jeudi 3 septembre 2020

Trung Âu : Trung Quốc thất bại khi ngạo mạn với Cộng hòa Séc

Chủ tịch Thượng viện Séc Milos Vystrcil (G) đọc diễn văn tại Nghị viện Đài Loan, Đài Bắc, ngày 01/09/2020. AP - Chiang Ying-ying
Đăng ngày:


Chủ tịch Thượng viện Séc, ông Milos Vystrcil đi thăm Đài Loan sáu ngày từ 30/08 đến 04/09/2020, trong khi các chính khách châu Âu không dám đặt chân đến vì sợ làm mất lòng Bắc Kinh. Thứ Hai 30/08 ông với các sinh viên tại trường đại học mà Vaclav Havel từng phát biểu năm 2004, và sáng hôm qua 01/09 trước Quốc hội Đài Loan, ông nói bằng hai thứ tiếng Séc và Hoa ngữ « Tôi là người Đài Loan ». Câu nói gợi nhớ đến câu của tổng thống Kennedy tại Berlin năm 1963 « Ich bin Berliner » (Tôi là người Berlin), thông điệp cho tự do trước chủ nghĩa cộng sản.

Ban đầu thủ tướng Andrej Babis và nhất là tổng thống Milos Zeman nổi tiếng thân Nga và Trung Quốc đều không ủng hộ chuyến đi của chủ tịch Thượng Viện. Nhưng ông Milos Vystrcil thuộc cánh hữu đối lập, thân phương Tây vẫn lên đường với phái đoàn gồm các đại biểu đối lập và tự do, cùng với thị trưởng Praha có quan điểm chống Bắc Kinh.

mardi 1 septembre 2020

Ông Đoàn Ngọc Hải: ‘Lần đầu tiên tôi chở người qua đời trên xe'



(TN 01/09/2020) Ông Đoàn Ngọc Hải cho hay ông “bắt đầu ngộp thở” vì trong hai ngày đầu ông tự lái xe cứu thương chở bệnh nhân nghèo về quê miễn phí, ông nhận tới hơn 600 tin nhắn, cuộc gọi nhờ ông hỗ trợ chuyên chở…

Sở dĩ nhiều người biết số điện thoại cá nhân của ông Đoàn Ngọc Hải, là bởi khi ra quân chấn chỉnh trật tự vỉa hè, lòng đường vào năm 2017, ông đã công khai số điện thoại. Do vậy, từ hôm 28.8 khởi đầu “nghề mới”, chỉ sau 2 ngày, nhiều người đã liên hệ để nhờ ông chuyên chở bệnh nhân nghèo về quê.

“Cô ấy ra đi khi còn quá trẻ”

Sáng 28.8, khi xuất hiện cùng xe cứu thương gắn dòng chữ “Xe chở bệnh nhân nghèo về quê miễn phí”, sau hơn 3 giờ đậu trước Bệnh viện Ung bướu TP.HCM (đường Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh), có bệnh nhân N.T.T (47 tuổi, ở xã Thuận Hà, huyện Đắk Song, Đắk Nông) cùng chồng đến nhờ ông Đoàn Ngọc Hải chở về quê.

Bùi Hoàng Tám - Ba điều đáng quý ở “kỳ nhân” Đoàn Ngọc Hải!



Một lần nữa, ông Đoàn Ngọc Hải lại làm “nổ tung” truyền thông, cả báo chí chính thống và mạng xã hội. Đây có thể tính là lần thứ 3, dư luận lại có những cái nhìn khác nhau về “kỳ nhân“ này.

Lần thứ nhất, từ đầu năm 2016, ông Đoàn Ngọc Hải khi ấy là Phó Chủ tịch UBND Quận 1, TP HCM được phân công phụ trách khối đô thị đã có một quyết định rúng động, gây nhiều tranh cãi: Lập lại trật tự đường phố, trả lại vỉa hè cho người đi bộ bằng một tuyên bố khá hùng hồn:

“Chúng tôi sẽ kiên quyết đòi lại vỉa hè cho người đi bộ, không làm kiểu "đánh trống bỏ dùi" như những năm trước. Mục tiêu là xây dựng khu vực Quận 1 sạch đẹp như Singapore. Không lấy lại được vỉa hè, tôi cởi áo về vườn”.

