vendredi 30 avril 2021

Cù Mai Công - Bước chân trên vỉa hè ngày 30-4-1975 của những người lính


Những bước chân ấy lúc 10 giờ sáng 30-4-1975, khi cuộc chiến chưa tàn hẳn. Súng vẫn nổ một số nơi. Anh thanh niên 19 tuổi Nguyễn Đạt đã chụp được ở khu vòng ngoài Ông Tạ.

9 giờ sáng 30-4-1975, lính Nhảy dù trại Sư đoàn dù Hoàng Hoa Thám từ phía trên Bảy Hiền rút về phía Ông Tạ.

Khoảng 10 giờ sáng ngày 30-4-1975, bộ đội từ hướng Hóc Môn tiến vào trung tâm thành phố Sài Gòn đang đi ngang qua đường Trương Minh Giảng (nay là Lê Văn Sỹ), quận 3.

Nguyễn Ngọc Tư - Tháng Tư


Bao giờ thì cũng là thứ nắng đỏ quạch quánh đặc như có thể nắm một nắm trong tay. Gió lặng ngắt hoặc có cũng phảng phất chút gì như xa vắng thảng hoặc. Vài trận mưa thập thò hệt đứa trẻ thử rưới ít nước lên chảo lửa ngun ngút rồi đâu lại đó, nắng đỏ hơn, ngằn ngặt đến tận cuối chiều, muốn ăn lan cả vào đêm.

Giữa nắng và nắng và nắng gắt gỏng như nhau, người ta hầu như không được chọn lựa. Cứ chịu trận và chờ đợi thứ gì đó chậm chạm trôi qua. Trên đỉnh mùa khô, trời đất đứng trân trân, không khí phập phồng rịn mồ hôi. Cây cỏ lả đi. Mùa rừng cháy. Mùa giáp hạt. Mùa bới khoai. Trẻ con chân trần đi mượn gạo nhà hàng xóm ngang qua những đám sậy cháy xém, tưởng như da thịt cũng bốc hơi. Người lớn khum khum tay cho đỡ chói ngó về phía chân trời, nơi những núi mây xám một hôm nào đó sẽ đùn lên mang mùa màng tới.

Đặc sản của tháng Tư ngoài nắng còn có... phim tài liệu, cũng hôi hổi, ngun ngút những đạn bom, những vùng trời bùng lên cháy loạn.

Lê Hoàng Hải - Hồi ức về một vụ ám sát


Ba Lé uống một ly, rượu cay làm mắt ông đỏ ngầu, rồi có lẽ men cay làm ông nhăn mặt. Cả bản mặt rúm ró lại như con khỉ ăn ớt. Tôi còn chưa kịp hiểu tại sao ông có phản ứng như vậy khi nghe tôi hỏi về thời trai trẻ của ông có từng ám sát ai không.

Ba Lé là một Việt cộng có tiếng, đắp mô đường tỉnh lộ và giựt mìn cầu. Cây cầu Đúc Sập có tên đó là do ông giật sập để làm cho xe nhà binh không qua được. Nhưng nhà Ba Lé bây giờ nghèo xơ xác như cái giẻ rách. Chỉ có cái tủ thờ của ba má ông là gọn gàng sạch sẽ, còn lại thì trống hoác như cái chuồng gà mục nát. Tôi thường tới thăm để đem cho ông mấy thứ linh tinh và nghe ông kể chuyện.

Nếu ông như mấy tay cựu chiến binh khác, chắc là cũng được cái nhà cấp bốn tí tí hoặc một giò trong huyện đội này nọ. Nhưng không, Ba Lé sống như trời đày, hay nói đúng hơn ông tự đày đọa mình, không khác gì một tù nhân khổ sai trong chính căn nhà mình.

