Chín ngày sau cái chết của George Floyd ở Minneapolis, hôm qua
02/06/2020 tại Houston, nơi sinh trưởng của người da đen xấu số này,
cuộc tuần hành tưởng niệm tập hợp đến 60.000 người, do thân nhân của nạn
nhân vụ bạo lực cảnh sát dẫn đầu. Từ Houston, đặc phái viên Thomas Harms gởi về bài phóng sự :
Nhiều
người biểu tình mặc áo thun có in hình George Floyd, với câu « Tôi
không thở được ». Trong đám đông đi bộ hoặc cưỡi ngựa, có những người Mỹ
gốc Phi và cả người gốc Mỹ la-tinh, gốc Á …
Chính phủ Áo đã tiến hành cuộc chiến pháp lý kéo dài nhằm nắm giữ chủ
quyền ngôi nhà ở miền bắc nước này, với mục đích tránh cho địa điểm mà
Adolf Hitler đã sinh ra ngày 20/04/1889 không trở thành nơi « hành
hương » của phe tân quốc xã.
Tòa nhà có diện tích 800 mét vuông
nằm ở số 15, đường Salzburger Vorstadt , trung tâm Braunau am Inn, gần
biên giới với nước Đức, sẽ được nâng cao lên với mái mới, và được cơi
nới rộng thêm. Ông Hermann Feiner, người chịu trách nhiệm về dự án của
chính phủ nhận định, giao tòa nhà này cho cảnh sát là cách tốt nhất để
bình thường hóa.
Loan báo này được đưa ra trong bối cảnh chính quyền từ nhiều tuần qua
bị phê phán không có hànhđộng thích đáng, và tỉ lệ tín nhiệm của tổng
thống Vladimir Putin sụt giảm. Từ Matxcơva, thông tín viên Daniel Vallot cho biết thêm chi tiết :
Năm
ngàn tỉ rúp, tương đương 65 tỉ euro : số tiền này tương đối thấp so với
ngân sách được Hoa Kỳ hay Liên hiệp Châu Âu giải ngân. Nhưng đối với
Nga, đây là một con số quan trọng, lớn hơn tất cả những biện pháp được
loan báo từ trước đến nay nhằm đối phó với hậu quả kinh tế của đại dịch
virus corona.
Trong 24 giờ qua, số lượng bệnh nhân virus corona ở các bệnh viện đã
giảm 260 người, số người bệnh nặng phải thở máy giảm 49 người. Có thêm
107 trường hợp tử vong, nhưng con số này đã tính gộp cả cuối tuần trước
vì nghỉ lễ. Tổng cộng từ đầu nạn dịch, tại Pháp đã có 28.940 người chết
vì Covid-19.
Dịch bệnh giảm dần, chính phủ Pháp đã quyết định
chuyển sang giai đoạn 2 kể từ hôm qua. Sinh hoạt đã trở lại hầu như bình
thường, trừ ba vùng màu cam là Paris và vùng phụ cận, đảo Guyane,
Mayotte. Tại ba vùng này, các quán cà phê chỉ được phục vụ ngoài trời,
tuy nhiên Tòa đô chính Paris đã cho phép các quán sử dụng vỉa hè miễn
phí.
(NYT) – Ông chủ Facebook từ chối đăng
cảnh báo dưới bài viết của tổng thống Mỹ
Dù
bị chỉ trích dữ dội trong nội bộ, người sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg hôm
qua 02/06/2020 vẫn bảo vệ « quyết định khó khăn » là không cho đăng
lời cảnh báo về hai bài viết của tổng thống Mỹ Donald Trump, như mạng xã hội
Twitter đã làm. Đối với ông chủ Facebook, ông Trump không « cổ vũ bạo
lực », và việc ông đe dọa sử dụng quân đội hiện không bị cấm đoán trong
các quy định của Facebook.
Ở Việt Nam, nếu
theo đạo Công giáo và/hoặc con cháu của công chức, binh lính, quan chức chế độ
cũ, là không có cơ hội vào đảng và thăng tiến trong bộ máy công quyền. Thành
phần trên giỏi lắm chỉ lên được chức trưởng phòng của một Sở, mà cũng cực khó.
Người Chăm có vẻ
như cũng rất ít được lên chức to trong bộ máy công quyền.
Nghề công an, là
nghề thuộc loại hot nhất hiện nay cũng xét lý lịch rất chặt, các thành phần
trên cũng coi như không có cơ hội.