Tâm Chánh - Lý Ông Trọng, Lý Trường Thành




Úy trời, tưởng bạn nói chơi, thời nay không biết Lý Ông Trọng là ai, có khi nghĩ có anh em gì với Lý Tự Trọng. Vậy mà hỏi cỡ lứa học cùng anh T anh C hay anh N thì không biết thật các cụ ạ.

Thành thực mà nhận kiến thức này tui nghe bà ngoại tui kể, rồi học trong trường tiểu học Việt Nam Cộng Hòa. Ra Hà Nội, viếng đền Trấn Vũ ở đầu đường Quán Thánh thấy có ghi lại.

Lý Ông Trọng có đền thờ từ thời Bắc thuộc, là thần hoàng làng Chèm, Từ Liêm, Hà Nội. Ông cao to, giỏi võ nghệ, làm quan hiệu úy, đời Thục Phán từng tham gia đi sứ sang nhà Tần. 

Chu Mộng Long - Đà Lạt : Tháng cô hồn rước âm binh giặc



Đúng vào tháng cô hồn, thành phố Đà Lạt cho rước đội âm binh của Tần Thủy Hoàng lên đồi Mộng Mơ. Đó là lý do bị dư luận phản ứng quyết liệt. 

Một sự kiện như vậy sẽ bị suy diễn, bị chụp mũ đủ thứ, rằng có tư tưởng bạo chúa, rằng có âm mưu bán nước là điều tất nhiên.

Phản ứng của dư luận không phải không có lý. Biết đâu những đứa trẻ con đến đây sẽ tin rằng mảnh đất này vốn là của bạo chúa Trung Hoa? Và biết đâu một ngày ma xui quỷ khiến nào đó, chính quyền Bắc Kinh lấy di tích này làm chứng cứ về chủ quyền, như họ từng rêu rao tổ tiên người Hán từng đặt chân đến khai phá Hoàng Sa, Trường Sa?

Bông Lau - Đại hội đảng Cộng Hòa



Trong các bài viết trước tôi có nhắc lại lời của cựu Chủ Tịch Quốc Hội Newt Gingrich rằng “Đối thủ lợi hại nhứt của Donald Trump chính là Donald Trump vì sẽ không ai có thể hạ được Trump”. Tức là nếu ngài Trump không biết tự kềm chế mà nói xàm thì sẽ thất cử. 

Tôi cũng đã đề cập đến bà thượng nghị sĩ Kamala Harris là bẫy sập của đảng Dân Chủ về các chủ đề kỳ thị chủng tộc và tôn trọng phụ nữ. Ông Trump chớ có đụng vào bà ấy vì hại nhiều hơn là lợi. Bà Kamala Harris minh mẫn và nguy hiểm hơn ông Joe Biden nhiều. Trong chiến thuật công đồn là phải bứng các chốt yếu trước. Chốt yếu đó là ngài Biden.

Trong tiến trình bầu cử sơ bộ (primary election) đảng Dân Chủ ngã về khuynh hướng tả để chiêu mộ thành phần ý thức hệ nòng cốt (base of support) và ngược lại đảng Cộng Hòa ngã về hữu. Nhưng số người ủng hộ nòng cốt (gọi là “cuồng”) mà các ứng cử viên nói đúng sai gì cũng hoan hô sẽ không đủ phiếu để thắng cử. 

Bầu cử tổng thống Mỹ : Trump đang rút ngắn khoảng cách với Biden


Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc mít tinh vận động tranh cử tại Oshkosh, bang Wisconsin, Hoa Kỳ ngày 17/08/2020. © REUTERS/Tom Brenner
Đăng ngày:


Bầu cử tổng thống Mỹ, những nỗi lo âu khi mùa khai trường diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh ở Pháp, kỷ niệm năm năm Đức mở cửa tiếp nhận làn sóng người nhập cư đại quy mô, và cũng đúng năm năm sau vụ khủng bố Charlie Hebdo, phiên tòa được mở ra. Đó là những chủ đề chính được báo chí Pháp đề cập hôm nay 31/08/2020.

Xung đột Mỹ-Trung gia tăng tại Biển Đông

Liên quan đến châu Á, Les Echos ghi nhận « Hỏa tiễn đạn đạo, phi cơ dọ thám : Leo thang nguy hiểm giữa Bắc Kinh và Washington tại Biển Đông ».

Hoàng Nguyên Vũ - Miệng ăn đồ chay, lòng nghĩ đồ mặn: Vậy ăn chay làm cái gì?