Cù Mai Công - Ông Tạ, trận địa cuối cùng dữ dội nhất trước cửa ô Sài Gòn ngày 30-4-1975


Đa số dân Ông Tạ theo đạo Công giáo. Tiếng cầu kinh vang đều đều nhiều nhà theo tiếng đạn pháo mỗi lúc mỗi tăng dần. Cách nhà tôi một căn là nhà ông bà Vinh, con ông bà cụ chánh Kiểm, từ rạng sáng 30-4, tiếng cầu kinh cả gia đình cất lên to hơn mỗi khi có tiếng pháo vang rền gần đó…

1. Ông Tạ giữa tâm bão lửa ba trọng điểm ở Sài Gòn của Quân Giải phóng

Thực tế từ chiều 29 cho đến rạng sáng 30-4, đạn pháo kích đổ xuống phi trường Tân Sơn Nhứt dồn dập hơn. Bom rơi đạn lạc. Đã có người chết khi ở gần hẻm 158 Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai), cách nhà tôi chừng trăm mét (nay là con đường nhỏ cặp bờ kè kinh Nhiêu Lộc).

Cù Mai Công - Ông Tạ những ngày trước 30-4-1975


Tháng 4-1975, như Sài Gòn-Gia Định, Ông Tạ - "thủ phủ" Bắc di cư 54 của Sài Gòn, thậm chí cả miền Nam - căng thẳng theo tin chiến sự dồn dập. Ngay mấy đứa nhóc cũng phải chú ý khi cha mẹ, anh em, hàng xóm... ai cũng chỉ nói chuyện này. Đi học, bạn bè cũng toàn chuyện thời sự, dù mới lớp Sáu, lớp Bảy...

Có một điều gì đó "long trời lở đất" sắp xảy ra !

Nhưng bom đạn tháng 4-1975 thật sự hiện ra sờ sờ trong mắt chúng tôi là sáng 8-4-1975. Năm đó tôi học lớp Bảy trường trung học Tân Bình (nay là trường Nguyễn Thượng Hiền) ở ngã tư Bảy Hiền. Khối lớp Sáu, Bảy học buổi chiều. Buổi sáng bình yên không còn khi nghe tin máy bay ném bom Dinh Độc Lập.

Quan Dương - Khi nhìn lại một tấm hình


Ngày 30/04/75 cách đây đúng 46 năm, sau khi ông Dương Văn Minh nhân danh Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa tuyên bố đầu hàng vô diều kiện với phe cộng sản Bắc Việt, thì có một nhiếp ảnh gia nào đó đã chụp tấm hình “ CỞI BỎ QUÂN PHỤC “ trên đường ven đô Sài Gòn.

Trong tấm ảnh là những đôi giày trận, những bộ quân phục của người lính Việt Nam Cộng Hòa cởi bỏ lại.

Đã 46 năm một cuộc chiến bị thế giới bỏ quên. Những người đã chết vì hai chữ tự do sau ngày bi thảm đó hiện nay đang được những người còn sống kêu gào hãy chôn sâu vĩnh viễn vào nấm mồ quá khứ.

Thơ Lê Đức Dục


...đc dăm câu chuyn ngày xưa cũ

ai người tun tiết ai tranh công

ai m hoang lnh xương lưu lc

ai áo thêu hoa chm phượng rng

 

ai va thng cuc biên ngay sách,

ngi ca thao lược ca chính mình

kìa ai danh tướng ngi im phc,

cùng trang nht ký tng hành dinh

Huy Đức - Vạn cốt khô


Bài viết trên BBC khá gây xôn xao nhưng không bất ngờ, khi một cuốn sách nói là "xét lại vai trò của tướng Giáp" được viết bởi "con gái Lê Đức Thọ"(theo BBC) và được đưa lên "trang nhà Lê Đức Anh".

Lê Đức Thọ đã làm những việc này từ năm 1967 và Lê Đức Anh thì mãi tới năm 1991 vẫn còn dựng lên vụ "Năm Châu, Sáu Sứ" để hại tướng Giáp. Nếu lúc ấy, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đưa ra Bộ Chính trị bản "Báo cáo của trung tướng Võ Viết Thanh" thì số phận chính trị của Lê Đức Anh đã kết thúc.

Ngay sau ngày 30-4-1975, khi xương cốt của những người lính trận chưa kịp khô, Văn Tiến Dũng đã viết sách coi như không có vai trò tướng Giáp. Năm 1994, trong một cuộc phỏng vấn riêng, tôi hỏi tướng Giáp: "Thưa Đại tướng, ở thời điểm Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra, Đại tướng đang là Bí thư Quân ủy TƯ, Tổng tư lệnh các LLVT, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, sao trong cuốn Đại Thắng Mùa Xuân lại nhắc rất ít đến vai trò của Đại tướng?"

jeudi 29 avril 2021

Lưu Trọng Văn - Những lời hợp lòng dân nhân ngày 30 tháng Tư


Trong bài phát biểu tại cuộc họp mặt kỷ niệm 46 năm ngày thống nhất đất nước 30.4 Bí thư Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh: Lãnh đạo TP.HCM chia sẻ trong những lớp người, chiến sĩ góp phần xây dựng TP.HCM qua các thế hệ.

