong nhà hết ráo, cấm ra đường. Hàng vạn chốt chặn lập và và "xét giấy đi đường" được phát huy tối đa.

Chuyện thiệt kỳ lạ, chợ đóng hết, và cấm dân vô siêu thị, cửa hàng mua hàng hóa cần thiết.

Tỉ dụ nhà bạn có kế bên siêu thị, đối diện cửa hàng chỉ 5 bước chưn bạn cũng không thể mua được. Mọi người phải theo "quy định" là mua vòng, đăng ký và gọi điện thoại, mấy ngày sau có người "mua hộ" sẽ giao cho bạn. Trong thời gian ba bốn ngày "chờ" đó thì ráng "nhịn". Tất tần tật từ miếng rau, con cá, cọng hành, băng vệ sinh, thuốc đau bụng đều phải đi qua cái cửa "mua hộ" đó.

Tạ Duy Anh - Thời mả lớn

 

Có khi nào bạn hình dung lịch sử sẽ viết thế nào về thời của bạn. Thử đi, thú vị ra phết đấy.

Chẳng hạn, tôi cứ thấy trước một trang sẽ viết thế này:

“Khi ấy, quan lại triều đình, phần lớn là hèn, xu nịnh, bất tài, nhưng tham tàn và háo danh thì không thời nào bằng. Họ làm mọi cách để mua quan bán tước. Khi có quyền trong tay, họ thi nhau vơ vét để ăn chơi và chuẩn bị phần mả cho mình sau khi chết, có khu rộng tới vài héc ta.

Mac Văn Trang - Đành nói vài lời


Tôi không bao giờ muốn nói gì về những người chết mà mình không ưa. Trường hợp Đại tướng Phùng Quang Thanh (PQT) cũng vậy. Chết là cho qua, rồi lịch sử sẽ phán xét.

Nhưng việc tổ chức tang lễ ông PQT như bậc “khai quốc công thần" và khu “lăng mộ” của ông chiếm mấy ngàn mét vuông ruộng đất ở quê, khiến đành nói vài lời.

1. Tang lễ của ông giữa lúc giãn cách vì dịch bệnh nhưng được tổ chức tập trung rất đông người; điếu văn và những lời lẽ ca ngợi ông trên các phương tiện truyền thông... có cái gì đó “Ý Đảng trái với Lòng Dân”; nó che lấp đi điều gì đó trước con mắt của Nhân Dân.

Lưu Trọng Văn - 2.700 người dân bị phong tỏa trong khu ổ chuột


Cú điện thoại nửa đêm của thủ tướng liệu có rúng động cả hệ thống?

23 giờ đêm 14.9, thủ tướng Phạm Minh Chính không thông qua lãnh đạo tỉnh An Giang, trực tiếp điện thoại cho ông Phan Văn Tường bí thư thị trấn Long Bình, huyện An Phú để kiểm tra vùng đỏ chống dịch thế nào.

Khi nghe báo cáo tình hình rất thật của lãnh đạo thị trấn, thủ tướng: "Yêu cầu sớm giãn dân ra khỏi khu vực ổ chuột của thị trấn Long Bình; thành lập trạm y tế lưu động và đẩy mạnh tầm soát cộng đồng”.

Đặng Sơn Duân - Úc, « điển hình tiên tiến thoát Trung »

 

Trong một cuộc họp báo sáng nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Úc Scott Morrison và Thủ tướng Anh Boris Johnson đã thông báo khai sinh Đối tác an ninh ba bên (AUKUS) với mục tiêu duy trì hòa bình và ổn định ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Đây là một sự kiện mang tính lịch sử sẽ ảnh hưởng lớn đến cục diện ở khu vực này trong thời gian tới.

Một sáng kiến lớn của thỏa thuận này là Mỹ và Anh sẽ hỗ trợ Úc xây dựng đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 70

 

Bắt đầu từ ngày 9.7, ngày chính quyền siết chặt phong tỏa Sài Gòn để ngăn chận dịch bệnh. Hôm nay viết đến bài thứ bảy mươi, như là nhật ký những ngày đại dịch tàn phá thành phố này.

Đã có hơn 12.000 người đã chết vì dịch, chưa kể những số người khác mắc các bệnh thông thường nhưng vì trong mùa dịch không có phương tiện đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời, không được bệnh viện nhận, không được chăm dóc chu đáo như bình thường, bệnh mãn tính không được tái khám và nhận thuốc đúng hẹn…và những người bệnh đó cũng đã ra đi một cách oan uổng.