Tôi từng đến một chùa nọ và nhìn thấy trên bàn món "tiết canh chay". Bình thường, đây là món gây sợ với tôi vì tôi vốn sợ màu máu sống; chưa kể đến chuyện bao nhiêu ca ngộ độc giun sán từ món này.

Nay, chốn cửa Phật, ở cái nơi lòng tâm dạ tĩnh, lại choé lên cái màu của sát sinh giết chóc, tôi thực sự thấy sợ. Chẳng hiểu sao các thầy đã đi tu, các Phật tử đã quy y hướng Phật mà lòng vẫn nghĩ đến những thứ phàm trần gây sợ đến như vậy?

Tôi không ăn chay. Trước đây, từng có lần ăn vào ngày rằm, mồng một hàng tháng thời mới quy y tam bảo, nhưng sau này tôi thấy, ăn chay không đủ đạm, người cứ mệt mỏi (là thể trạng tôi, bạn có thể thấy ăn chay tốt theo thể trạng của bạn, không tranh luận), thì tôi ngừng.

Bùi Văn Thuận - Ăn chay nhưng tâm ma và có tính đảng



Năm 2014, tôi có gần năm làm giúp bà chị họ ở Bù Gia Mập, Bình Phước. Chị ấy nhận thầu căng-tin của bệnh viện Nhân Ái. Ở đây, lần đầu tôi chứng kiến chuyện "ăn chay" nhưng mang "tâm đảng". Nó độc địa hơn tâm ma trong truyền thuyết và văn hóa Á Đông. 

Bệnh viện Nhân Ái là nơi trú thân cuối cùng của những bệnh nhân AIDS. Bệnh nhân rất đông, được quy tụ từ nhiều tỉnh thành phía Nam, nhưng đông nhất là đến từ Hồ Chí Minh. 

Chế độ ăn của những người bệnh chờ chết, gầy gò, đen đúa và khắc khổ ở Nhân Ái là nỗi ám ảnh với tôi suốt cả năm sau đó. Bữa cơm của bệnh nhân, thức ăn thông thường nhất là thịt heo vụn, mỡ lẫn hạch ở nọng cổ con heo (nói chung là những thứ mà người mổ heo bỏ đi không bán được). Những thứ đó được băm nát ra để nấu lên thành món "thịt băm" cho bệnh nhân. Rau cũng là rau ế, héo và loại thải ngoài chợ. Lâu lâu có cá thì cũng là loại đầu thừa đuôi thẹo, đồ bỏ đi. 

Nguyễn Hồng Lam - Công đạo



Công lý luôn hướng về đạo lý đồng thời là phương tiện thực thi đạo lý. Nhưng không phải ở đâu, lúc nào, công lý và đạo lý cũng song hành hay chồng khít lên nhau.

Ngay khi đương chức, Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải đã bị kỷ luật cảnh cáo và Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị khởi tố bắt giam. Sai phạm, tội trạng của họ được xác định là xảy ra ngay khi họ đang tại vị, chưa kết thúc nhiệm kỳ. Phát hiện là xử lý, là khởi tố ngay. 

Dẫn chứng từ thủ đô, có vẻ như kỷ luật đang được duy trì nghiêm minh, luật pháp đang được thượng tôn, thực thi quyết liệt, không có vùng cấm hay sự nể nang nào cả. Đó là một biểu hiện của công lý.

Nguyễn Thông - Làm người là khó



Bốn chữ nói trên không phải tôi nghĩ ra, mà của cụ Đoàn Duy Thành, một nhân vật kỳ lạ trong kịch sử Việt Nam hiện đại. Cụ Thành từng là bí thư Hải Phòng quê tôi, vị tổng quản được nhất của đất Phòng từ xưa tới giờ. Chuyện về cụ hẵng gác lại, có dịp kể sau.

Ở Hà Nội đang diễn ra cái triển lãm nho nho nhưng ý nghĩa về lịch sử của tấm quốc huy Việt Nam, thực ra là về họa sĩ sáng tạo nó, cụ Bùi Trang Chước. Một cái tên nghe vừa lạ vừa quen.