Có những người từng làm việc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa, họ đại diện cho lớp người yêu nước với lẽ sống là phục vụ nhân dân, Tổ quốc.

Ba điều rút ra.

Trần Mạnh Hảo - Tháng Ba đói

  

Anh đp v tháng Tư Sài Gòn thành mây khói

Quay tìm em cơn gió đói tháng Ba xưa

Sương mù hn mà em không dám ti

Nng còm nhom mưa gy mc thân da

 

Gió lun b tre hai đa tìm rau má

C chui non cu đói c làng

Cô hàng xóm li sông mò tôm cá

Lung khoai bun vt tri c dây lang

Đỗ Duy Ngọc - Vàng bạc, châu báu và oxy


Trong cơn đại dịch hiện nay trên thế giới, tình hình ở Ấn Độ là bi thảm nhất. Độ bi thảm không chỉ ở số lượng người bệnh và con số người chết, mà nằm ở chỗ quốc gia này không có đủ phương tiện để phục vụ cho người bệnh lẫn người chết.

Trong ngày 27.4, số người chết ở Ấn Độ vì Covid là 2.771 trường hợp trong một ngày. Cũng trong ngày, số người bị mắc bệnh ở Ấn Độ là 323.114 người, tương đương số người mắc bệnh trên toàn thế giới trong ngày qua là 352.991 người. Số người chết vì virus gây viêm phổi của Ấn Độ đã gần chạm mốc 200.000 người.

Bệnh viện quá tải, không còn giường, hàng chục người chen chúc trên giường và trên các lối đi của bệnh viện. Oxy không còn cho bệnh nhân. Không còn chỗ trong các lò thiêu, người ta đốt lửa ở các bãi đất trống để thiêu xác. Nhiều làng mạc, nhiều thành phố không khí khét lẹt mùi xác cháy và khói đen bao trùm. Nhiều nơi khung cảnh như địa ngục. Xóm làng đầy những đống lửa và dưới mỗi đống lửa đó là một xác chết. Nhiều nơi không còn củi để thiêu người.

Đỗ Duy Ngọc - Những người vô tổ quốc


Trên báo Tuổi Trẻ có một tin làm nhói lòng.

Bài báo viết tổ công tác của Trạm cửa khẩu Đồn biên phòng quốc tế Vĩnh Xương phối hợp với Trạm cửa khẩu quốc tế Thường Phước, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã phát hiện một hộ gia đình gồm 8 người (3 nam, 5 nữ), có 4 người lớn và 4 trẻ em đi trên hai chiếc vỏ lãi từ Kompong Chnang về đến biên giới. Họ là những người Việt sinh sống ở Campuchia, nay nước này đang bị dịch bệnh nên họ về nước trốn dịch.

Dĩ nhiên là nhập cảnh trái phép vì ở bên kia họ cũng chẳng được ai công nhận, không giấy tờ thì làm sao có thể xin giấy phép nhập cảnh. Tổ công tác đã ngăn chặn, đẩy đuổi nhóm người trên quay về Campuchia không cho phép quay lại Việt Nam.

Tuấn Khanh - Màu của linh hồn


Vô tình xem được một buổi trò chuyện của thầy Thích Pháp Hòa. Vào cuối năm 2020, có một người đưa lên câu hỏi rằng chuyện nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng nói chuyện được với hồn ma, và đã từng giúp tìm được hàng ngàn hài cốt, vậy chuyện ấy là như thế nào. Sau đó, mọi người được một tràng cười.

Mọi thứ ngỡ là quá khứ xa lắm, phút chốc dội về với bao nhiêu thứ.