Một người mất, bao nhiêu người thân thuộc buồn đau, tiếc nuối. Trong những ngày cao điểm, nhiều gia đình chết đến vài ba người nhiều thế hệ. Cho đến nay dù con số tử vong có giảm hàng ngày, nhưng số người nhiễm bệnh vẫn cao. Do vậy, chính quyền thành phố vẫn phân vân khi chuẩn bị mở cửa một phần, giảm giãn cách một phần, chứ chưa dám có quyết định để thành phố trở lại bình thường. "Bình thường mới" là chữ mà lãnh đạo thành phố sử dụng, có nghĩa không thể bình thường như cũ khi chưa đạt được những tiêu chí của Bộ Y tế đề ra.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 69

 

Hôm nay thức dậy sớm, vì có hẹn tham gia một talkshow của chương trình Sài Gòn ta thương. Buổi nói chuyện thực hiện trực tuyến qua Zoom nên cũng đơn giản.

Phòng tôi bị hỏng internet từ khi vừa có dịch nên chưa sửa được. Hai cái bên các phòng khác thì yếu vì bị vách tường ngăn, nên đành sử dụng 4G qua iPhone, không dùng computer được. Cũng hơi bất tiện nhưng rồi cũng xong. MC của chương trình là ca sĩ nổi danh một thời của Sài Gòn, ca sĩ Ngọc Ánh.

Nội dung buổi nói chuyện đề cập đến những suy nghĩ và cảm xúc của tôi về cơn đại dịch đang diễn ra ở thành phố này. Trong lúc câu chuyện đang diễn tiến, có đôi khi tôi không giấu được cảm xúc khi nhắc đến bạn bè, người quen đã ra đi vì virus không ai tiễn đưa, không nghi lễ, không ánh nến nguyện cầu. Tôi cũng nghẹn lời khi đề cập đến những đứa trẻ bỗng chốc mồ côi khi cha, mẹ đột ngột ra đi và không biết tương lai của các em sẽ ra sao.

jeudi 16 septembre 2021

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 68


Tính đến hôm nay, con số tử vong vì đại dịch virus Vũ Hán ở Việt Nam đã lên đến 15.936 ca. Trong số gần 16 ngàn người chết đó đã để lại biết bao nỗi đau cho những người còn sống.

Đau đớn nhất là những đứa trẻ, cơn dịch đến và đem đi mất những người thân yêu nhất. Có những đứa trẻ mất cha, có đứa mất mẹ, có nhiều cháu bất hạnh hơn là mất cả cha lẫn mẹ. Nhiều gia đình mất luôn ông bà hay cô chú. Cũng có trẻ mất hết tất cả, chỉ còn một mình trơ trọi ở cõi đời.

Bi thương không kể hết được và tương lai, những đứa trẻ ấy phải biết sống làm sao? Chỉ trong vài tháng, thành phố đã có gần vài ngàn đứa trẻ trở thành trẻ mồ côi trong cơn đại dịch. Theo báo cáo của Sở Giáo Dục, đã có hơn 1.500 học sinh mồ côi vì cha, mẹ mất trong cơn dịch.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 67

 

Hôm nay như thường lệ, vẫn viết nhật ký những ngày Sài Gòn bị phong tỏa, nhưng sẽ không đăng được trên Facebook như mọi lần. Không hiểu vì lý do gì Facebook ra thông báo chặn không cho phép tôi đăng status, messenger, comment trong 3 ngày mà không giải thích lý do.

Chỉ thông báo là: "Tài khoản của bạn bị hạn chế trong 3 ngày. Các bài viết trước đây của bạn không tuân thủ Tiêu chuẩn cộng đồng của chúng tôi. Do đó, bạn không thể thực hiện các thao tác như đăng hoặc bình luận".

Thế là thế nào, tôi không hiểu tôi đã vi phạm điều gì về cái gọi là Tiêu chuẩn cộng đồng. Tôi không chửi rủa ai, không chia sẻ bạo lực, kích động và phản cảm, không lừa đảo, không sử dụng ngôn ngữ tục tĩu, không đăng hình khỏa thân, không vi phạm thuần phong mỹ tục trong các bài viết của mình. Thế tại sao ngăn chặn tôi, tôi không trả lời được.