Rất nhiều người không biết cụ Chước. Ngay thế hệ chúng tôi sinh giữa thập niên 1950 cũng ít tỏ về cụ. Càng về sau lại càng mờ mịt. Cụ như vầng sáng bị che phủ bởi đám mây đời u tối.

dimanche 30 août 2020

Võ Xuân Sơn - Xin đừng cố tỏ ra mình cũng là người tốt



Đôi lời : Có lẽ blog Thụy My cũng sẽ ngưng đăng bài của hai blogger tuy viết hay, nhưng ảo tưởng quyền lực. Người thì hả hê đã « tạt gáo nước lạnh vào mặt » những ai bị cho là ngu dốt hơn mình, người khác cũng có thái độ ngạo mạn tương tự trong vụ ĐNH, như tác giả bài này đã phê phán nhẹ nhàng.

Sự việc ông Đoàn Ngọc Hải mua xe cấp cứu, rồi lái chở bệnh nhân nghèo miễn phí bắt đầu có những ý kiến trái chiều. Sau khi đọc được một số ý kiến trái chiều, tôi nghĩ, nhiều người chưa hiểu về cách suy nghĩ của người Sài Gòn.

Người Sài Gòn không có nhiều suy tính thiệt hơn khi giúp ai đó, hoặc khi làm việc thiện, việc tốt. Đa số người Sài Gòn, thấy ai khó khăn thì giúp, thấy việc gì tốt cho người khác và không gây hại, không ngược với đạo lý thì làm. Đa số người Sài Gòn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi có thể, mà ít suy tính sâu xa.

Hoàng Nguyên Vũ - Cậu Hải: Quan nhất thời, dân vạn đại



Mình có dịp được gặp “cậu” hai lần. Một lần trong công việc, một lần đang ngồi ăn sáng ở đường Đinh Công Tráng, thấy “cậu” canh me đám nào đấy.

Lần gặp công việc, bên lề có hỏi: “Ngộ nhỡ vô tình em đậu xe mua cái gì bên hè, anh thấy anh có hốt không đấy?”. “Hốt chứ. Ông nhà báo mà ông phá luật ông nói được ai?”. Lúc ấy thấy cậu nghiêm mặt, môi cong lên, mình cứ tức cười. “Nói thế thôi chứ anh không có cơ hội đó đâu. Anh như cậu giời. Mai trở đi em gọi anh bằng cậu”.

Bài phỏng vấn về không viết, cậu bảo nói chuyện thế thôi, để yên cho cậu làm. Ừ thì yên và những ngày tháng đó, hễ cậu đi đến đâu tán loạn đến đấy. Người ủng hộ cậu rất đông mà người than vãn chửi bới cậu cũng lắm. Cậu kệ. Cậu cứ thế đấy. Cậu mà!

Võ Xuân Sơn – Chuyện ồn ào trên Facebook



Ngày hôm nay có nhiều chuyện ồn ào trên Facebook.


1. Chuyện ông Đoàn Ngọc Hải tự bỏ tiền mua xe cấp cứu, tự mình lái xe chở bệnh nhân nghèo miễn phí. Chắc chắn là ông đang làm một việc tốt, và khi làm việc tốt, ông là người tử tế. 

Tôi chỉ có một thắc mắc, nếu như ông không cởi áo từ quan, thì liệu ông có thể làm được những hành động của người tử tế hay không? Liệu ông có bị các đồng chí quan chức khác cho rằng ông chơi nổi, rồi tìm cách hãm hại không? Hồi đó, mới chỉ hành động từ chức, mà họ đã có khá nhiều ý kiến không tốt về ông.

Người 'cởi áo từ quan' vẫn giúp dân, kẻ đương nhiệm lại lo cho lợi ích bản thân



Ông Đoàn Ngọc Hải trong chiến dịch lập lại trật tự vỉa hè.

(VOV 29/08/2020) Trong khi ông Đoàn Ngọc Hải mua nhà cho người vô gia cư, mua xe cứu thương chở người nghèo miễn phí sau khi "từ quan" thì một số vị đương nhiệm chỉ lo thân.

Trước Bệnh viện Ung bướu TP.HCM có một chiếc xe cứu thương đặc biệt. Đó là xe chở bệnh nhân nghèo về quê miễn phí. Điều đặc biệt nữa nằm ở người lái chiếc xe đó: Ông Đoàn Ngọc Hải, nguyên Phó Chủ tịch UBND Quận 1, TP.HCM, người từng nổi đình nổi đám với công cuộc “đòi lại vỉa hè cho người đi bộ” và khiến việc này thành phong trào ở nhiều thành phố, cùng với những tranh cãi gay gắt.

