lundi 7 janvier 2019

Chiến hạm Mỹ đi qua Hoàng Sa lúc đàm phán thương mại Mỹ-Trung bắt đầu

Khu trục hạm USS McCampbell tuần tra ba đảo Cây, Linh Côn và Phú Lâm ở Hoàng Sa.

Khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS McCampbell đã đi qua quần đảo Hoàng Sa, ngay vào lúc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc được mở lại hôm nay 07/01/2019. Bắc Kinh gọi đây là một « hành động khiêu khích » của Mỹ. 

Phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương Rachel McMarr tuyên bố, chiến hạm USS McCampbell đã tuần tra bên trong khu vực 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa để thực hiện « quyền tự do hàng hải », « thách thức các yêu sách quá đáng trên biển ».New York Times dẫn nguồn tin Hải quân cho biết thêm, khu trục hạm Mỹ đã đi ngang qua ba đảo là đảo Cây (Tree Island), Linh Côn (Lincohn Island) và Phú Lâm (Woody Island).

Theo bà McMarr, hoạt động này không nhắm vào một quốc gia cụ thể hay mang ý nghĩa chính trị nào. 

Cam Bốt kỷ niệm 40 năm Khmer Đỏ bị đánh đuổi

Lễ kỷ niệm 40 năm ngày chế độ Khmer Đỏ sụp đổ, Phnom Penh, 07/01/2019.

Khoảng 100.000 người Cam Bốt hôm nay 07/01/2019 đã tập hợp tại sân vận động Olympic ở thủ đô Phnom Penh để kỷ niệm 40 năm chế độ Khmer Đỏ sụp đổ. Thủ tướng Hun Sen nói rằng đây là ngày đất nước « được khai sinh lần thứ hai ».

Phe mao-ít cực đoan Khmer Đỏ, đứng đầu là Pol Pot, đã ngự trị bằng chế độ khủng bố khi chiếm được chính quyền năm 1975, làm hai triệu người Cam Bốt bị chết vì đói, lao động cưỡng bức, tra tấn và thảm sát hàng loạt.

Thảm trạng này đã kết thúc vào ngày 7 tháng Giêng năm 1979, tức cách đây đúng 40 năm, khi Hun Sen, một cựu lãnh đạo Khmer Đỏ với sự giúp sức của quân đội Việt Nam, đã tiến vào thủ đô Cam Bốt, đánh đuổi chế độ được Bắc Kinh yểm trợ. 

''Shutdown'': Trump đề nghị tường thép thay vì bê-tông

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói chuyện với báo chí sau buổi tiếp xúc ở Hạ viện về tình trạng "shutdown", ngày 04/01/2019.

Tại Hoa Kỳ, tình trạng shutdown (chính phủ bị đóng cửa) đến hôm nay 07/01/2019 đã kéo dài hơn hai tuần lễ, và các cuộc thương lượng cấp cao đã diễn ra vào cuối tuần qua nhưng không mang lại kết quả. Tổng thống Donald Trump nhất định muốn xây bức tường dọc theo biên giới Mêhicô. Nhượng bộ duy nhất của Donald Trump là tường có thể làm bằng thép, thay vì bê-tông. Phe Dân Chủ cho biết sẵn sàng thảo luận về việc đối phó với nạn nhập cư bất hợp pháp, nhưng luôn chống việc xây bức tường dài cả ngàn cây số.

Từ New York, thông tín viên RFI Grégoire Pourtier gởi về bài tường trình :

"Liệu tổng thống Donald Trump sẽ tuyên bố « tình trạng khẩn cấp quốc gia » liên quan đến an ninh biên giới Mêhicô, để chấm dứt « shutdown » và nhất là có được ngân quỹ để xây dựng bức tường mà ông mong muốn ? Ông Trump vẫn để treo lơ lửng mối đe dọa này, nhưng đây là một ý định mang nhiều rủi ro, và có thể dẫn đến bế tắc. 

Tin vắn 07.01.2019


Một lớp học tại Viện Hồi giáo Tân Cương được giới thiệu trong chuyến đi do Bắc Kinh tổ chức ngày 03/01/2019.