Mậu Tuất 2018,
ông Vũ Mão nhận thấy sức khoẻ có vấn đề do bước qua tuổi 80. Thay vì làm thơ
vịnh xuân như mọi năm, ông viết bài thơ "Phủi
tay" để giãi bày nỗi lòng của mình về một trang đau buồn, áy náy nhất
đời ông, là tiếng xấu trong lễ tang Trần Độ.
Bài thơ cũng nói
rõ sự thật về ông Nông Đức Mạnh, Đỗ Mười, Phan Diễn, Nguyễn Khoa Điềm. Là thủ
phạm chính việc gây tiếng xấu đối nhân xử thế trong đám tang Trần Độ, nhưng lại
phủi tay để mình ông Vũ Mão lãnh đủ. Trong chính trường Việt Nam, hiếm có một
lãnh đạo cao cấp của đảng vạch mặt các vua quan thiên đình như thế này.
Phải nói rằng đây
là hành động dũng cảm của ông Vũ Mão, và trước khi lìa đời ông muốn để lại bài
học cay đắng cho bao vị quan công quyền khác: Hãy dũng cảm ngăn chặn điều xấu
xa, thất đức, vi phạm pháp luật của bất cứ ai. Đừng ngu xuẩn như ông để kẻ ăn
ốc kẻ bỏ vỏ, mang tiếng xấu xuống mồ.
Công
trình thế kỷ đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông làm 12 năm vẫn chưa xong, và
không biết bao giờ mới xong.
Không
bàn tới chuyện đội vốn và chất lượng nữa (chán lắm rồi). Chỉ riêng việc 8 lần
trễ hẹn, hẹn tới hẹn lui ngày khánh thành, cũng đủ chất liệu làm thành tấn bi
hài kịch siêu phẩm.
Cách tốt nhất với công trình này là phá bỏ nó đi, càng sớm càng tốt. Cách tốt
nhì là chấm dứt ngay sự hoàn thiện, và cứ để đó như một thứ hiện vật bảo tồn
đầy tai tiếng của thời đại rực rỡ, để sau này con
cháu chiêm ngưỡng. Cách cuối cùng là bán ve chai miễn phí, ai mua rẻ thì khỏe,
ra mua nào.
Lâu không thấy
ông vào bình luận hoặc like những bài viết của gã như mọi khi, nghĩ, ông muốn
né ai đó "kiên định lập trường" chọc ngoáy ông - một lãnh đạo của
đảng lại vào hùa cùng bọn "gây rối" như gã.
Nhưng rồi cũng
ngày này năm ngoái, nhạc sĩ Phó Đức Phương từ Hà Nội vào Sài Gòn bàn với gã
việc lấy chữ ký của văn nghệ sĩ Sài Gòn, kiến nghị không cho Trung Quốc đầu tư
và tổng thầu dự án cao tốc Bắc - Nam.
Phó Đức Phương
nói: Bản kiến nghị này được ông Vũ Mão đóng góp nhiều ý kiến quan trọng, và bày
cách làm sao tác động tới chính phủ và Bộ Chính trị. Gã nghĩ ông Vũ Mão chả sợ
gì sất đâu, chắc vì sức khoẻ thôi.
Nhớ những lần gặp
khi ông đang phải đối diện với rất nhiều chỉ trích sau lễ tang tướng Trần Độ.
Đăm chiêu nhưng điềm tĩnh. Do lúc ấy chưa bàn giao xong chức Chủ nhiệm Văn
phòng Quốc hội, ông buộc phải thi hành cái phận sự “thay thế những người giấu
mặt”. Đấy là một tai nạn chính trị, ông nhận lấy phần trách nhiệm của mình,
“nhân vô thập toàn”.
Làm chính trị
trong một thể chế đầy sự xét nét nhưng, ông Vũ Mão như tôi biết là một người
không giữ và không diễn. Ông sống hết mình kể
cả cho những đam mê văn nghệ rất có hại cho con đường công danh. Có lẽ thế mà
gương mặt ông cho tới tận cuối đời luôn luôn thanh thản.
Vai trò của ông
Vũ Mão chủ yếu ở hậu trường, công lao của ông, “trên” cũng ít ghi nhận mà công
chúng cũng không biết mấy.