Quyết liệt và cứng rắn, ông Đoàn Ngọc Hải từng nói nếu không “dọn dẹp vỉa vè” thành công thì sẽ từ quan. Cả hai vế đều đã thành sự thật. Vỉa hè giờ đâu lại vào đó, còn ông Hải về làm dân.

Hoàng Linh - Ông Đoàn Ngọc Hải xây nhà chung cho người vô gia cư



Một lời nói bốn ngựa khó theo

Ngày 11- 8, ông Ngọc Hải nói với phóng viên Dân Việt là ông đã bắt đầu tiến hành xây dựng một căn nhà bốn tầng, có khả năng cho 40 người lưu trú ở quận 12, dành cho người vô gia cư.

Ông Hải nói thêm, di chúc của ông sẽ khẳng định căn nhà nêu trên mãi mãi dành cho người vô gia cư, chứ không thay đổi mục đích.

Nguyễn Ngọc Chu - Phải xóa sổ nước Tần trên đất Lâm Đồng



1. Năm 221 trước Công nguyên, Tần Doanh Chính diệt Tề thống nhất Trung Quốc, lên ngôi Tần Thủy Hoàng Đế. 

Tần Doanh Chính cho nối các đoạn tường thành của các nước thời Chiến Quốc thành Vạn Lý Trường Thành để bảo vệ biên giới của nước Tần. Tần Doanh Chính trở thành một bạo chúa khét tiếng trong lịch sử Trung Quốc.

Đúng 2170 năm sau, vào năm 1949 xuất hiện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) với Hoàng đế Mao Trạch Đông còn khét tiếng hơn cả Tần Thủy Hoàng. 

Lưu Trọng Văn - Sức khỏe nguyên thủ là bí mật quốc gia ?



Thủ tướng Nhật Shinzo Abe từ chức vì không đủ sức khỏe điều hành đất nước.
Sức khoẻ của nguyên thủ quốc gia ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành quốc gia, vì vậy ở các nước Dân chủ nó luôn được minh bạch, công khai.

Trung thực là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu bắt buộc phải có ở nguyên thủ quốc gia dân chủ. 

Điều đó thể hiện rõ trong phát biểu từ chức của ông Shinzo Abe, thủ tướng Nhật:

Tâm Chánh - Chung con trước sân triều Đại hội 13



Ông Nguyễn Đức Chung đang là một nhân vật nổi bật trong giàn cán bộ Hà Nội.

Gần như ông được chọn lựa để thực hiện vai trò đô trưởng của thủ đô mở rộng. 

Những chuyển biến của môi trường kinh doanh ở Hà Nội, những thay đổi cảm nhận về một Hà Nội không vội được đâu trong cung cách chính trị, gần đây là cuộc điều binh khiển tướng dập dịch cúm tàu... đã nhận được nhiều khen ngợi về một thị trưởng được việc của Hà Nội.

samedi 29 août 2020

Michael Bui - Mẹ tôi



Nhà văn Đỗ Phương Khanh, phụ trách trang Vườn Hồng của báo Thiếu Nhi ngày xưa, vợ của nhà văn Nhật Tiến, đã qua đời ngày 26/08/2020 tại Mỹ. Thụy My xin giới thiệu bài viết cảm động của Michael Bui, con của nhà văn.

Gia đình tôi là gia đình di cư. Năm 1954, đồng 18 tuổi, bố mẹ tôi nắm tay nhau xuống tàu há mồm xuôi Nam chạy trốn chế độ cộng sản. Vào đến Sài Gòn, bố mẹ tôi khởi nghiệp bằng cách hành nghề viết sách làm báo. 

Năm tôi còn học tiểu học, mẹ tôi dùng tư gia để thành lập cơ sở ấn loát Huyền Trân. Căn nhà này được cái sâu và rộng nên tôi thấy có đến cả trăm nhân viên nhà in làm việc suốt ngày. Chỗ thì chứa các máy in, chỗ thì đễ những hộc chữ bằng chì, phòng này đặt máy xén, cắt giấy, phòng kia cho giai đoạn khâu sách bằng chỉ của các cô các dì v.v...Trong giờ làm việc thì ôi thôi vui lắm. Tiếng máy in chạy rầm rầm xen lẫn tiếng nói, tiếng cười đùa, tiếng ca vọng cổ...tạo nên một không khí rất sinh động.