(Reuters)Trung Quốc đồng ý cho Liên Hiệp Quốc đến Tân Cương

Trung Quốc hôm nay 07/01/2019 cho biết sẵn sàng tiếp đón các đại diện Liên Hiệp Quốc tại Tân Cương, với điều kiện phải tuân theo các quy định của Bắc Kinh. Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cùng với nhiều nước như Pháp, Đức, Mỹ tố cáo Trung Quốc giam giữ hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác theo đạo Hồi trong các trại cải tạo.

Trước những cáo buộc này, Bắc Kinh tung ra chiến dịch truyền thông, trong hai tuần vừa qua đã cho các nhà ngoại giao 12 nước không phải phương Tây đến thăm Tân Cương. Một nhóm nhà báo cũng được đến ba cơ sở được giới thiệu là « trung tâm dạy nghề » cho người Duy Ngô Nhĩ, tuy nhiên trước đó báo chí phương Tây tố cáo đây là những trung tâm « mẫu » nhằm đánh lạc hướng.

dimanche 6 janvier 2019

Huy Đức - Bộ Chính trị



Danh sách 19 ủy viên Bộ Chính trị khóa 12 (nay chỉ còn 17 - ông Trần Đại Quang đã mất, ông Đinh La Thăng bị khai trừ).
Thông tin, "Bộ Chính trị (BCT) đồng ý tăng vốn cho hai tuyến metro" của Sài Gòn bị gỡ ngay sau khi mạng xã hội cho rằng, quyết định đó phải thuộc quyền Quốc hội (QH). "Gỡ" không phải là cách làm minh bạch nhưng xét ở góc độ lắng nghe thì đấy là một cách làm có "chính trị".

"Đảng lãnh đạo nhưng không bao biện (làm thay)” là một tiến trình chuyển đổi rất khó khăn. Trước đây, những quyết định làm đảo lộn vận mệnh quốc gia như "thống nhất bằng con đường bạo lực"(Nghị quyết 15); đưa quân sang Campuchia... đều là của đảng. Thậm chí có những quyết định đặt hàng vạn con người vào bi kịch như "Phương án II", Z30... còn được đưa ra chỉ bởi một vài người chứ không phải là "nghị quyết".

Sau "đổi mới 1986", các quyết định liên quan đến chính sách quan trọng nhất vẫn bắt đầu từ đảng. "Khoán 10" theo Nghị quyết 10 của BCT (5-4-1988) - cho tư nhân và hộ gia đình "nhận khoán ruộng và rừng" - là một ví dụ. Bước cải cách quan trọng nhất chỉ đến sau Hiến pháp 1992. 

Nguyễn Tiến Tường - Toàn diện và tuyệt đối



Lộ trình tuyến métro số 2 Bến Thành - Tham Lương. Ảnh Zing

Cũng chẳng có gì phải ngạc nhiên khi Bộ Chính trị đồng ý chủ trương cấp thêm hơn 50 nghìn tỉ cho các tuyến Metro Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM).

Trong đại án dầu khí, ông Đinh La Thăng từng nói giữa tòa việc đầu tư vào Venezuela và Nhiệt điện Thái Bình có chủ trương của Bộ Chính trị (BCT). BCT sau đó công bố KL41/KLTW phủ bác điều này. 

Gần đây nhất, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân từng phát biểu: "BCT đã kết luận rồi, Luật đặc khu không vi phạm Hiến pháp. Phải bàn để ra luật chứ không thể không ra luật".

Trương Duy Nhất - Chính khách & Đại gia



Đại gia Trần Bắc Hà đang phục vụ ông Nguyễn Tấn Dũng.

(Viết tiếp chuyện phu nhân Bộ trưởng)
Về nhân cách và liêm sỉ của một chính trị gia (như câu chuyện phu nhân Bộ trưởng Trần Tuấn Anh), đã nói ở bài trước. Phần này, nói thêm về một phía khác: các doanh gia Việt.

Hầu hết giới doanh gia máu mặt, không gắn với anh Ba, anh Tư, chú Bảy, bác Năm nào đó hàng Bộ Chính trị coi như vứt. Hoặc chí ít, loại tầm tầm trung gia mới nổi cũng phải cặp kè được vài ông trung ủy (trung ương ủy viên). Tầm tỉnh thành, vào nhà Bí thư, Chủ tịch phải quen đến mức chó vẫy đuôi không sủa. Không được vậy, hốc cám mà ăn!

Trương Duy Nhất - Stop Trần Tuấn Anh!