Chuyện một phụ nữ tuyên bố mình có khả năng nhìn thấy một cõi khác, có thể can thiệp và cứu giúp sự tồn tại trong hai thế giới cùng lúc, có thể là chuyện thú vị trà nước. Nhưng cũng được nhìn thấy như một sự thao túng tiến trình sống thực tế của con người bằng những điều huyễn hoặc. Nó giống như việc các nhà triết học viễn mơ đưa ra lý thuyết đi về một xã hội cộng sản ở một cảnh giới nào đó, xa lắm nhưng lại thao túng con người ở xã hội đương thời với từng ngày, từng giờ, buộc phải đi đến.

Bắc Kinh chống Mỹ, người châu Á chống Trung Quốc


Đăng ngày:


Hiếm khi tổng thống Mỹ phải chờ đến phút chót mới biết được khách có nhận lời mời hay không. Nhưng điều này đã xảy ra với Biden : mãi đến 21/04, một ngày trước cuộc họp thượng đỉnh về khí hậu do ông tổ chức, Trung Quốc mới loan báo sự tham gia của Tập Cận Bình.

Chiếc nón cao bồi của Đặng Tiểu Bình giờ chỉ còn trong hoài niệm

Tin vắn 29.04.2021

 


(AFP)
Hoa Kỳ và Anh quan ngại về việc người Hồng Kông bị ngăn trở xuất cảnh

Washington hôm nay 29/04/2021 cho biết « quan ngại sâu sắc » trước một luật mới về nhập cư ở Hồng Kông, bị nghi ngờ là nhằm cản trở người dân rời khỏi đặc khu như quy định cấm xuất cảnh hiện nay ở Hoa lục.

Văn bản được một Quốc hội Hồng Kông không còn đối lập thông qua hôm qua 28/04, cho phép giám đốc cơ quan di dân cấm việc lên máy bay đi và đến Hồng Kông, không thông qua tòa án và không thể kháng cáo. Chính quyền Hồng Kông nói rằng chỉ nhằm ngăn cản người nhập cư bất hợp pháp, nhưng các luật gia lo ngại nhằm đàn áp đối lập vì thực tế ở Hoa lục nhiều nhà tranh đấu đã bị cấm xuất cảnh. Bộ Ngoại giao Anh cũng nhắc nhở rằng « quyền rời khỏi Hồng Kông được Hiến pháp bảo đảm và cần phải được tôn trọng ».

Châu Âu cảnh báo chuẩn bị cho thời điểm khó khăn với Nga


Đăng ngày:

Từ Bruxelles, thông tín viên Joana Hostein tường thuật :

« Quan hệ giữa châu Âu và Nga hiện ở mức thấp nhất », theo người đứng đầu ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu. Nga triển khai binh lính tại biên giới với Ukraina, số phận của nhà đối lập Alexei Navalny, khủng hoảng ngoại giao với Cộng hòa Sec … có bao nhiêu là lý do khiến châu Âu quan ngại.

Hai căn cứ không quân Miến Điện bị tấn công


Đăng ngày:

Ba vụ nổ đã xảy ra vào sáng sớm tại một căn cứ không quân gần thành phố Magway ở miền trung Miến Điện. Hãng tin Delta News Agency trên Facebook cho biết các rào cản đã được thiết lập trên các con đường bên ngoài căn cứ sau các vụ nổ.

Sau đó năm quả rốc-kết đã bắn vào một trong những căn cứ không quân chính của Miến Điện tại Meiktila, phía đông bắc Magway. Nhà báo Than Win Hlaing đang ở gần đó, đưa tin này lên mạng xã hội. Ông cũng đăng một video cho thấy tiếng rít của một quả đạn rốc-kết đang bay, tiếp theo là một tiếng nổ.

TT Mỹ Biden khẳng định chủ trương chống bất bình đẳng xã hội


Đăng ngày:

Từ San Francisco, thông tín viên Eric de Salve tường trình :

"Có hai người phụ nữ ở phía sau Joe Biden khi ông đọc bài diễn văn trước Quốc hội, đó là bà Kamala Harris và Nancy Pelosi. « Thưa bà phó tổng thống, thưa bà chủ tịch Hạ viện… ». Chưa có tổng thống nào nói những lời này, nhưng theo Joe Biden thì đã đến lúc.

Chương trình phát thanh RFI ngày 29.04.2021


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 28.04.2021