Chương trình phát thanh RFI ngày 16.09.2021


 

mercredi 15 septembre 2021

Cù Mai Công - Sợ thì đã sợ đủ rồi, mong bình tĩnh và thôi kỳ thị các F

 

Tối 15.9, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Hồng Chương, giám đốc Sở Y tế Bình Dương xác nhận có nhiều trường hợp F0 không chịu xuất viện. Cụ thể ở một số bệnh viện dã chiến ở Bình Dương, hàng chục F0 đã đủ điều kiện nhưng không chịu xuất viện khi bệnh viện yêu cầu.

Giải thích về vấn đề này, ông Chương cho rằng thực tế một số trường hợp F0 xuất viện khi về địa phương hoặc khu nhà trọ bị kỳ thị nên… không muốn về. Trong khi đó, F0 ở trong bệnh viện được cung cấp đầy đủ các chế độ ăn uống, điều kiện sinh hoạt được đảm bảo hơn ở các khu nhà trọ hay ở nhà.

Nhìn từ toàn cảnh, đó là một ví dụ con Covid không quá đáng sợ, là án… tử hình như suy nghĩ mặc định của không it người. Những người không chịu về sợ kỳ thị, sợ đói hơn sợ Covid – sau khi họ đã là người trong cuộc, sống chung với Covid.

Lê Vĩnh Triển - Những người có quyền lực mới...

 

Nếu kéo dài phong tỏa với việc dựng lên các rào chắn dọc ngang, xuôi ngược các tuyến đường, các khu dân cư một thời gian nữa. Thì chắc sẽ xuất hiện sự chuyển biến tâm lý của một bộ phận nhân viên công lực vốn đa dạng từ các nguồn. Từ nhân viên phường đến anh công an hay dân quân tự vệ, mấy hôm trước còn có bộ đội...

Không chỉ là quy luật xã hội mà như quy luật tự nhiên, một số nhân viên được giao những nhiệm vụ thi hành quyền lực, soát xét và quyết định ai được qua chốt kiểm soát một thời gian sẽ có khuynh hướng thủ đắc tâm thế của quyền lực.

Người nhanh thì vài ngày, lâu hơn thì vài tuần sẽ cảm nhận "cái uy" của mình và cứ thế mà làm khó cho dân nhiều khi vô lý. Đối với những người này thì chẳng thể nào tranh luận gì được với họ.

Mai Bá Kiếm - Tổ trưởng ơi, ăn gói mì ngán quá !

 

Bình thường, tôi không có cảm tình với các tổ trưởng dân phố và khu phố. Vì một năm họ chỉ đến nhà mình một lần để thu tiền quỹ phòng, chống lụt bão và quỹ an ninh quốc phòng, hoặc đến nhắc mình treo cờ lúc lễ, Tết.

Nhưng trong mùa dịch này, tôi gặp họ thường xuyên hơn và thấy quý mến vì họ đã quá khổ cực. Do ở gần nhà, nên tôi biết anh Đinh Khắc Thái - Trưởng Khu phố 1A (phường Tân Thuận Đông, quận 7) và Trần Thị Hoa – Trưởng Ban Mặt trận Tổ quốc Khu phố 1A, ngày nào cũng làm việc đến 8 giờ tối, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật. Tiền trợ cấp của Phường cho anh, chị không đủ trả tiền xăng xe máy và cước điện thoại (nhiều gấp 10 lần so với ngày bình thường).

Anh Thái cho biết, anh và chị Hoa tự vận động các Mạnh Thường Quân được 1,5 tấn gạo, cả chục tấn rau củ quả, hơn trăm thùng mì gói, cả ngàn quả trứng… để cứu trợ 12 hộ nghèo và cận nghèo thường trú, và trên 1.000 hộ tạm trú trong các nhà trọ (công nhân, mua gánh bán bưng, vé số).

Nguyen Khan - Hai đóa hồng nở giữa tâm dịch Thành phố Hồ Chí Minh

 

Vào đầu năm ngoái, khi thành phố Vũ Hán bị lockdown, các nhà chuyên môn cho rằng ôn dịch này chủ yếu giết chết những người già có bệnh nền, có vẻ "hiền" hơn ôn dịch Tây Ban Nha năm 1918, dù độ lây nhiễm cao hơn.