Ông bộ trưởng và bà vợ Thủy Hương - vừa gây tai tiêng vì chận tất cả hành khách khác để bà này xuống trước, xe biển xanh đón tận chân cầu thang máy bay

Tôi từng nhiều phen chứng kiến, những chiếc xe 80B xịch ngay chân cầu thang máy bay đón một thằng... cò đất. Hoặc những thằng cò đất, và cả quan chức địa phương, bộ ngành tiền hô hậu ủng rồng rắn chờ rước những “thái tử đảng” từ khi chúng còn là những đứa trẻ con du học trở về, chưa thành Bộ trưởng như giờ.

Nhiều bận thấy những thằng trọc phú giàu lên nhờ đất, bưng cả mâm mì Quảng vào phòng chờ hầu Nguyễn Tấn Dũng bất chấp máy rà soát của hệ thống an ninh, như bưng vào bếp nhà nó vậy.

Mọi nguyên tắc an ninh, áp với ai, không phải với chúng.

Hoàng Hải Vân - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nếu cao tay thì nên làm đơn xin từ chức !



Sân bay Nội Bài. Ảnh AFP
Nếu như có chuyện xe công ra thẳng cầu thang máy bay rước phu nhân Bộ trưởng Trần Tuấn Anh như báo chí nói, và nếu có cái công văn của Bộ Công thương đề nghị cho Bộ này được đưa xe ra thẳng chân cầu thang máy bay rước Bộ trưởng như báo chí nêu - nhưng thay vì rước Bộ trưởng lại rước vợ Bộ trưởng - thì Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nên làm đơn xin từ chức.

Có thể Bộ trưởng không yêu cầu cơ quan ông làm việc này, nhưng chí ít là ông cũng có lỗi khi để chuyện nịnh bợ mình diễn ra trắng trợn ngay sau khi Thủ tướng phê duyệt một đề án trong đó có việc “cấm nịnh bợ” trong cơ quan nhà nước. Mà chuyện nịnh bợ nói trên ở Bộ Công thương không phải là “ton hót” khơi khơi mà là sự lừa dối cơ quan an ninh để sử dụng phương tiện công phục vụ cho công cuộc nịnh bợ, tức là nịnh bợ bất chấp pháp luật. Dù cái lỗi này của Bộ trưởng không đến mức phải xin từ chức, nhưng nếu Bộ trưởng không xin từ chức thì vết nhơ kia vô cùng khó rửa.

Thưa bà, nhanh vài phút thì được gì ?



(PNO 06/01/2019) Nếu không có người nhìn thấy, nhận ra vợ ông bộ trưởng đi xe biển xanh từ cầu thang máy bay, bức xúc nêu ra thay vì tặc lưỡi "thôi kệ", thì bà vợ ông ấy đã về nhà điềm nhiên như chuyện dĩ nhiên phải như thế.

Thể thức hành chính nào đã sinh ra cái lệ một ông bộ trưởng nằm trong khoảng 200 công chức tương đương hàm bộ trưởng của đất nước này, lại được đón ngay chân cầu thang máy bay? Có con đường tắt vị nể nào sinh ra chuyện hợm hĩnh hơn việc một bà vợ ông bộ trưởng lại được leo lên xe biển số xanh ra khỏi Nội Bài ngay từ sân đỗ tàu bay?

Nguyễn Công Khế - Tôi chỉ sợ Luật của Sự Thật



Tôi tán thành ý kiến với đồng nghiệp của tôi, anh Hoàng Hải Vân là không có gì phải sợ Luật An ninh mạng. Chúng ta, khi nói lên sự thật thì có gì đâu mà sợ. Tôi tuyệt đối không vu khống ai, không xúc phạm cá nhân ai, biến không thành có, nói những việc cụ thể xấu xa về một người khác khi không có bất cứ một chứng cứ nào, hoặc sự thật nào. 