Sau khi cuộc nổi
dậy Thiên An Môn bị dập tắt trong lửa và máu ngày 4 tháng 6, 1989, trên tường
Thiên An Môn chưa khô vết máu xuất hiện một đoạn văn ngắn sau đây: “Chúng tôi vẫn tin tưởng rằng, sẽ có một
ngày khi chúng tôi có thể hát bài hát vui mừng và chiến thắng cho những người
đã chết hôm qua, cho những người đang chết hôm nay, và sẽ chết ngày mai, và cho
những người gặp nhau đây rồi vĩnh biệt hôm sau.”
Thời gian 31 năm
trôi qua. Tinh thần Thiên An Môn tưởng đã rơi dần vào quên lãng tại Trung Cộng.
Nhưng không.
Ngày 6 tháng 2,
2020 trên mạng Weibo lại xuất hiện một câu với lời văn khác nhưng cùng mang một
nỗi uất hận giống nhau: “Vô số người
Trung Quốc sẽ trưởng thành sau ngày hôm nay khi họ biết bác sĩ Lý qua đời, rằng
thế giới không đẹp như chúng ta hình dung. Bạn nổi giận? Nếu ai trong số chúng
ta còn may mắn có cơ hội để nói lên tiếng nói của người dân trong tương lai,
xin đừng quên cơn giận tối nay.”
1. Tin tổng thầu
Trung Quốc đòi đến 50 triệu USD để chạy thử đường sắt Cát Linh -Hà Đông và để
bàn giao, đã làm bàng hoàng tất cả những ai quan tâm đến vận mệnh đất nước.
600 triệu người
dân Trung Quốc có thu nhập tháng chỉ 1.000 tệ (3,2 triệu đồng), thế mà tổng
thầu Trung Quốc xem 50 triệu USD của người Việt Nam nhẹ như vỏ hến. 50 triệu
USD là 400 triệu tệ, đủ để trả lương cho 4 vạn người Trung Quốc trong 1 tháng.
2. Thưa với Chính
phủ, Thưa với Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), Thưa với Lãnh đạo Hà Nội:
Không chi 1 xu nào nữa cả. Buộc tổng thầu Trung Quốc phải thực hiện đúng hợp
đồng. 891,92 triệu đô la cho 13 km đường sắt Cát Linh – Hà Đông là cái giá 3
lần cắt cổ. Đúng như báo Lao Động đã gọi tên “là một khúc xương 13 km không thể nuốt”.
- Năm 2008, dự án
đường sắt Cát Linh-Hà Đông được ký kết giữa Việt Nam-Trung Quốc. Công ty hữu
hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc (EPC) làm
tổng thầu, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) là chủ đầu tư.
- Tổng mức đầu tư của dự án là 8.770 tỉ VNĐ (552,86
triệu USD), trong đó vốn vay ưu đãi của Trung Quốc là 419 triệu USD.
- Ngày 10/10/2011, dự án chính thức khởi công và lộ
trình về đích ban đầu ấn định vào tháng 6/2014. Từ tháng 10/2014 - 6/2015, sẽ tổ
chức chạy thử và đưa vào khai thác từ ngày 30/6/2015.
Tôi kết bạn với
Việt, con trai nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ. Việt không đi theo nghề nhạc của cha mà
theo nghề làm báo, rồi bỏ để buôn bán bất động sản nho nhỏ sống qua ngày chờ
qua đời.
Thú thật, trong
gia tài nhạc của Phạm Thế Mỹ, tôi chỉ thích một bài hát duy nhất của ông là bài
"Bông hồng cài áo", dù tuổi
thơ tôi lớn lên trong radio thời chiến, thường xuyên nghe nhiều bài hát của ông
chớ ko phải một.
Thật ra, nếu ai
yêu mẹ, có thể hiểu tại sao tôi yêu bài Bông hồng cài áo. Nhưng không chỉ tình
mẹ, nhạc điệu và lời nhạc cũng rất đáng thích vì chúng gần gũi và thiết tha với
tình mẫu tử.
Vay vốn của Trung
Quốc để làm đường sắt Cát Linh - Hà Đông : Chấp nhận chỉ định nhà thầu Trung
Quốc, nhà tư vấn giám sát Trung Quốc, vật tư thiết bị mua của Trung Quốc theo
giá của Trung Quốc, khiến cho giá công trình cao vọt so với đấu thầu quốc tế. Vay
thương mại hay ODA cũng chẳng khác gì tín dụng đen.