Hiền hơn vì dịch cúm Tây Ban Nha giết chết rất nhiều thanh niên, binh sĩ hai bên tham chiến trong Đệ nhất Thế chiến bị chết dịch rất nhiều là một ví dụ. Nhờ đó các nhà khoa học mới biết đến hội chứng Cytokine là nguyên nhân gây chết nhiều người trẻ, còn gọi cách khác là cơn bão Cytokine.

Nói vậy không có nghĩa là Cytokine không giết người già, chỉ là nếu không bị hội chứng Cytokine thì virus rất khó giết chết người trẻ. Lạ là cho đến nay người ta không biết vì đâu tạo ra hội chứng Cytokine, vì không phải ai nhiễm virus cũng vướng hội chứng này.

Hà Phan – Địa phương phải mạo hiểm, trách nhiệm ngành y tế ở đâu ?

 

Bí thư quận 6 Lê Thị Hờ Rin và Chủ tịch Củ Chi Phạm Thị Thanh Hiền đang nhận rất nhiều lời khen vì dám "xé rào" cứu dân, kiểm soát dịch thành công.

Chị Hờ Rin mạo hiểm do "Không thể có cách cứu dân mà không làm", khi chỉ đạo cấp dưới là "Quận đầu tiên phát thuốc kháng viêm, kháng đông cho F0 tự điều trị tại nhà dù chưa có hướng dẫn của Sở Y tế".

Còn Chủ tịch Thanh Hiền cho áp dụng tại huyện nhà "Phương pháp "không coi F0 là người bệnh", đưa thuốc Đông y vào sử dụng từ rất sớm đã giúp Củ Chi điều trị khỏi nhiều ca bệnh rất nhanh, và đặc biệt không có trường hợp tử vong".

Lưu Trọng Văn - Thêm một nữ dũng tướng xé rào cứu dân

 

Vì sao Củ Chi không ai chết vì dịch?

Phương pháp "không coi F0 là người bệnh", đưa thuốc Đông y vào sử dụng từ rất sớm đã giúp Củ Chi điều trị khỏi nhiều ca bệnh rất nhanh, và đặc biệt không có trường hợp chết.

Nhiều quan ngài tây y nắm vị trí cao ngành y tế không chấp nhận sức mạnh của Đông y. Họ hầu như không hiểu gì về Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông cùng giá trị của Y học cổ truyền.

Lê Vĩnh Triển - Bỏ phong tỏa, sống chung với Covid ở Sài Gòn ? Một góc nhìn


Kinh tế kiệt quệ, cuộc sống phần lớn người dân lệ thuộc thu nhập tháng thậm chí ngày (công nhật) cũng đã kiệt quệ. Doanh nghiệp phá sản, giải thể, đời sống hầu hết mọi giới đều suy sụp...

Nhu cầu nới lỏng hay xóa giãn cách/ phong tỏa là rất rõ ràng, để dân tự cứu mình chứ không trông chờ vào các gói an sinh - kêu to nhưng thực chất là không thấm đâu vào đâu. Đối diện với nhu cầu bức thiết này, nhà chức trách lo lắng điều gì?

Không nói ai cũng biết, chính quyền lo dịch bùng phát trở lại và mọi thứ có được (cái gì?) bằng sự hy sinh kinh tế để tránh dịch thời gian qua sẽ bị mất trắng.

Mai Bá Kiếm - Không dám đâu, em còn phải học bài !

 

Một lãnh đạo tỉnh Kiên Giang ví von phần hỏi – đáp của thủ tướng Phạm Minh Chính về tình hình chống dịch “Mình rất buồn, như học trò trả bài”.

Phóng viênTiền Phong hỏi “Vì sao lại lúng túng trước các số liệu đáng lẽ phải nằm lòng như thế?”. Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình trả lời trớt qướt: “Bây giờ anh lấy báo cáo của Kiên Giang xem sẽ rõ hết”.

Trước đó, tại phiên họp online, “thầy” Chính hỏi: Hôm qua, Kiên Giang phát hiện bao nhiêu ca mới trong cộng đồng? “Trò” Bình lục tung xấp văn bản để trên bàn một hồi, mà không tìm ra “bài tủ”! Ông phó chủ tịch tỉnh ngồi kế bên nhắc rất nhỏ, nhưng hút vào microphone nghe rất lớn: “Hôm qua 154”.