Có một nhà báo làm báo chính thống trước đây hẳn hoi, sau này trở thành nhà báo ”dân chủ”, viết về các Tổng biên tập ở Việt Nam được in thành sách ở Mỹ. Khi viết về tôi đã xúc phạm tôi. Lúc nói về Vụ án Năm Cam, đã cho rằng : Khi nhà báo đó gởi bài đến báo Thanh Niên vạch trần ông Trần Mai Hạnh, thì tôi (NCK), đã không những không cho đăng bài đó mà còn đưa bài báo đó cho Trần Mai Hạnh xem. Và sau đó ông Hạnh đã trả thù nhân vật đó (vì người này, lúc đó là lính của ông Hạnh ở Đài Tiếng nói Việt Nam) và nói thêm: NCK là một tay cơ hội, chuyên tổ chức những chương trình Duyên dáng Việt Nam hay Hoa hậu, rồi mời các lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam đến dự để khoe mẽ, rằng mình có quan hệ với ông này, ông kia.

Ngô Nhân Dụng - Trung Quốc sẽ xuống dốc vì thiếu người



Năm 2018, số trẻ ra đời ở Trung Quốc đã giảm bớt 15% so với năm trước, mặc dù đảng Cộng Sản đã xóa bỏ lệnh cấm sinh hơn một con từ năm 2015 để tăng dân số. Trong hình là một đứa bé mới sinh tại một bệnh viện ở Bắc Kinh. (Hình: China Photos/Getty Images)

(Người Việt 04/01/2019) Tháng Mười Hai năm ngoái, 22 phụ nữ đang có bầu ở xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, vượt biên sang Trung Quốc bán đứa con chưa sinh của họ, theo báo chí trong nước thuật lời giám đốc công an tỉnh. Đầu Tháng Giêng, 2019, một người Tàu và ba người Việt bị bắt ở Sài Gòn khi đang mưu tính đưa sáu phụ nữ Hà Nội qua Campuchia để cấy giống. Họ sẽ đẻ con thay cho dân Trung Quốc.

Có lẽ ông Tập Cận Bình không đặt ra những kế hoạch “mua bào thai” này. Nhưng cả hai sự kiện trên cho thấy một mối lo lớn của giới lãnh đạo Trung Quốc. Quốc gia đông dân nhất thế giới đang lo sẽ thiếu người! Trong 80 năm nữa, nước Tàu có thể chỉ còn 500 triệu dân, theo tính toán của các chuyên gia về dân số học người Trung Quốc.

Trần Trung Đạo - Sáu lý do giúp chế độ cộng sản tồn tại


Tuần hành của đàng Cộng sản Nga nhân kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười, 07/11/2017.

Hôm đó là ngày 11 tháng 9, 1987 và Mikhail Gorbachev đang nghỉ ngơi trong một biệt thự ở Hắc Hải. Một phụ tá trình lên ông lá thư từ chức Ủy viên Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Liên Xô (CSLX) của Boris Yeltsin. 

Gorbachev đọc lá thư mà không tin đó là sự thật. Trong lịch sử đảng CSLX đây là lần đầu một lãnh tụ cộng sản (CS) cấp trung ương từ chức. Việc tự ý rời nhiệm sở là việc chưa từng có và cũng không được phép. 

Theo lời Gorbachev kể lại, ông gọi về Moscow và ra lịnh cho các phụ tá đến khẩn thiết với Yeltsin đừng tiết lộ nội dung lá thư ra ngoài vì quần chúng và thế giới sẽ biết sự rạn nứt trong nội bộ đảng CSLX, một tổ chức chính trị bí mật, sắt máu và chặt chẽ nhất từ trước đến nay. Bảo vệ đoàn kết nội bộ đảng là một trong những lý do giữ đảng CS tồn tại, nhưng không phải là lý do duy nhất. Dưới đây là sáu lý do:

vendredi 4 janvier 2019

Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ngay tại Pháp

Biểu tình tại Bandung, Indonesia, ngày 21/12/2018, phản đối chính quyền Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ.

Việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ không dừng lại ở biên giới Tân Cương. Chính quyền Trung Quốc còn cố gắng dùng mọi cách để kiểm soát cộng đồng người thiểu số này dù sống ở nước ngoài. Trang tin Asialyst đã điều tra về những biện pháp của Bắc Kinh để dọ thám cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ tại Pháp, ép buộc một số người quay về Hoa lục.

« Mẹ của cháu đang ở trường trại ». Khi nhận được tin nhắn bí ẩn này qua điện thoại vào đầu tháng 7/2017, Gulhumar Haitiwaji hiểu được ngay. Cô gái Duy Ngô Nhĩ, sống ở Paris từ 12 năm qua, thấy mối nghi ngờ của mình được xác nhận nhờ người dì vẫn ở Tân Cương, cách xa 6.000 km. 