Nhà thầu đội vốn
bao nhiêu, vay thêm bấy nhiêu và bỏ tiền đối ứng ra bấy nhiêu. Nhà thầu bàn
giao công trình vào lúc nào, không theo ý của chủ đầu
tư mà theo ý của nhà thầu.
Kiểm toán từng chỉ ra hàng loạt những sai phạm, nhưng
chẳng ai bị làm sao. Công trình dở dang vẫn nằm trơ giữa thủ đô Hà Nội, đưa cái
cổ người dân vào thòng lọng bẫy nợ tín dụng đen của Trung Quốc. Thách thức
lương tri, thách thức tổ tiên nòi giống, trải qua hai nhiệm kỳ Đại hội Đảng và
chừng ấy nhiệm kỳ Quốc hội nhưng chẳng một ai chịu trách nhiệm.
Chẳng cần phải
đến khi thằng tổng giám đốc tổng thầu dự án Đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông
nó đòi thêm 50 triệu USD mới có thể bàn giao công trình. Trước đó, tôi dám
khẳng định đây là cái "bẫy nợ" lớn nhất mà Bắc Kinh đã giăng ra và
Việt Nam đã sa vào.
Trong các dự án
dạng "bẫy nợ" theo kế hoạch Vành đai & Con đường của Tập Cận Bình,
thì đây là dự án thuộc diện tồi tệ nhất mà Việt Nam lại dính phải.
Trước đây,
cùng một dự án, ở Tanzania hay gì đó, họ đã hoàn
thành, đi vào hoạt động với chiều dài tuyến đường gấp đôi của Việt Nam và với
số tiền bằng phân nửa (để check lại).
Ảnh một sinh viên Hồng Kông bị cảnh sát rượt đuổi ngày 12/11/2019 của Reuters được giải Pulitzer.
Việc Quốc hội
cộng sản Trung Quốc bất chấp mọi phản ứng quyết liệt của Mỹ, châu Âu, Nhật và
hàng triệu dân Hồng Kông, thông qua Luật An ninh Hồng Kông cho phép quân đội và
công an Trung cộng được đặt trụ sở tại Hồng Kông và đàn áp bạo loạn ở đặc khu, thực
sự là dấu chấm hết cho Hồng Kông với tư cách Trung tâm Tài chính hàng đầu thế
giới.
Cái giá phải trả
cho việc buông bỏ quyền lực tài chính và cả thương mại hàng đầu thế giới là vô
cùng lớn.
Nhưng Tập và bè
lũ cộng sản Trung Quốc phải chấp nhận.
Tường thuật nghị
trường trở thành một nội dung báo chí sôi động bắt đầu từ khi anh Vũ Mão đảm
nhiệm vị trí chủ nhiệm văn phòng Hội đồng Nhà nước và Quốc hội, rồi sau là chủ
nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Không chỉ tận
tình, hết sức có trách nhiệm với những yêu cầu tác nghiệp của báo chí, anh đầy
nhiệt thành và kiên trì tác động để sinh hoạt nghị trường được công khai.
Lịch sử Quốc hội
hẳn sẽ còn ghi nhớ những phiên làm việc của anh với anh An Duyệt, ban thời sự VTV, chuẩn bị cho tiền lệ truyền hình trực tiếp các
phiên họp của Quốc hội.
Trong thế giới
lục lâm, người đứng sau Cậu Năm không phải là sát thủ, ông trùm hay giang hồ
cộm cán mà là một gã đàn ông mập ú, già chát nhưng không bao giờ biết mình đã
già…(Nhưng đừng xem thường, gã cũng có tên trong Hoa Sơn luận kiếm).
Sáng hôm đó, như
thường lệ, sau khi đi bộ hết khu tứ giác Nguyễn Du - Cách mạng tháng 8 - Nguyễn
Thị Minh Khai - Huyền Trân Công Chúa để ngăn ngừa căn bệnh cao huyết áp, anh Ba
ghé vào quán cà phê cóc trên vỉa hè Thủ Khoa Huân. Mọi người ở đây đều biết và
quý mến anh vì anh gần gũi với mọi người, không quan cách như người khác…Anh
than vãn với bà cụ bán cà phê là con gái anh khóc suốt đêm dỗ mãi không ngủ vì
mất con chó yêu vào chiều hôm qua.
Người chạy xe ôm
lớn tuổi, vốn là cận vệ của tống thống chế độ cũ, rụt rè:
- Tôi biết người
có thể tìm ra con chó đi lạc cho anh Ba.