Hộ tống hạm Courbet của Pháp ghé Việt Nam hồi tháng 4/2017, trong khuôn khổ "chiến dịch" Jeanne d’Arc. |
« Việc gởi chiến hạm đến các vùng biển tranh chấp
mang lại cho các chính phủ châu Âu thêm nhiều ảnh hưởng trong quan hệ
với Hoa Kỳ và Trung Quốc trên các vấn đề địa chính trị thiết thân ».
Nhật báo South China Morning Post
xuất bản tại Hồng Kông dẫn lời các nhà phân tích nhận định, trong lúc
căng thẳng đang tăng lên trong khu vực, các cường quốc châu Âu như Anh,
Pháp, Đức rất muốn chứng tỏ họ không phải là các đối tác thương mại thụ
động.
Châu Âu nay phải chọn phe
Các nước lớn châu Âu
tìm cách nâng cao vị thế tại châu Á-Thái Bình Dương. Theo các nhà phân
tích, những cuộc tuần tra vì tự do hàng hải và các tuyên bố quan ngại về
sự gia tăng căng thẳng ở Biển Đông cho thấy ý muốn duy trì sự hiện diện
thường xuyên trong khu vực của các quốc gia này.
Ông Frans-Paul Van Der Putten, nhà nghiên cứu thuộc Viện Clingendael, một think tank độc lập ở Hà Lan nhận xét : «
Cho đến cách đây vài năm, các nước châu Âu thường chỉ thích đóng vai
trò thứ yếu trong an ninh khu vực vùng Đông Á. Nhưng trong hoàn cảnh
hiện nay, họ thấy rằng cần phải khẩn trương tham gia ».