« Trường trại » là một trong những từ dùng để chỉ các trại cải tạo đang nở rộ từ hai năm qua tại vùng tự trị Tân Cương. Như vậy là mẹ của Gulhumar đang bị nhốt tại một trong « trung tâm huấn nghiệp »nhằm « giáo dục và cải tạo những người bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cực đoan », theo như tuyên truyền của Bắc Kinh. Theo Ủy ban Liên Hiệp Quốc về loại trừ phân biệt chủng tộc, có trên một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác nói tiếng Thổ và theo đạo Hồi (Kazakhstan, Kyrghyzstan, Uzbekistan) bị giam giữ trong những trại này, khiến Tân Cương trở thành « một kiểu giống như trại tập trung lớn, phủ đầy bí mật, chẳng theo luật lệ nào cả». 

Thư gửi Ngài António Guiterres Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc




Một phiên họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Letter to The Honorable António Guiterres, Secretary-General of The United Nations

Hà Nội, ngày 1 tháng 1 năm 2019
Kính gửi Ngài António Guiterres
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
405 East 42nd Street
New York, NY 10017

Thưa Ngài,

Nhân kỷ niệm 100 năm bản Yêu sách của người dân Annam (tháng 6/1919) – tài liệu được soạn bởi một nhóm người Việt Nam yêu nước, ký tên Nguyễn Ái Quấc và gửi tới Hội nghị Versailles của những nước thắng trận trong Thế chiến Thứ Nhất, họp ở Paris nước Pháp – chúng tôi chân thành đề nghị Ngài giúp cho Yêu sách 2019 đính kèm của chúng tôi được sự chú ý của các thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Thưa Ngài,

Ngài có thể hỏi vì sao người Việt Nam, sau khi đã giành được độc lập và thống nhất hoàn toàn vào năm 1975, giờ đây lại yêu cầu thế giới biết đến kiến nghị và khát vọng từ 100 năm trước của mình? Một kiến nghị có thể bị lu mờ vì Bản Yêu sách chưa bao giờ có cơ may được đưa đến tay Tổng thống Woodrow Wilson.

Nguyễn Quang Duy- Tại Sao Người Ta Cứ Nói “Samsung 100% nước ngoài”?




Một lớp dạy sửa điện thoại của Samsung tại Việt Nam. Ảnh An Trần/Zing

Khai mạc Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội ngày 19/12/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết “… người ta cứ nói Samsung là 100% nước ngoài, đó là nhầm lẫn”.Theo Thủ tướng, Samsung có tỉ lệ sản xuất trong nước, bao gồm cả FDI và doanh nghiệp Việt Nam, trước đây bằng 0 thì nay trên 30%.

Chuyện ốc vít ở Việt Nam…

Điện thoại cầm tay cần hằng ngàn bộ phận khác nhau. Đơn giản nhất là những ốc vít, tất cả đều cần mức độ tinh xảo và chính xác tuyệt đối, chỉ cần một sai sót nhỏ sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất của điện thoại, đến uy tín và đến thương hiệu của Samsung.

Vì thế Samsung vẫn phải nhập cảng hay phải tự sản xuất tất cả các bộ phận kể cả ốc vít để lắp ráp tại Việt Nam, người ta nói “Samsung 100% nước ngoài” là không có gì quá đáng.

jeudi 3 janvier 2019

Nguyễn Đắc Kiên - Nếu chính quyền là của dân



Chiếc xe container tử thần gây thảm họa.

Nếu chính quyền là của dân, sẽ có một vị lãnh đạo nào đó, Thủ tướng chẳng hạn, đến ngay Long An chiều qua, tuyên bố thảm họa, cúi đầu xin lỗi người dân. Và cũng ngay trong tối qua, sẽ triệu tập các quan chức, sẽ mời các chuyên gia đầu ngành liên quan cùng ngồi lại mổ xẻ vụ việc, tìm các biện pháp khẩn cấp và căn cơ để “không bao giờ những thảm họa như thế được phép xảy ra một lần nữa”.

(1) Vị lãnh đạo này có thể sẽ yêu cầu: Rà soát lại toàn bộ các tuyến quốc lộ, đặc biệt những đoạn hiện là đường hỗn hợp có nguy cơ cao. Trước mắt phân làn lại, có làn riêng dành cho những người đi xe máy, sau đó đưa ra lộ trình dài hơi nâng cấp, mở rộng.

Tạ Duy Anh - Những đỉnh cao muôn trượng



Chào Sáu mốt đỉnh cao muôn trượng!

Cả một thời tuổi trẻ, chúng tôi luôn tin vào điều này, mà không hề biết cái đỉnh cao muôn trượng mà Tố Hữu nói đến là thứ gì? Giờ đây bất cứ ai dành mối quan tâm thích đáng cũng có thể thấy rõ những năm đầu thập kỷ sáu muơi ấy chúng ta đứng ở đâu? Hóa ra nó chỉ là “Vui gì hơn (được) làm người lính đi đầu”. Người lính đi đầu chỉ là loại tốt gỉn, đầu sai cuối hạng, có thể thí bao nhiêu cũng được.

Trong cơn lãng mạn cách mạng, có người đã tính cụ thể khoảng năm 1980 miền Bắc sẽ hoàn thành sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, tức là đạt một đỉnh cao muôn trượng khác. Năm đó tôi đã là thanh niên để có thể ghi nhớ những cơn đói vàng mắt, chỉ còn thiếu ăn tranh cả cám lợn nữa thôi.

Ngọc Vinh - Dân tộc…lưu vong



1- Trong lịch sử nhân loại, có hai dân tộc chịu số phận bi thảm hơn các dân tộc khác. Rất không may, một trong hai lại là dân tộc Việt chúng ta. Một trong hai còn lại là Do Thái.


Cái "lỗi" của dân tộc Do Thái là sinh ra Chúa rồi hành hình Chúa trên thập giá. Họ đã bị kỳ thị, xua đuổi, bị truy bức giết hại và lưu vong khắp nơi. Năm 1947, cái dân tộc rã rời nát vụn đó đã cùng nhau gom góp từng đồng tiền, từng mảnh đất để gầy dựng lại quốc gia của mình. Định mệnh bi thảm của dân tộc đã khiến họ gắn kết với nhau thành một khối, nhờ đó quốc gia Israel đã phát triển không ngừng. Một mình họ đã đánh bại quân đội của liên minh các nước Ả Rập để bảo vệ sự tồn vong của đất nước. Và giờ, họ đã có bom nguyên tử...

Khác với dân tộc Do Thái lưu vong hơn ngàn năm trước, dân Việt chỉ bắt đầu lưu vong đại trà từ sau 30-4-1975. Dân tộc này không hành hình Chúa nhưng vẫn phải chịu một định mệnh bi thảm không kém. Cuộc chiến tranh giữa hai miền anh em với vũ khí bom đạn của ngoại bang kết thúc, đất nước được gom về một mối những tưởng sẽ bắt đầu một thời đại vàng son, nhưng không ngờ, thời đại đó biến thành một cuộc phân ly bi thảm. 

mercredi 2 janvier 2019

Mạnh Kim - Nếu cái cột điện biết đi


Xếp hàng xin visa đi Mỹ. Ảnh Trung Hiếu/Thanh Niên
Những con số tổng kết tình hình kinh tế Việt Nam đầy hí hửng rất tương phản với một con số tổng kết khác: “Năm 2018, Bộ Tư pháp đã tham mưu, trình Chủ tịch nước giải quyết 4.472 hồ sơ về quốc tịch, gồm 4.418 hồ sơ xin thôi, 45 hồ sơ xin nhập, 9 hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam...” (Dân Trí 31-12-2018). Nó cũng tương phản với một thực tế xảy ra sờ sờ: rất nhiều người Việt Nam vẫn đang tìm cách thoát khỏi đất nước.

Không như giai đoạn sau 1975 kéo dài đến tận đầu thập niên 1990, khi những người chạy trốn cộng sản lén lút thu vén tiền bạc, vàng vòng để vượt biên, những chuyến “vượt biên” ngày nay công khai và rất rầm rộ

Ly hương chưa bao giờ là câu chuyện vui. Rời bỏ quê hương và gia đình không bao giờ là một chọn lựa dễ dàng. Thế nhưng người ta vẫn đi, nhất quyết phải đi, bằng mọi giá phải đi, khó cách mấy cũng đi, “chết” cũng đi, nuốt nước mắt mà đi!